Bao lâu thóp đầy

Bé 17 tháng đóng thóp chưa hết có phải do thiếu canxi?

Phạm Thị Thu Hiền

Bé trai nhà em được 17 tháng, bé cao gần 80cm, nặng 11kg, mới mọc được 6 răng và thóp chưa đóng hết, liệu bé có đang bị thiếu canxi không ạ?

Bao lâu thóp đầy

Chào bạn!

Bé trai 17 tháng nặng 11kg, cao 80cm được đánh giá là phát triển bình thường. Trong thông tin bạn cho là gần 80 cm thì được rõ ràng, nếu bé trai 17 tháng 77cm thì sẽ bị thấp còi, nếu bé được 82cm là chiều cao trung bình, khoảng 77-82 m là khoảng -2SD -trung bình, trên biểu đồ tăng trưởng là khoảng bình thường. Nhưng để đánh giá thêm về các chỉ số chiều cao cân nặng bạn cần theo dõi dọc em bé, một thời điểm cắt ngang cũng chưa đủ thông tin đánh giá, khi theo dõi dọc nếu chiều hướng tăng trưởng đi lên là dấu hiệu tốt, đi ngang trong 3 tháng liền bạn nên đưa bé đến bác sĩ.

Bé thường bắt đầu mọc rang lúc 6-8 tháng, khi 17 tháng thông thường sẽ có 11-13 chiếc răng. Bé của bạn có 6 chiếc răng là hơi ít so với bình thường, nhưng chưa đủ chứng cứ nói bé bị thiếu canxi. Bé thường đóng thóp vào 12-18 tháng, bé của bạn 17 tháng chưa đóng thóp nhưng thóp còn rất bé và đóng vào 18 tháng thì bạn không có gì phải lo ngại về cái thóp. Nhưng nếu 17 tháng thóp bé còn rộng rõ ràng, thì bạn cần đánh giá thêm chỉ số vòng đầu của bé, việc đo vòng đầu gọi là chu vi đầu là đo phần rộng nhất của trá, ngay sát trên tai, điểm giữa chỗ gồ cao nhất phía sau đầu, gọi là ngang ụ chậm phía sau, cho kết quả, nhưng bạn lưu ý nhé vì không để ý các điểm đo, dễ cho kết quả sai, thường việc đo dành cho những bạn nhân viên y tế đã thực hành nhiều lần ít sai sót hơn. Bé 17 tháng chu vi vòng đầu thường 45-50cm, nếu chu vi đầu quá to hơn hoặc nhỏ hơn, bạn cần đưa bé đến khám với bác sĩ. Thực tế có một số bạn chu vi đầu to giống bố hoặc mẹ nhưng phát triển mọi mặt về tinh thần vận động vẫn bình thường. Việc bé mọc răng ít, thóp rộng bé có thể bị thiếu canxi hoặc vitamin D, nhưng không thể khẳng định ngay bé thiếu canxi, vì nếu bé có trương lực cơ bình thường, và các mốc vận động vẫn trong chuẩn thì có nhiều bé không thiếu gì cả. Vả lại có bé chỉ thiếu vitamin, không thiếu canxi, nên bạn cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra cụ thể, và nếu cần thiết sẽ làm các xét nghiệm kiểm tra ho bé. Bạn tuyệt đối không tự bổ sung canxi cho trẻ.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, chúc hai mẹ con một ngày vui khoẻ, bé hay ăn chóng lớn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

TƯ VẤN LIÊN QUAN

  • Bé 9 tuổi có tóc bạc
  • Bé 3 tuổi bị lười ăn và táo bón
  • Làm thế nào để bé tăng cân tốt?
  • Bé 2 tháng 10 ngày bụng hay sôi
  • Bé gần 10 tháng tuổi có hiện tượng tóc vành khăn
  • Bé gần 9 tháng tuổi biếng ăn
  • Bé 5 tuổi hay bị căng cứng hai chân
  • Bé 17 tháng mọc nhiều mụn mủ
  • Bé 10 tháng 14 ngày đi ngoài phân lỏng sệt
  • Bé 64 tháng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng


LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Bao lâu thóp đầy

Bao lâu thóp đầy

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM

Thóp trẻ sơ sinh mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ, nhưng lại là một bộ phận cực kỳ quan trọng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ.

  • 1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?
  • 2. Thóp của trẻ sơ sinh khi nào đóng?
    • 2.1 Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có nguy hiểm gì?
    • 2.2 Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có sao không?
  • 3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé qua thóp

1. Thóp trẻ sơ sinh là gì?

Bao lâu thóp đầy

Thóp trẻ sơ sinh là chỗ xương chưa che kín hết hộp sọ của trẻ

Trẻ sơ sinh khi sinh ra có 2 thóp. Thóp trước hình tứ giác được giới hạn bởi 2 xương đỉnh và 2 xương trán. Thóp sau hình tam giác giới hạn bởi 2 xương đỉnh và xương chẩm.

Thóp trước thường có diện tích lớn hơn thóp sau và thời gian đóng thóp (thóp đầy) lâu hơn thóp sau.

Thóp có chức năng vô cùng quan trọng: giúp bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi bé sinh ra vốn đã phải chịu một lực ép chặt từ tử cung của người mẹ để chui ra ngoài. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau, và có thể gây chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương. Khi bé trào đời, giai đoạn sơ sinh con dễ bị ngã, bị thường ở đầu, thóp có tác dụng như chiếc đêm khi bé ngã, bảo vệ con khỏi chấn thương não.

2. Thóp của trẻ sơ sinh khi nào đóng?

Thóp sau thường đóng sớm hơn so với thóp trước. Thường khoảng 4 tháng sau khi sinh là thóp sau có thể đã khép kín (đóng lại). Thóp sau thường có kích thước bé rất nhỏ bằng đầu móng tay.

Thóp trước có kích thước lớn hơn thóp sau và cũng lâu khép (đóng) lại hơn so với thóp sau. Thóp trước có kích thước khoảng 2,5X2,5 cm, sau khi sinh khoảng 2-3 tháng, thóp sẽ tăng lên theo sự tăng trưởng chu vi đầu của trẻ, về sau dần dần thu nhỏ lại, thông thường gần 14 tháng là thóp có thể đóng lại. Đến 24 tháng khoảng 96% trẻ đã đóng thóp kín.

Bao lâu thóp đầy

Thường khoảng 4 tháng sau khi sinh là thóp sau có thể đã khép kín

2.1 Thóp trẻ sơ sinh đóng sớm có nguy hiểm gì?

Thóp đóng quá sớm đặc biệt là thóp trước đóng sớm có thể biểu hiện các bệnh lý về não, xương đầu của trẻ cốt hóa sớm,… Phụ huynh nên cho con đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng.

Thóp đóng muộn có đáng lo không?

Khi trẻ đã hơn 24 tháng tuổi mà thóp vẫn chưa đóng hết (thóp đóng muộn), mẹ nên cho bé đi kiểm tra vì có thể do xương chậm cốt hóa do chức năng tuyến giáp kém, bé bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to lên khác thường gây ra.

2.2 Thóp trẻ sơ sinh phập phồng có sao không?

Thóp bình thường: bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng.

Hiện tượng thóp phập phồng là do thóp là vùng não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc, giữa các lớp đó còn có các chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động cho bé.

Thóp hoàn toàn không tham gia vào hoạt động hô hấp. Thóp phập phồng cũng có thể gặp ở các bé có thóp rộng như còi xương, dãn não thất, tăng áp lực nội sọ… Đối với các trẻ tăng trưởng bình thường, đa phần sẽ không nhìn thấy thóp phồng. Vì vậy nếu thấy thóp của trẻ phập phồng nhiều, nhĩn rõ, mẹ nên cho bé đi kiểm tra với bác sĩ nhi khoa cho an tâm nhé.

3. Kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé qua thóp

Bao lâu thóp đầy

Khi kiểm tra thóp các bác sĩ còn căn cứ vào hình dạng, kích cỡ đầu của bé để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Có thể sờ tay vào thóp trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, nhưng khi sờ cần nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ.

Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên, chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi là tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như huyết áp, viêm màng não, não úng thủy …

Nếu thóp trước lõm xuống thì đó là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng gây nên.

Tuy nhiên khi kiểm tra thóp các bác sĩ còn căn cứ vào hình dạng, kích cỡ đầu của bé để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là thông minh, đó là một nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ nhi và nhi sơ sinh giỏi, sẽ trực tiếp thăm khám tận tình – hạn chế kháng sinh cho con. Hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại, giúp phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh cho độ chính xác cao. Phục vụ tận tình chu đáo. Chi phí hợp lý.