Bài văn biểu cảm về bài thơ qua đèo ngang năm 2024

Bài văn mẫu về phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang: của Bà Huyện Thanh Quan dưới đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng và hữu ích hỗ trợ học sinh hoàn thành yêu cầu này.

Đề bài: Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang:

' Lom khom dưới, núi tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.'

Mục Lục bài viết:

  1. Dàn ý II. Bài văn mẫu

Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang

I. Dàn ý Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và tóm tắt yêu cầu đề bài.

2. Nội dung chính

- Cảnh Đèo Ngang xuất hiện với vẻ hoang sơ, hùng vĩ, nhưng con người lại hiện diện thưa thớt, ít ỏi, 'chợ mấy nhà', 'tiều vài chú'. - Những từ ngữ như 'lom khom', 'lác đác' mô tả hình ảnh nhỏ bé của con người và sự thưa thớt của những ngôi nhà đơn sơ bên sông. - Số từ 'vài', 'mấy' tăng cường cảm giác cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật...[Tiếp theo]

\>> Chi tiết hơn trong Nội dung chínhPhân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang tại đây.

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị biểu cảm của 2 câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang [Phiên bản Sáng Tạo]

Bà Huyện Thanh Quan, một nữ sĩ hiếm có của thế kỉ XIX, với chồng làm tri huyện Thanh Quan, được gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ 'Qua Đèo Ngang' viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, thể hiện tâm trạng cô đơn, hoài cổ, và nỗi nhớ nước thương nhà. Cảnh Đèo Ngang đẹp đẽ nhưng lòng người nặng trĩu nỗi niềm. Cảnh vật làm nền cho tâm trạng, cảm xúc thấm đẫm qua hai câu thơ, tạo nên giá trị biểu cảm trong bài 'Qua Đèo Ngang' của Bà Huyện Thanh Quan.

'Lom khom dưới, núi tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.'

Thu vào tầm mắt nữ sĩ là cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút. Hình ảnh con người xuất hiện như những điểm nhỏ mờ nhạt, dường như bị chìm trong không gian hùng vĩ của núi rừng. Những từ như 'lom khom', 'lác đác' tạo ra hình ảnh nhỏ bé của vài chú tiều và sự thưa thớt của những ngôi nhà đơn sơ bên sông. Trong bài thơ 'Chiều tối' của Hồ Chí Minh, hình ảnh cô gái xay ngô bên ánh lửa hồng làm bừng sáng bức tranh chiều tà, mang lại sự sống, ấm áp cho toàn bài thơ. Tuy nhiên, với Bà Huyện Thanh Quan, khi đứng chân tại Đèo Ngang vào lúc 'bóng xế tà', chỉ cảm nhận được sự lẻ loi, quạnh quẽ. Con người mặc dù xuất hiện, nhưng 'tiều vài chú', 'chợ mấy nhà' lại không đủ để tạo nên cảm giác vui tươi, sống động. Các từ 'vài', 'mấy' tăng cường sự cô đơn, tịch mịch cho cảnh vật và tâm trạng nữ sĩ. Bức tranh Đèo Ngang truyền đạt tâm tình sâu sắc, nhuốm nước buồn, giống như câu nói của Nguyễn Du: 'Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?'. Người buồn thường thấy buồn bất kể nơi nào, đặc biệt là khi ánh dương chìm xuống, cảnh đẹp mênh mông, hùng vĩ, mà sự sống của con người xuất hiện quá ít ỏi.

Sự đối lập giữa bản lớn của không gian và con người bé nhỏ, kết hợp với sự đảo ngữ trong hai câu thơ, làm nổi bật tâm trạng buồn bã của Bà Huyện Thanh Quan. Dù cố gắng mở rộng tầm nhìn để tìm kiếm hình bóng con người ở 'dưới núi' và 'bên sông', sự sống ấy vẫn như chìm vào không gian bao la, tĩnh lặng. Cảm giác cô đơn trỗi dậy như ánh chiều tà mảnh khảnh bao phủ nhà thơ. Cảnh vật như đắm chìm trong nỗi u buồn vô tận của trái tim người sáng tác.

""""-HẾT""""--

Chúng tôi đã hướng dẫn cách lập dàn ý và phân tích giá trị biểu cảm của hai câu thơ trong bài Qua Đèo Ngang. Để hiểu rõ hơn về bài thơ, bạn có thể tham khảo những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Qua đèo Ngang, cũng như khám phá cảnh sắc thiên nhiên ở đèo Ngang và tâm trạng của người lữ khách xa quê qua bài thơ. Ngoài ra, có sẵn cả phân tích về nỗi nhớ nước và tình cảm thương nhớ nhà của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang. Ý kiến của bạn về bài thơ cũng rất quan trọng!

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng.

Trên đây là phần Cảm nhận bài thơ Qua đèo Ngang để có thêm kiến thức trả lời, làm tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm phần Vẻ đẹp cổ điển trong bài thơ Qua Đèo Ngang và Chiều hôm nhớ nhà và cùng với phần Tâm trạng tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang nữa nhé.

Tôi là Trần Lai hiện đang là Co-Founder của Gia Sư Minh Trí. Trong blog của mình tôi chia sẻ các phương pháp học tập hiệu quả, các bài văn hay, thông tin về tác giả, tác phẩm để quý thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý độc giả

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang ngắn nhất do VnDoc biên soạn để giúp các em HS học tập tốt môn Ngữ văn 7 và đạt kết quả cao cho bài viết sắp tới, đồng thời trở thành tài liệu tham khảo cho quý thầy cô và phụ huynh.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang ngắn nhất

Trong các bài thơ Đường luật, em đặc biệt yêu thích bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quanh.

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, với cấu trúc đề thực luận kết quen thuộc. Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ khắc họa bối cảnh không gian và thời gian nơi mình dừng chân. Đó là đèo Ngang vào một buổi chiều muộn. Nơi đó, cỏ cây, hoa lá đông đúc, chen chúc nhau trên từng mỏm đá. Gợi sự bao la, hùng vĩ của thiên nhiên. Nhưng dưới ánh chiều tà, tất cả lại trở nên tịch liêu hơn bao giờ hết. Giữa vùng hoang vắng mênh mông ấy, hình ảnh con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng. Tác giả tinh tế sử dụng thủ pháp đảo ngữ, đưa hai từ láy “lác đác”, “lom khom” lên đầu câu. Giúp nhấn mạnh thêm sự cô đơn, bơ vơ đến lọt thỏm của con người giữa thiên nhiên rộng lớn.

Trong bầu không gian trống trải ấy, âm thanh “gia gia”, “cuốc cuốc” vang lên thật đột ngột. Nhưng hơn cả tiếng gọi của thiên nhiên, đó chính là tiếng lòng của nhà thơ. Giữa nơi hoang vắng, trong lòng bà là nỗi nhớ nhà, nhớ về quê hương khắc khoải da diết. Và hơn thế, chính là nỗi nhớ về đất nước, nhưng là đất nước của trước đây. Thời vẫn còn vẹn nguyên, chưa chia đôi xẻ nửa. Tất cả nỗi niềm ấy, hóa thành tiếng thở dài trong lòng. Khắc khoải trong tiếng ngậm ngùi “ta với ta”. Bởi ở nơi này, từ bây giờ sẽ chỉ có mỗi mình bà mà thôi. Chẳng có ai đồng điệu cùng bà.

Với những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa được nỗi niềm cô đơn, nhớ nước, thương nhà giữa chốn thiên nhiên bao la, rộng lớn.

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang ngắn gọn

Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ tiêu biểu của nền văn học trung đại nước ta. Trong những sáng tác của bà, Qua đèo Ngang được xem là thi phẩm đặc biệt nổi bật.

Qua đèo Ngang được viết bởi thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật quen thuộc của văn học trung đại. Trong đó, tứ thơ được chia thành bốn phần đề - thực - luận - kết. Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh không gian tại đèo Ngang vào buổi xế chiều với vẻ đẹp hoang sơ, hiu hắt. Động từ chen được sử dụng ở giữa các hình ảnh cỏ cây, lá, đá, hoa, gợi nên miền không gian thiên nhiên tươi tốt, ngập tràn sắc xanh.

Trong không gian ấy, hình ảnh con người hiện lên thật nhỏ bé. Các từ láy “lom khom”, “lác đác” gợi lên cảm giác về sự thưa thớt, ít ỏi của con người. Trái ngược hoàn toàn với sự chen chúc của cỏ cây, hoa lá. Đã vậy, những tính từ ấy còn được sử dụng thủ pháp đảo ngữ để đưa lên đầu câu. Càng giúp nhấn mạnh thêm sự nhỏ bé của con người. Chính sự tương phản ấy, đã khiến nỗi cô đơn, tịch liêu trong tác giả càng thêm dữ dội.

Trong khung cảnh ấy, xuất hiện hai âm thanh “quốc quốc”, “gia gia”. Đây là nghệ thuật chơi chữ lấy động tả tĩnh. Bởi đó không đơn giản chỉ là âm thanh của tiếng chim trong thiên nhiên. Nó còn là tiếng lòng, tiếng thở dài của nhà thơ. Nó lột tả nỗi nhớ thương quê hương khi phải đi xa của bà. Và hơn cả như thế, nó còn là sự tiếc nuối về những ngày tháng bình yên, hòa hợp một cõi của đất nước.

Càng thương nhớ, tác giả càng cảm nhận rõ sự lẻ loi, cô đơn của mình giữa vùng thiên nhiên mênh mông, rộng lớn. Tất cả nỗi niềm ấy, gói gọn trong ý thơ “một mảnh tình riêng, ta với ta”. Bởi vì quá cô đơn, nên nhà thơ tự phân thân để đối thoại, để sẻ chia với chính mình. Hình ảnh ấy khiến nữ thi sĩ càng thêm bé nhỏ, lẻ loi giữa vũ trụ bao la rộng lớn.

Tác phẩm Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh quan thực sự là một tứ thơ hay. Mang đậm vẻ đẹp của dòng thơ cổ phong thất ngôn bát cú Đường luật.

-------------

Trên đây là bài Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ qua đèo ngang ngắn nhất. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Chủ Đề