Công chứng cccd ở đâu

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

ĐN: Kiệt 546 [H5/1/8], Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

[024] 665.65.366 | 0967.591.128

Mục lục bài viết

  • 1. Xin chứng thực bản sao chứng minh nhân dân ở đâu ?
  • 2. Thắc mắc khi cấp mới hoặc đổi chứng minh nhân dân ?
  • 3. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành?
  • 4. Thủ tục làm giấy chứng minh nhân dân phải làm như thế nào ?
  • 5. Có được cấp mới chứng minh nhân dân ?

1. Xin chứng thực bản sao chứng minh nhân dân ở đâu ?

Chào Luật Minh Khuê. Hiện tại mình đang học tập và làm việc tại Hà Nội nhưng chưa nhập hộ khẩu Hà Nội [hộ khẩu vẫn ở nơi khác] thì có được xin công chứng chứng minh thư,... tại Hà Nội không ạ? Nếu được thì có thể xin ở đâu ạ?

Mình xin cảm ơn

Luật sư tư vấn:

Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính được quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

"Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;

c] Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

d] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

đ] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã] có thẩm quyền và trách nhiệm:

a] Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;

b] Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

c] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;

b] Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;

đ] Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;

e] Chứng thực di chúc;

g] Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;

h] Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài [sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện] có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.

4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng [sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng].

5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

6. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà."

Như vậy, bạn có thể chứng thực bản sao chứng minh nhân dân tại bất kỳ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [cấp xã] nào trên lãnh thổ Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi cấp chứng minh nhân dân trước đây. Tham khảo bài viết liên quan: Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại phường ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Thắc mắc khi cấp mới hoặc đổi chứng minh nhân dân ?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc khi làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:

Luật sư phân tích:

Thông tư 04/1999/TT-BCA/C13 quy định:

"Thủ tục đổi, cấp lại CMND.

- Đơn trình bầy rõ lý do đổi CMND hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai;

- Xuất trình hộ khẩu thường trú [Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể]. Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên Công an nơi làm thủ tục cấp CMND căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;

- Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;

- Chụp ảnh [như trường hợp cấp mới];

- Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;

- Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND;

- Nộp lệ phí;

- Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ [nếu có], CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Những trường hợp mất hồ sơ do thất lạc, hoả hoạn, bão lụt và các trường hợp bất khả kháng, cơ quan công an phải thông báo khi công dân đến làm thủ tục cấp đổi, cấp lại CMND thì làm thủ tục cấp mới cho những đối tượng này."

Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 của Quốc hội quy định:

"Điều 22. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân

1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:

a] Điền vào tờ khai theo mẫu quy định;

b] Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này kiểm tra, đối chiếu thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần cấp thẻ Căn cước công dân; trường hợp công dân chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong tờ khai theo mẫu quy định.

Đối với người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thì xuất trình giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân cấp kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng đơn vị;

c] Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục;

d] Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục;

đ] Trả thẻ Căn cước công dân theo thời hạn và địa điểm trong giấy hẹn theo quy định tại Điều 26 của Luật này; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước công dân trả thẻ tại địa điểm theo yêu cầu của công dân và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

2. Trường hợp người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Thưa luật sư, xin hỏi: Gần đây em bị mất ví và mất toàn bộ giấy tờ bao gồm CMT, giấy phép lái xe, giấy tờ xe và các giấy tờ liên quan khác, vậy em hỏi thủ tục làm lại chi tiết của các giấy tờ kể trên và thời gian hoàn thiện cũng như chi phí cho giấy tờ mới là như nào ạ? Em đang sống ở HP nhưng hộ khẩu em ở HD, vậy em làm lại giấy tờ tại cơ quan nào của huyện NG- HD ạ?

=> Đối với CMT thì bạn phải về nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú là cơ quan công an cấp xã của huyện NG - tỉnh HD để xin cấp lại CMND - hiện nay là xin cấp thẻ căn cước công dân theo như Luật căn cước công dân quy định.

Đối với Giấy phép lái xe và Giấy đăng ký xe thì thoog tư 59/2020 quy định:

Điều 11. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe

1. Đối tượng cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe: Xe cải tạo, xe thay đổi màu sơn, xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển nền màu trắng, chữ và số màu đen; gia hạn giấy chứng nhận đăng ký xe; giấy chứng nhận đăng ký xe bị mờ, rách nát hoặc bị mất hoặc thay đổi các thông tin của chủ xe [tên chủ xe, địa chỉ] hoặc chủ xe có nhu cầu đổi giấy chứng nhận đăng ký xe cũ lấy giấy chứng nhận đăng ký xe theo quy định của Thông tư này.

2. Đối tượng cấp đổi, cấp lại biển số xe: Biển số bị mờ, gẫy, hỏng hoặc bị mất hoặc chủ xe có nhu cầu đổi biển số 3, 4 số sang biển số 5 số; xe hoạt động kinh doanh vận tải đã được đăng ký cấp biển số nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen.

3. Thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp giấy tờ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư này, giấy chứng nhận đăng ký xe [trường hợp đổi giấy chứng nhận đăng ký xe] hoặc biển số xe [trường hợp đổi biển số xe], trường hợp xe cải tạo thay tổng thành máy, tổng thành khung thì phải có thêm: Giấy tờ lệ phí trước bạ theo quy định, giấy tờ chuyển quyền sở hữu [thay động cơ, khung] theo quy định, giấy tờ nguồn gốc của tổng thành máy, tổng thành khung.

Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp tại cơ quan công an cấp huyện nơi trước đây bạn đã làm thủ tục đăng ký xe.

Và bạn chuẩn bị hồ sơ để xin cấp lại Giây phép lái xe:

Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

- Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định;

- Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe [nếu còn];

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bạn mang theo giấy chứng minh nhân dân để đối chiếu.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em quê ở HT lấy chồng về HN và đã cắt khẩu .cmt của em bị mờ số giờ em muốn làm lại nhưng lại khác số không tiện trong giấy tờ nhất là bảo hiểm .vậy em muốn về HT làm thì có được không ạ?

=> Bạn đã chuyển hộ khẩu thường trú về HN thì bây giờ nếu muốn làm lại CMND bạn phải làm tại cơ quan công an cấp xã ở HN, bạn không thể làm thủ tục cấp lại CMND ở HT được.

Thưa luật sư, xin hỏi: Giờ em muốn đổi lại CMT thì CMT của em có bao nhiêu số ạ?

Theo quy định tại Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định:

"Điều 13. Cấu trúc số định danh cá nhân
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên."

Thì thẻ căn cước công dân hiện nay thấy thế cho CMND và có 12 chữ số.

Thưa luật sư, xin hỏi: Hôm nay em có đi làm lại CMT vì CMT trước của em sai nguyên quán. Em đã kê đầy đủ vào tờ khai và nộp lại cho công an cả CMT cũ. Lúc họ gọi tên để nộp lệ phí và hẹn chiều lấy nộp xong em lại về luôn. Tự dưng nhớ ra là chưa lăn vân tay. Cho em hỏi là làm lại chỉ sửa nguyên quán có cần lăn tay không ạ?

=> Trường hợp bạn làm lại Chứng minh nhân dân hay bạn làm lại thẻ căn cước công dân bạn cũng đều cần thực hiện thủ tục thu thập dấu vân tay. Vì vậy bạn cần phải tiến hành làm lại.

Thưa luật sư, xin hỏi: Con tôi sinh năm 2013 chưa làm giấy khai sinh, giờ muốn làm, có giấy chứng sinh của bệnh viện, muốn họ của con mang họ Bố [ Bố ly thân 5 năm chưa ly hôn vợ cũ], do điều kiện xa, người bố gửi hộ chiếu, CMT photo , sổ tạm trú vậy có đủ điều kiện để tôi đi làm giấy khai sinh cho con không ạ? có cần người bố có mặt không?

=> Khi đi làm Giấy khai sinh cho con người đăng ký khai sinh chỉ cần mang đầy đủ giấy tờ, không bắt buộc phải có mặt cả bố và mẹ.

Thưa luật sư, xin hỏi: Em làm thẻ căn cước công dân. Khi khai tên đệm là Văn. Hộ khẩu cũng Văn nhưng chứng minh cũ tên đệm là Viết. Khi đến thời hạn lấy thẻ. Công an không giải quyết vì khai tên đệm sai với CMT cũ. Vậy em phải làm thế nào ạ. Và nếu em ở huyện nhưng em có thể lên tỉnh để làm thẻ căn cước không

=> Trường hợp bạn giải quyết vấn đề trên thẻ căn cước công dân thì bạn phải làm thủ tục tại Cơ quan công an cấp xã nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú. Bạn không thể lên tỉnh để giải quyết được.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3. Thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành?

Em kính chào anh chị! Em xin hỏi bố em trước kia có một chứng minh cũ 9 số mang hai tên Lê Khắc H và tên thường gọi khác cũng ghi ở chứng minh ấy là V. Ở sổ hộ tịch nhà e cấp năm 1993 cũng ghi bố em có hai tên như vậy nhưng đến bây giờ khi chứng minh nhân dân của bố em đã hết hạn muốn đổi sang CMND 12 số nhưng công an Quận trả lời là không làm được 2 tên như chứng minh cũ.

Cho em hởi các anh chị như thế có đúng không ạ?

Cảm ơn!

Trả lời:

​Luật Minh Khuê tư vấn về trường hợp cấp mới, cấp lại chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành:

Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân như sau:

Điều 2. Chứng minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.

Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến [ngày, tháng, năm]. Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chữ “Chứng minh nhân dân” [màu đỏ]; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.”.

Căn cứ theo quy định trên, mặt trước giấy khai sinh bao gồm cả học và tên giấy khai sinh; họ và tên gọi khác. Do đó việc bố bạn có hai tên cả tên khai sinh và tên thường gọi đều được thể hiện trên chứng minh nhân dân. Do đó trường hợp bị cơ quan từ chối thì bạn có thể trích dẫn điều luật trên để chỉ ra rằng việc cấp chứng minh nhân dân của bạn là hoàn toàn hợp pháp.

-Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân, những công dân đã được cấp chứng minh nhân dân được đổi lại chứng minh nhân dân trong trường hợp:

"Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1- Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a] Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b] Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c] Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d] Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e] Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại."

Theo Điểm 5 mục II Thông tư 04 của Bộ Công an ngày 29-4-1999 quy định làm thủ tục cấp chứng minh thư là Công dân thuộc diện được cấp CMND hiện đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc địa phương nào do công an cấp huyện nơi đó làm thủ tục cấp CMND.

Như vậy, nếu hộ khẩu thường trú của bạn vẫn ở Bến Tre thì bạn phải về đó làm lại chứng minh thư nhân dân còn nếu bạn đã chuyển được hộ khẩu lên TP.Hồ Chí Minh thì bạn có thể làm chứng minh nhân dân ở công an quận nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

-Thủ tục đổi, cấp lại chứng minh nhân dân gồm:

+ Đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an xã, phường , thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và có đóng dấu giáp lai.

+Xuất trình hộ khẩu thường trú [sổ hộ khẩu gia đình hoặc chứng minh nhân dân tập thể]. Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên. Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân căn cứ vào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thi trấn.

+ Đối với những trường hợp thay đổi họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đổi lại CMND phải xuất trình quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây.

+ Chụp ảnh [như trường hợp cấp mới].

+ Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu.

+ Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và CMND.

+ Nộp lệ phí.

+ Các trường hợp đổi CMND phải nộp lại giấy CMND theo Quyết định số 143/CP ngày 9-8-1976 của Hội đồng Chính phủ [nếu có], CMND đã hết hạn sử dụng, hư hỏng hoặc có thay đổi nội dung cho cơ quan Công an ngay khi làm thủ tục đổi để lưu chung với hồ sơ.

Thưa luật sư, xin hỏi: Mình đã đóng Bảo hiểm được 4 năm! minh đóng 2 năm liên tục nghỉ 1 năm và năm sau đóng lại dc 1 năm nữa! cùng 1 công ty. nhưng khi minh nghĩ thì bị mất chứng minh nhân dân...! vì từ Bắc vào Nam lập nghiệp nên mình ko sắp xếp dc về Bắc làm lại chứng minh...! và bây giờ mình muốn được rút tiền bảo hiểm vậy có được không? xin cảm ơn

=> Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luât bảo hiểm xã hội 2014:

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a] Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b] Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c] Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Căn cứ theo quy định trên hồ sơ hưởng bảo hiềm bao gồm:

-Sổ bảo hiểm xã hội;

-Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động;

- Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a] Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b] Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c] Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

-Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật bảo hiểm xã hội.

- Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Khi rút sổ bảo hiểm xã hội bạn phải xuất trình chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu đối với trường hợp bạn bị mất chứng minh nhân dân.

Thưa luật sư, xin hỏi: Nếu như ko có chứng minh nhân dân khi bị công an phường bắt giam mà người nhà lên bảo lãnh nhưng bảo lãnh không được vì người nhà chuyển lên thành phố hồ chí minh sinh sống mà đã làm mất sổ hộ khẩu và giấy tờ khác thì người không có chứng từ gì được không?

=> Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định:

Điều 92. Bảo lĩnh

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ, trường hợp bạn bị mất chứng minh nhân dân, hay sổ hộ khẩu thì bạn chỉ cần làm đơn xin cam đoan việc bạn và người bảo lĩnh cho bạn có quan hệ thân thích với nhau có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bạn vẫn được bảo lĩnh.

Xin chào luật minh khuê, luật sư cho tôi được hỏi :Điạ chỉ trong sổ đỏ của tôi không trùng với sổ hộ khẩu [do tôi mới chuyển chỗ ở .vẫn trong huyện ] và trùng tên với chứng minh nhân dân. Giờ tôi phải làm như thế nào để đúng pháp lý để có thể làm thủ tục chuyển nhựơng .

=> Luật cư trú 2006 sửa đổi quy định:

Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Căn cứ theo quy định trên thì sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá truh xác định nơi thường trú của công dân. Việc đất nhà bạn không có địa chỉ trùng với chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu đã đăng ký không ảnh hưởng tới việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó, miễn sao mảnh đất bạn chuyển nhượng đáp ứng đủ các quy định về điều kiện được chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Thưa luật sư, chứng minh nhân dân lần 1 của mình cấp tại thanh hóa. khi lập gia đình ở phú thọ thì mình chuyển hộ khẩu về phú thọ nhưng chưa đổi chứng minh nhân dân về phú thọ. hiện tại mình đang sính sống tại hà nội. nhừng hộ khẩu vẫn ở phú thọ theo nhà chồng và chứng minh thư vẫn để thanh hóa[ do ko biết luật quy định.] mình xin hỏi: sắp tới gia đình mình muốn chuyển hộ khẩu về hà nội. vậy theo luật sư mình nên làm thế nào cho hợp lý trong trường hợp này. hiện tại các giấy tờ liên quan tới chứng minh thư cũ của mình thì sẽ thế nào. mình rất mong được sự tư vấn của luật sư. mình xin chân thành cảm ơn.

=> Theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định về Đổi,cấp lại Chứng minh nhân dân như sau :

"1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

a]Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b]Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c]Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d]Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e]Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2.Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại."

Vì vậy, sau khi nhập hộ khẩu về Hà Nội thì bạn hoàn toàn có thể làm lại chứng minh mới ở Hà Nội

Theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BCA ngày 16/5/2012 Quy định về mẫu Chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân sẽ được cấp lại theo mẫu mới, theo đó số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số thay cho 09 chữ số như mẫu chứng minh nhân dân cũ đã được cấp trước đây. Ngoài ra, Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 27/2012/TT-BCA cũng quy định rõ: “Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA[C11] ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này”.

Do đó, nếu bạn xin đổi chứng minh nhân dân vào thời điểm này thì số trên chứng minh nhân dân mới của bạn sẽ khác với số trên chứng minh nhân dân cũ. Số chứng minh nhân dân được cấp mới sẽ là số duy nhất và không thay đổi, kể cả khi công dân có thay đổi hộ khẩu cư trú. Các giấy tờ, bằng cấp có liên quan đến số chứng minh nhân dân cũ vẫn có gái trị sử dụng. Khi có các giao dịch cần thiết liên quan đến chứng minh thư cũ thì bạn có thể yêu cầu cơ quan Công an xác nhận về số chứng minh thư cũ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Thủ tục làm giấy chứng minh nhân dân phải làm như thế nào ?

Em tên thanh. Năm nay được 20 tuổi nhưng lí do vì hồi nhỏ ở quê hậu giang gia đình quá khó khăn nên lên thành phố làm lụng kiếm sống. Nên từ sinh ra đến lớn chưa có làm giấy chứng sinh hay bất cứ giấy tờ nào và bây giờ đây em đã đủ tuổi vị thành niên mà chưa có giấy tùy thân nào. Tại vì ba mẹ em chưa hiểu biết về luật pháp nên không làm.

Nếu như vậy em có cách nào để làm giấy cmnd không cần giấy khai sinh được không ?

Em nhờ luật sư giải đáp giùm emem xin chân thành cảm ơn.

- Bạch Duy Thanh

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về Chứng minh nhân dân do Bộ Công an ban hành

Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam [sau đây gọi tắt là công dân] có nghĩa vụ đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ Về chứng minh nhân dân và Nghị định 170/2007/NĐ-CP người được cấp chứng minh thư nhân dân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a] Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh

b] Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam: được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập... tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam

c] Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân bao gồm:
- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.
- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam.
- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân.

d] Chưa được cấp Chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ và giấy Chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 09/8/1976 của Hội đồng Chính phủ.

Về trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Đến nộp hồ sơ tại trụ sở Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn làm các công việc sau và viết giấy biên nhận trao cho người nộp:

+ Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân [theo mẫu].

+ Chụp ảnh và in vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ khai [theo mẫu] hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và Chứng minh nhân dân.

- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần [ngày lễ nghỉ] hoặc theo lịch cụ thể của Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Bước 3: Nhận Chứng minh nhân dân Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả Chứng minh nhân dân cho người đến nhận kết quả

Về thành phần hồ sơ:

- Sổ hộ khẩu.

- 2 ảnh 3x4 [mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là phụ nữ không để hở ngực]

- Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân theo mẫu CM3 có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn.

Như vậy, để làm chúng minh thư nhân dân, bạn bắt buộc phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương nơi bạn cư trú . Do vậy, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ này để được làm chứng minh thư nhân dân theo quy định pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!

5. Có được cấp mới chứng minh nhân dân ?

Em chào anh chị. Cho em hỏi là chứng minh thư của em bị hỏng và em muốn được làm mới và cấp lại chứng minh thư mới hoàn toàn. Có nghĩa là em muốn làm chứng minh thư mới,cấp lại chứng minh thư mới hoàn toàn và hủy bỏ chứng minh thư cũ đi.

Vậy có được không ạ?

Em mong anh chị tư vấn giúp em.

Tư vấn cấp chứng minh nhân dân gọi: 1900.6162

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 về Chứng minh nhân dân quy định như sau:

Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân

1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

a]Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b]Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c]Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d]Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e]Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2.Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại”.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục đổi chứng minh nhân dân khi chứng minh nhân dân bị hỏng không sử dụng được. Bạn liên hệ với cơ quan công an tại địa phương để làm thủ tục này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề