Bánh xèo là gì

Bạn có từng nghĩ rằng bánh xèo đặc sản là món ăn chỉ có ở Việt Nam? Nếu vậy thì bạn cũng từng lầm tưởng như mình vậy đó. Thực tế, đây là món ăn dân dã khá phổ biến ở một số nước Châu Á.

Bánh xèo là một loại bánh được làm từ bột gạo là nguyên liệu chính. Cùng với các nguyên liệu khác như thịt, tôm, giá, hẹ, nấm, thủy sản… Cách chế biến cơ bản của loại bánh này là chiên bằng chảo hoặc khuôn.

Có rất nhiều phiên bản khác nhau của loại bánh này. Tùy theo đặc điểm của từng vùng miền mà có các cách kết hợp nguyên liệu khác nhau.

Một số quốc gia ở Châu Á cũng có món bánh tương tự như vậy. Cũng được chế biến từ nguyên liệu chính là bột gạo. Và cũng có cùng cách chế biến là chiên. Nên có thể gọi chung chúng là bánh xèo như ở Việt Nam vậy.

Người Nhật có món bánh tên là Okonomiyaki. Tên Okonomi có nghĩa là “thứ bạn thích/muốn”. Còn yaki có nghĩa là sự chế biến, nấu nướng.

Okonomiyaki [bánh xèo Nhật Bản]

Okonomiyaki được coi là một món ăn đặc trưng ở vùng Kansai hoặc Hiroshima. Nhưng món ăn này có mặt ở khắp nơi ở Nhật Bản. Cũng tùy vùng mà có sự khác nhau một chút ở phần nguyên liệu. Nhưng cơ bản có thể kể ra các nguyên liệu chính sau đây:

  • Thịt, tôm rửa sạch và xắt nhỏ sau đó ướp gia vị.
  • Trộn đều bột gạo, nước và trứng vào thố. Sau đó cho tôm, thịt, bắp cải, gừng và hành lá vào khuấy đều.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị. Nếu trong bột đã có sẵn gia vị thì không cần nêm nữa.
  • Đặt chảo chống dính lên bếp rồi phết một ít dầu ăn lên mặt chảo. Đổ bột vào chảo, sau 5 phút, một mặt bánh chín vàng thì lật mặt còn lại và chiên thêm 3 phút nữa.
  • Bánh sau khi chiên xong, bạn bày ra đĩa.
  • Rưới sốt Okonomiyaki và sốt Mayonnaise lên.
  • Cuối cùng cho cá ngừ bằm vào là có thể dùng được.

Với người Triều Tiên thì có món bánh xèo hẹ mà họ gọi là Bu-Ju-Cheon. Đây là một món ăn nhẹ, ăn khuya hoặc dùng để làm mồi khi uống rượu. Ăn bánh xèo Bu-Ju-Cheon thường không uống rượu soju mà dùng với rượu Makgeolli [rượu gạo].

Bánh Bu-Ju-Cheon [Bánh xèo Triều Tiên]

Bánh Bu-Ju-Cheon thường được ăn cùng với kim chi, chấm với nước tương.

Cách chế biến:

  • Trộn đều 2 thìa xì dầu, nửa thìa dấm, nửa thìa đường, một ít ớt bột, một ít hành, ớt sừng và hành lá thái nhỏ.
  • Pha bột với nước khuấy đều rồi bỏ hết những nguyên liệu trên vào. Trộn hơi lỏng hơn bột làm bánh xèo Việt Nam 1 chút.
  • Hải sản cắt miếng nhỏ, trụng qua nước sôi và chút rượu trắng. Vớt ra để ráo. Để lại một bát nhỏ nước luộc đó và để nguội.
  • Trộn bột với đường, tỏi, giấm và muối. Sau đó đổ nước luộc hải sản vào trộn đều. Đổ hành và lá hẹ vào hỗn hợp bột rồi trộn đều.
  • Đánh tan trứng, để riêng một bên.
  • Đổ 1/3 lượng trứng đã đánh tan ở trên lên nhân hải sản.
  • Đun nóng chảo, cho dầu vào, chiên vàng một mặt rồi chiên vàng mặt còn lại. Mặt bánh còn lại, vì có lá hẹ ở trên mặt nên sẽ nhanh bị cháy. Vậy nên để lửa nhỏ 1 chút.

Tại Việt Nam, bánh xèo là món ăn dân dã nhưng rất được ưa thích. Nó có mặt ở hầu hết mọi miền đất nước. Mỗi nơi cũng có cách chế biến theo phong cách ẩm thực riêng của mình. Vì vậy, nó mang theo đặc trưng và văn hóa của địa phương đó.

Không kể theo sự sáng tạo hay chế biến riêng của từng tỉnh, từng quán hay từng đầu bếp. Món bánh xèo Việt Nam có thể phân ra theo 3 vùng địa lý sau:

Bánh xèo miền Bắc

Bánh xèo miền Bắc được làm từ bột gạo, có thể xay gạo bằng tay bằng cối đá hoặc máy. Nước xay gạo pha với bột nghệ để tạo màu. Cùng với trứng hoặc các loại gia vị tạo màu khác.Nhân bánh được người miền Bắc làm từ thịt ba chỉ, tôm, hành, giá đỗ, nấm hương… Ngoài ra, khi ăn có thêm 5-7 loại rau thơm. Bên ngoài là lớp bánh được tráng mỏng.

Nước chấm của món bánh xèo miền Bắc cũng rất tinh tế. Đây là sự kết hợp của tỏi, dấm, ớt, nước mắm… Tạo nên một thứ gia vị chua chua ngọt ngọt mà tê tê đầu lưỡi. Nếu không có nước chấm này, món ăn này sẽ không được gọi là trọn vẹn.

Bánh xèo miền Trung thường “bé bé xinh xinh”

Bánh xèo miền Trung có nét riêng và hấp dẫn hơn những nơi khác. Điểm đặc biệt đầu tiên đến từ loại dầu dùng để chiên bánh. Như chúng ta đã biết, người dân địa phương ở đây sử dụng dầu lạc [dầu đậu phộng] để chiên. Dầu chiên vừa thơm, vừa béo lại vô cùng có lợi cho sức khỏe.

Nước chấm ăn với bánh xèo ở đây cũng hấp dẫn và thú vị không kém. Không chỉ có nước mắm tỏi ớt mà còn có nước loại nước chấm đặc biệt. Được làm từ gan heo, mè, đậu phộng xay nhuyễn và bột gạo.

Nhân và các loại rau ăn kèm cũng tạo nên sự đặc biệt cho món bánh xèo miền Trung. Nơi đây thường dùng thịt ba chỉ, tôm… để làm nhân bánh. Ăn kèm với rau cải xanh, dưa leo, diếp cá và một số loại rau thơm khác.

Bánh xèo miền Nam thì nổi tiếng và gắn liền với đặc sản miền Tây sông nước. Vì vậy mà nhắc đến bánh xèo miền Nam sẽ được hiểu là bánh xèo miền Tây.

Bánh xèo miền Tây

Nhắc đến món bánh xèo miền Nam không thể không biết địa chỉ bánh xèo Mười Xiềm ở Cần Thơ. Bánh được chiên trên chảo lớn với nhiều nguyên liệu đa dạng như nước cốt dừa, nấm mối và củ sắn bào sợi. Củ sắn là loại củ mà người Bắc còn gọi là củ đậu. Nó có thể dùng chung hoặc thay thế cho giá đỗ.

Còn bánh xèo Bến Tre thì có phần thịt ốc dai dai, ngọt ngọt, hương vị rất thơm ngon, độc đáo.

Món đặc sản này cũng là phong tục của người miền Nam mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Vào dịp này, trên mâm cơm mọi nhà thường có món bánh xèo. Những cơn mưa nhẹ ở miền Nam những ngày này cũng khiến món bánh xèo giòn rụm, thơm ngon khó cưỡng.

Những loại rau ăn kèm với bánh xèo miền Tây cũng sẽ khiến bạn tò mò. Với hơn 20 loại rau thường dùng. Có nhiều loại rau mà nghe qua rất ngạc nhiên như: đọt xoài, lá cách, lá điều non…

Nước chấm ở đây có thêm nguyên liệu là sợi cà rốt có thể giúp tăng màu sắc và kích thích vị giác. Ngoài ra còn có một số cọng củ sắn để tăng thêm hương vị.

Bánh khoái được chiên giòn rụm, ăn kèm với rau sống và một loại nước chấm có vị béo khá đặc biệt. Nếu bạn chưa biết bánh khoái là bánh gì, thì hãy để chuyên mục Mẹo vào bếp giúp bạn hiểu thêm về loại bánh này cùng với cách phân biệt giữa bánh khoái và bánh xèo khác nhau như thế nào nhé!

Bánh khoái là bánh chiên, được tạo hình giống như bánh xèo nên có hình dạng tròn, thường được ăn kèm với rau sống và nước chấm.

Tên gọi bánh khoái xuất phát từ cách gọi của người Huế khi nấu bánh khói. Cụ thể, người xưa kể lại rằng người Huế thường có thói quen làm bánh từ bột gạo và sử dụng bếp than củi để nấu.

Cứ mỗi lần thấy khói bay lên sau khi bếp củi bị tắt trong suốt quá trình nấu, thì họ quyết định đặt tên bánh đó là bánh khói. Tuy nhiên, cách phát âm của người Huế thường gọi chệch vần “oi” thành vần “oai” nên mới có tên gọi là bánh khoái như hiện nay.

Ngoài ra, có ý kiến khác cho rằng: vì loại bánh này có độ giòn rụm và ăn có cảm giác rất ngon miệng nên vu vơ đặt gọi là bánh khoái [nghĩa là khoái khẩu].

2 Bánh khoái là đặc sản của miền nào?

Bánh khoái là đặc sản của miền Trung, nó có nguồn gốc từ Huế. Tuy nhiên, ở những khu vực khác thuộc miền Trung thì bánh khoái thường được đi kèm với tên địa danh như bánh khoái Thanh Hóa, bánh khoái Ninh Bình, bánh khoái Quảng Nam, bánh khoái Quảng Ngãi,…

Hơn nữa, mỗi vùng sẽ có cách chế biến bánh khoái và nước chấm có hương vị không giống nhau.

3 Nguyên liệu làm bánh khoái?

Bánh khoái được làm từ bột gạo, cụ thể bánh khoái gồm có 2 phần là vỏ bánh và phần nhân.

Đối với vỏ bánh, người ta dùng bột gạo pha với nước, rồi cho thêm ít bột nghệ [mục đích để tạo màu] kèm với một chút bột ngọt và muối. Trong khi, phần nhân chủ yếu được làm từ hỗn hợp gồm có tôm, lòng đỏ trứng gà, giò sống vo viên nhỏ, giá,…

Cách làm bánh khoái cũng tương tự như bánh xèo. Đầu tiên, họ dùng chiếc chảo gang đặt lên bếp than lửa đỏ. Sau đó, tráng một lớp mỡ heo để làm nóng chảo, rồi múc hỗn hợp bột gạo [đã pha] tráng đều vào lòng chảo với đường kính khoảng 15cm và độ dày từ 2 - 3cm.

Tiếp đó, họ lần lượt cho các nguyên liệu và rải đều lên bề mặt bánh, đợi nguyên liệu chín thì mới cho thêm giá vào. Khi thấy vỏ bánh hơi giòn thì họ gấp đôi, chiên và lật mặt để đảm bảo lớp vỏ bánh trông vàng ươm, giòn rụm đều.

Bên cạnh đó, nước chấm bánh khoái cũng rất đặc biệt vì được nấu hơn 10 loại nguyên liệu [như gồm có gan heo, thịt heo nạc xay nhuyễn, đậu phộng, nước ruốc, tương đậu nành,…] để tạo nên nước chấm có màu hơi vàng nhạt và vị béo nhẹ rất lạ miệng.

Tham khảo thêm nhiều công thức làm bánh khoái:

Chưa hết, người dân ở phá Tam Giang – Cầu Hai, còn sử dụng cá kình thay cho hỗn hợp nhân quen thuộc để làm ra món bánh khoái cá kình. Họ sẽ chọn những con cá có kích thước tầm 2 - 3 ngón tay chụm lại để cảm nhận được vị ngọt của thịt cá tươi.

Tham khảo thêm công thức làm bánh khoái cá kình:

4 Bánh khoái và bánh xèo khác nhau như thế nào?

Nếu bạn vẫn chưa phân biệt được bánh khoái và bánh xèo khác nhau như thế nào, thì hãy dựa vào một số đặc điểm như sau:

Bánh khoái

Bánh xèo

Kích thước bánh

Nhỏ, khoảng 15cm

Có thể nhỏ hoặc lớn, dao động từ 10 - 30cm

Độ dày bánh

2 - 3cm

Khoảng 1 - 2cm

Đặc điểm nước chấm

Sền sệt, có vị bùi béo

Loãng, có vị ngọt chua

Chảo nhôm chống dính vân đá Delites CE003-24

Chảo nhôm chống dính Sunhouse CT18

Chảo nhôm chống dính Delites CR001-24

Chảo nhôm chống dính Sunhouse CT24

Chảo nhôm chống dính vân đá đáy từ DMX CDD

Chảo nhôm chống dính vân đá Sunhouse SBD28

Chảo nhôm chống dính vân đá Sunhouse SBD18

Chảo nhôm chống dính vân đá Delites CE003-20

Chảo nhôm chống dính Sunhouse CT28

Chảo nhôm sâu chống dính Elmich Harmonia EL-3779

Chảo nhôm chống dính Sunhouse CT30

Chảo nhôm chống dính vân đá Sunhouse SBD30

Xem thêm:

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn cập nhật thêm thông tin thú vị liên quan đến bánh khoái là bánh gì, nhất là cách phân biệt giữa bánh khoái và bánh xèo khác nhau như thế nào. Hãy bắt tay vào làm thử món bánh này để cùng thưởng thức với người thân của mình, bạn nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 19/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề