Báo cáo đánh giá thị trường viễn thông năm 2024

Năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 162,88 triệu thuê bao, trong đó, thuê bao di động chiếm tới 91,2%; mật độ điện thoại của cả nước đạt 189 máy/100 dân. Toàn quốc có hơn 26,8 triệu người sử dụng in-tơ-nét, đạt mật độ 31,12%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 3,68 triệu thuê bao, đạt mật độ 4,2%... Những con số này cho thấy thị trường viễn thông in-tơ-nét nước ta trong năm 2010 tiếp tục phát triển mạnh mẽ.Tăng trưởng cao dù gặp nhiều khó khănBên cạnh số lượng thuê bao, doanh thu của các doanh nghiệp (DN) viễn thông và công nghệ thông tin năm 2010 đều tăng, ước đạt 200 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt 101 nghìn 569 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2009; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ước đạt 91 nghìn 134 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009; Công ty cổ phần viễn thông FPT ước đạt 2.500 tỷ đồng... Thứ trưởng Thường trực Thông tin và Truyền...

Năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại được đăng ký và đang hoạt động trên toàn mạng hiện có là 162,88 triệu thuê bao, trong đó, thuê bao di động chiếm tới 91,2%; mật độ điện thoại của cả nước đạt 189 máy/100 dân. Toàn quốc có hơn 26,8 triệu người sử dụng in-tơ-nét, đạt mật độ 31,12%. Tổng số thuê bao băng rộng đạt 3,68 triệu thuê bao, đạt mật độ 4,2%… Những con số này cho thấy thị trường viễn thông in-tơ-nét nước ta trong năm 2010 tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Tăng trưởng cao dù gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh số lượng thuê bao, doanh thu của các doanh nghiệp (DN) viễn thông và công nghệ thông tin năm 2010 đều tăng, ước đạt 200 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT) đạt 101 nghìn 569 tỷ đồng, tăng gần 22% so với năm 2009; Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) ước đạt 91 nghìn 134 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2009; Công ty cổ phần viễn thông FPT ước đạt 2.500 tỷ đồng… Thứ trưởng Thường trực Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, nếu nhìn vào con số doanh thu này, có thể thấy các DN viễn thông tiếp tục tăng trưởng trong khi giá cước các dịch vụ vẫn giữ nguyên. Mặc dù việc phát triển thuê bao gặp nhiều khó khăn do tác động của các quy định siết chặt khuyến mại, quản lý thuê bao di động trả trước nhưng doanh thu của các DN viễn thông vẫn tăng trưởng chính là thành công lớn của các DN trong năm nay.

Năm 2010 cũng ghi nhận xu hướng sáp nhập, mua lại giữa các DN trên thị trường viễn thông. Điển hình là sự kiện FPT mua cổ phần của Công ty Thông tin viễn thông điện lực (EVN Telecom) hay SK Telecom (Hàn Quốc) rút vốn khỏi mạng di động S-Fone, Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC đầu tư vốn vào mạng NetNam… Đánh giá xu hướng này trên thị trường, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, đây là điều tất yếu bởi thị trường viễn thông Việt Nam, nhất là thị trường thông tin di động có mức độ cạnh tranh khá cao. Trong điều kiện cạnh tranh như vậy, với số lượng các DN viễn thông nhiều thì đương nhiên trong tương lai, sẽ có DN kinh doanh không hiệu quả, phải rút khỏi thị trường và cũng có DN sáp nhập với DN khác để hình thành DN lớn hơn nhằm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cùng chung quan điểm này, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bưu chính – Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ, rõ ràng các DN đều nhận ra không hề dễ dàng khi kinh doanh dịch vụ viễn thông và in-tơ-nét. Cho nên việc các mạng di động lớn tiếp tục phát triển và các nhà mạng nhỏ gặp nhiều khó khăn sẽ dẫn đến sự sáp nhập, liên kết giữa các DN. Điều này thể hiện sự điều chỉnh chiến lược của thị trường không những của cơ quan quản lý nhà nước mà của cả bản thân các DN.

Điểm nổi bật khác về thị trường viễn thông năm 2010 là sự ra đời của nhiều dịch vụ mới cùng với các công nghệ tiên tiến, hiện đại có mặt ở Việt Nam, đem lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Đó là dịch vụ 3G, các dịch vụ tích hợp trên hệ thống viễn thông như IPTV, HDTV… Với sự tăng trưởng, phát triển của các DN thì việc cung cấp hạ tầng, dịch vụ của các DN cũng tốt hơn, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.

Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ

Cho dù thị trường viễn thông năm 2010 tiếp tục phát triển mạnh mẽ nhưng cũng bộc lộ một số tồn tại. Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, các DN viễn thông chưa có sự thống nhất và phối hợp tốt trong việc dùng chung hạ tầng, khai thác các dịch vụ. Hiện tượng cạnh tranh giữa các DN viễn thông trên thị trường vẫn diễn ra thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và uy tín của DN. Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT Phạm Long Trận cho rằng, trong thời gian tới mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng khốc liệt hơn khiến lợi nhuận của các DN sẽ rất thấp, thậm chí không đủ để có thể tái đầu tư. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách định hướng phát triển cho DN để DN có điều kiện phát triển bền vững. Chủ tịch Phạm Long Trận lấy dẫn chứng, lợi nhuận từ dịch vụ điện thoại cố định đang ngày càng giảm (khoảng 20%/năm), nhiều DN phải lấy lợi nhuận từ dịch vụ di động bù lỗ cho dịch vụ này. Cước kết nối giữa mạng cố định với mạng di động hiện còn bất hợp lý dù đã được điều chỉnh, cho nên cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét điều chỉnh nhằm vừa bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng vừa tạo điều kiện cho DN không phải bù lỗ từ dịch vụ nọ sang dịch vụ kia.

Dự báo về sự phát triển của thị trường viễn thông năm 2011, theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường vẫn sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng nhưng chắc chắn tốc độ tăng trưởng không thể bằng các năm trước. Bởi với số dân 86 triệu người, sau giai đoạn phát triển nóng, đã đến lúc thị trường viễn thông Việt Nam bão hòa về mặt số lượng. Song, thị trường này vẫn sẽ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, về chất lượng dịch vụ cũng như sự đa dạng hóa các loại dịch vụ. Chủ trương của Bộ Thông tin và Truyền thông là không phải chạy theo số lượng thuê bao mà mục tiêu chính trong giai đoạn tới là tập trung vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Năm 2011, thị trường sẽ có tăng trưởng về chất, các dịch vụ cung cấp trên nền viễn thông băng rộng sẽ phát triển mạnh mẽ.

TS Mai Liêm Trực cũng cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam đã dần dần đi đến mức bão hòa, mặc dù ở nông thôn vẫn còn nhiều tiềm năng thị trường nhưng rõ ràng sự phát triển nóng sẽ không kéo dài nữa. Nhiều DN viễn thông đã phải tìm kiếm thị trường nước ngoài như Viettel, FPT… Đây chính là xu hướng để các DN tồn tại lâu dài trong tương lai.

Về xu hướng giá cước dịch vụ, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, trong năm 2011, sẽ có loại giá cước giảm trên cơ sở chi phí giá thành giảm nhưng cũng có loại cước sẽ tăng. Việc tăng hay giảm giá cước trong lĩnh vực viễn thông phải dựa trên cơ sở giá thành, các DN sẽ xem xét dựa trên hiệu quả kinh doanh, chi phí giá thành cao hay thấp để quyết định giá cước tăng hay giảm. Đặc biệt, năm 2011, cũng có xu hướng đa dạng hóa nhiều gói cước để đáp ứng mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.