Bao nhiêu lâu sổ lãi cho chó

Tẩy giun định kỳ cho chó giúp chó khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ và hấp thu được toàn bộ dưỡng chất cho cơ thể. Tẩy giun là một việc vô cùng quan trong trong suốt quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chó.

Ban cần nắm rõ lịch tẩy run của chó để giúp chúng khỏe mạnh.

Dưới đây, phòng khám thú y Thi Thi Pet xin chia sẻ về lịch tẩy giun cho cún cưng và những điều mà bạn cần lưu ý nhé!

Lịch tẩy giun cho chó được các bác sĩ thú y uy tín chia sẻ

Cần cho chúng dùng thuốc tẩy giun đều đặn theo định kì.

Thời điểm thích hợp nhất để bạn tẩy giun cho chó là khi chúng được 2 tuần tuổi, chậm nhất là 3 tuần tuổi. Nếu để chúng lớn hơn mà chưa được tẩy giun sẽ khiến giun sán phát triển sinh sôi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cho. Vì ở độ tuổi này, hệ miễn dịch của chúng khá yếu và có nguy cơ bị mắc bệnh giun sán rất cao.

Tiếp tục tẩy giun cho chó con 1 tháng tuổi, 6 hay 8 tuần tuổi để tránh trứng giun phát tán và sinh sản nhiều hơn, bạn nên tẩy giun thường xuyên cho cún cưng được khỏe mạnh.

Bạn tiếp tục áp dụng lịch trình tẩy giun cho chó mỗi tháng một lần cho đến khi chúng được 6 tháng tuổi. Tiếp theo cứ 2-3 tháng một lần đến khi chúng được tròn 1 tuổi.

Lúc chó 1 tuổi, sức khỏe của chó đã tốt hơn rất nhiều nên bạn chỉ cần duy trì việc tẩy giun mỗi năm một lần là hợp lý, có thể đảm bảo được cún cưng nhà mình không bị nhiễm giun sán ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự sinh trưởng thông thường.

Những điều cần lưu ý khi tẩy giun cho cún cưng

1. Trước khi tẩy giun

Buổi tối hôm trước khi tẩy giun, bạn nên cho chúng ăn ít hơn mọi ngày thường, khoảng bằng một nửa như mọi khi. Không nên tẩy giun sán cho chúng khi bản thân đang bị mắc bệnh hoặc là thời tiết quá nóng. Cần chăm sóc chó để chúng có sức khỏe tốt, ổn định mới tiến hành tẩy giun. Nên vệ sinh chỗ ở, chuồng trại của chó thường xuyên để phòng ngừa chó bị tái nhiễm

2. Sau khi tẩy giun

Sau khi tiến hành tẩy giun, chó thường hay cảm thấy mệt mỏi, ủ rũ, khá lười di chuyển mà chỉ nằm im một chỗ. Vì đây là hiện tượng bình thường và không kéo dài quá lâu, vì thế bạn không nên làm phiền chúng mà cần để chúng nghỉ ngơi.

Ngoài ra, chó có thể bị nôn. Vì khi uống thuốc tẩy giun, nhiều chú chó già khó thích ứng khi nạp vào cơ thể nên dẫn đến hiện tượng nôn mửa nhiều. Lúc này, bạn cần bổ sung nhiều nước để không để cún cưng bị mất nước quá nhiều. Nếu như tình trạng này ngày càng nghiêm trọng, hãy lập tức đưa cún cưng đến gặp bác sĩ thú y ngay để chữa trị kịp thời.

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

  • Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.
  • Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.
  • Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004
Email: 

Hạnh Nguyễn

Đối với chó con Giun sán là một mối nguy hiểm tiềm tàng gây nguy cơ thiệt mạng rất cao. Còn đối với chó trưởng thành giun ký sinh gây gầy ốm, suy dinh dưỡng, tiêu chảy nôn mửa nếu khổng được tẩy giun thường xuyên.

Giun sán ký sinh sẽ hút hết dinh dưỡng mà chó con bú mẹ hay nạp vào khiến chó con còi cọc, chậm lớn. Một số loài giun ký sinh còn bám vào niêm mạc ruột hút máu gây thiếu máu ở chó con. Nặng nhất là tình trạng giun sinh sôi phát triển trong cơ thể chó gây tắc ruột, dứt ruột, thiệt mạng.

Chó trưởng thành

Chó trưởng thành khi nhiễm giun sẽ luôn trong tình trạng mất cân bằng cơ thể, còi cọc, ốm yếu. Nhiều trường hợp nặng,giun ký sinh gây nhiễm trùng ổ bụng, nhiều giống giun sinh sống trong tim phổi rất nguy hiểm cho chó nếu không được điều trị ngay. Càng sớm sạch giun, chó của bạn càng khỏe mạnh

Trứng giun có thể phân tán trong không khí, phân của chó, ve bọ[ve bọ hút máu của vật chủ bị nhiễm giun] do vậy những vật nuôi khác trong nhà rất dễ lây nhiễm. Nguy hiểm hơn nữa sẽ có những trường hợp nhiễm trứng giun từ chó sang người.

2. Dấu hiệu nhận biết cún cưng bị giun sán

Một số biểu hiện liệt kê sau đây cho thấy thú cưng của bạn đang bị nhiễm giun và cần phải được tẩy giun ngay.

Giun sẽ lấy đi hết toàn bộ chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể chó để sinh trưởng. Việc này gây ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành của chó. Theo dõi một thời gian bạn sẽ thấy chú chó của bạn rất ít tăng cân và chậm lớn. Nặng nề hơn là tình trạng sụt cân,gầy ốm dù chó vẫn ăn uống bình thường.

Tình trạng khi lượng giun sán lớn đi vào đường ruột, chúng có thể gây kích ứng niêm mạc, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy. Cũng có thể trùng với triệu chứng của những căn bệnh khác vậy nên bạn cần đưa chúng đến khám thú y để nắm rõ tình hình sức khỏe thú cưng nhé

Đây là dấu hiệu khi một số loại giun len lỏi vào những cơ quan nội tạng khác như Phổi, gan…gây nên. Những trường hợp này thường không phổ biến tuy nhiên khi có những biểu hiện trên bạn cũng cần lưu ý đến thú cưng cẩn thận hơn.

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường là khi chó đi vệ sinh. Giun sẽ theo đường chất thải ra ngoài xen lẫn trong phân của chúng.

3. Quy trình tẩy giun cho chó hiệu quả

Hãy đưa chó của bạn đến phòng khám thú y uy tín để các bác sĩ có chuyên môn giúp đỡ bạn nhé. Không nên tự hành động theo một vài lời khuyên hoặc thông tin trên mạng internet vì bệnh thì cần được khám thực tế thì mới điều trị hiệu quả được

Thu thập mẫu phân của chó và khám tổng quát

Đây là bước quan trọng để bác sĩ của bạn nắm rõ tình trạng mà chú chó đang gặp phải. Mẫu phân của chó được phân tích kỹ lưỡng để xác định những loại giun cụ thể hiện tại đang có mặt trong cơ thể.

Phần khám tổng quát sẽ trả lời câu hỏi liên quan đến việc có hay không giun ký sinh trong các bộ phận khác của cơ thể.

Lên phác đồ điều trị

Sau khi đã nắm rõ tình trạng thú cưng của bạn các biện pháp điều trị được đưa ra. Trường hợp giun chỉ sinh sống trong ruột thì chỉ cần điều trị bằng thuốc phù hợp thể trọng. Việc xổ giun có thể thực hiện tại nhà

Trường hợp nặng hơn giun di truyển tới các bộ phận nội tạng khác hoặc nhiễm trùng đường ruột bạn sẽ phải lưu chuồng tại phòng khám để bác sĩ theo dõi thườn xuyên. Thời gian điều trị tình trạng này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Dự phòng tái nhiễm giun

Các biện pháp giúp chú chó của mình phòng ngừa nhiễm giun sẽ là lựa chọn thông minh của bạn.

Nếu có điều kiện bạn có thể đưa cho đi khám định kỳ, xét nghiệm mẫu phân 3-6 tháng một lần. Những việc này giúp bạn luôn theo dõi được tình trạng của chúng cũng như hoàn toàn chủ động mọi tình huống có thể xảy ra

Cần đảm bảo môi trường vệ sinh xung quanh chó sinh sống được sạch sẽ. Phân chó phải được dọn sạch do trứng giun ẩn lẫn bên trong chỉ bất cẩn thú cưng của bạn ngửi qua hay chạm phải thì khả năng nhiễm trứng giun là rất cao

Một lưu ý nhỏ nữa là việc kiểm soát bọ ve, chúng là ký sinh hút máu nhưng cũng là vật chủ chứa trứng giun. Việc ve bọ rất dễ lây lan sang nhiều con chó cùng lúc vô tình mang trứng giun nhiễm theo. Nhỏ thuốc trị ve hoặc đeo vòng cổ trị ve là những biện pháp bạn có thể tham khảo.

4. Bao lâu nên tẩy giun cho chó

4.1.Đối với chó trưởng thành

Chó trưởng thành là chó có tuổi đời trên 1 năm tuổi. Lúc này nếu sức khỏe và thể trạng của chúng bình thường thì bạn có thể tấy giun 1-2 lần/năm.

Tuy nhiên tùy thuộc vào môi trường thực tế sinh sống của chó mà bạn có thể thay đổi số lần tẩy. Những chú chó sinh sống tại môi trường nhiều cây cỏ, hay chơi đùa ngoài sân đất thì số lần xổ giun có thể thường xuyên hơn

4.2. Khi nào tẩy giun cho chó con

  • Xổ giun lần đầu tiên cho chó con là khi chúng được 2 tuần tuổi do trứng giun có thể lây nhiễm khi chúng bú sữa và nằm gần chó mẹ
  • Xổ giun lần thứ 2 khi chó được 4 tuần. Các lần sau đó tuần tự theo mốc 6 tuần và 8 tuần tuổi
  • Khi chó con được 2 tháng tuổi thì lịch tẩy giun cho chó sẽ là 1 tháng 1 lần.
  • Thời điểm 6 tháng tuổi thì cứ 2 đến 3 tháng chúng ta lại xổ giun cho chó 1 lần để loại bỏ giun và sán ký sinh.
  •  1 năm tuổi thì chó cần 6 tháng tẩy giun 1 lần  để định kỳ loại bỏ giun, sán trong cơ thể.

5. Tẩy giun cho chó bao nhiêu tiền

Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng nhiễm giun của chú chó. Bệnh nặng chi phí sẽ cao hơn việc xổ giun định kỳ.

Thường thì các loại thuốc nguôn gốc xuất xứ khác nhau cũng có mức giá khác nhau nên khó có thể trả lời chính xác cho bạn được.  Petkung nêu tên một số loại thuốc xổ giun kèm giá bán để bạn tham khảo thêm nhé:

Thuốc Exotral Virbac vỉ 6 viên: giá từ 55.000-60.000đ

Có thể một vài thông tin cá nhân công bố về việc tẩy giun cho chó bằng thuốc của người hoặc bạn thấy trong thành phần thuốc tẩy giun cho người có những thành phần dược chất tương đồng với thuốc tẩy giun cho chó tuy nhiên Petkung khuyến cáo các bạn nên hỏi bác sĩ có chuyên môn về vấn đề này.

 Không nên tự ý sử dụng để tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.

7. Có nên tẩy giun cho chó mẹ mang thai hay không?

 Petkung có thể trả lời luôn là Có bạn nhé bởi vì việc này rất cần thiết.

 Điều quan trọng là đảm bảo chú chó của bạn luôn được theo dõi đầy đủ về lịch tẩy giun và tiêm phòng trước khi mang thai. Tham khảo bác sĩ về các sản phẩm có thể hoặc không thể được sử dụng.

 Đôi khi, những thay đổi về nồng độ hormone trong thời kỳ mang thai khiến những con giun đũa chưa trưởng thành đang ở trong các mô của cơ thể trở nên hoạt động và thậm chí xâm nhập vào nguồn sữa, chúng có thể lây nhiễm cho chó con khi chúng bú sữa mẹ. Giun móc cũng có thể được truyền qua sữa lây nhiễm sang chó con. Và thường thì cách thời gian chó mẹ sinh đẻ khoảng 1-2 tuần thì bạn có thể tiến hành xổ giun cho chúng là tốt nhất.

Chúc các bạn chăm sóc chó cưng của mình luôn đáng yêu và khỏe mạnh.

Video liên quan

Chủ Đề