Khi người đàn ông cúi đầu xin lỗi năm 2024

Trong tình cảnh mấy chục công nhân phải cấp cứu, cơ sở vật chất tan hoang, tâm trạng rối bời của vị chủ doanh nghiệp biểu hiện rõ trên khuôn mặt là điều dễ hiểu. Điều đáng chú ý là hành động cúi đầu xin lỗi của ông Lee Young Tae trong đoạn trả lời phỏng vấn sau khi nói: “Thật sự tôi chân thành xin lỗi vì sự việc đáng tiếc đã xảy ra”.

Nếu thấy được hành động cúi rạp người để xin lỗi này, 35 công nhân bị nạn và người nhà của họ sẽ phần nào cảm thấy an lòng. An lòng vì vị chủ doanh nghiệp không chối bỏ trách nhiệm. An lòng vì những hậu quả mà họ đang chịu sẽ được Công ty chia sẻ. Trong tình huống đó, lời xin lỗi có giá trị hơn cả một cam kết bằng văn bản và việc cúi rạp người có giá trị hơn rất nhiều những cuộc thăm hỏi.

Nhưng không phải vị chủ doanh nghiệp nào cũng ý thức và làm được điều đó khi có vụ việc đáng tiếc xảy ra. Đơn giản là vì, xin lỗi có nghĩa là bạn thừa nhận mình đã làm điều sai lầm. Kể cả bạn nhận ra được rằng, xin lỗi là hành động hoàn toàn đúng đắn nhưng lực cản của sự sợ hãi đã ngăn bạn lại: tình huống có thể trở nên tồi tệ hơn khi thừa nhận sự cố đó là do mình đã làm sai.

Có thể chúng ta sẽ phản biện rằng, cúi đầu xin lỗi chỉ là hành động thông thường của một nền văn hóa nào đó, tiêu biểu như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Nhưng, ngay trong những nền văn hóa này, cúi đầu xin lỗi là hành động thể hiện thái độ thừa nhận sai lầm, khuyết điểm của bản thân, của tổ chức mà mình chịu trách nhiệm; trong đó, người cúi nghiêng mình với góc lớn hơn như 45 độ và với thời gian lâu hơn cách cúi chào xã giao hay cảm ơn.

Lãnh đạo Công ty Massey Energy [Mỹ] vẫn nợ một lời xin lỗi về vụ nổ mỏ than đã xảy vào năm 2010 tại phía Tây Virginia làm 7 thợ mỏ thiệt mạng. Lãnh đạo Công ty Takata – nhà sản xuất túi khí Nhật Bản vẫn còn nợ một lời xin lỗi sớm đối với các nạn nhân …

Có thể chúng ta sẽ phản biện rằng, cúi đầu xin lỗi thực chất chỉ một phản ứng truyền thông khôn ngoan và ấn tượng. Vì, quả là, có những khi, hành động này đã bị lợi dụng. Nhiều nhãn hàng đã cho nhân viên cúi đầu xin lỗi mỗi khi tăng giá, nhiều ông chủ đã cúi đầu khi cắt giảm lương nhân viên,… Nhưng chỉ có những lời xin lỗi chính thống chất chứa lòng chân thành mới có thể truyền tải sự đáng tin cậy. Nghĩa là, một hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm.

Nói lời xin lỗi đi liền với cúi mình như là sự thể hiện lời nói đi đôi với việc làm, cam kết đi đôi với hành động. Ký hiệu ở đây không chỉ dừng lại ở giá trị biểu tượng. Còn nhớ, dù đã phát biểu “tôi cúi đầu xin lỗi” nhưng chúng ta vẫn còn chờ một hành động cúi đầu xin lỗi thực sự của doanh nhân Hoàng Khải trong vụ việc gian lận thương mại thương hiệu Khaisilk vào năm 2017. Chúng ta cũng rất tiếc về một lời xin lỗi không còn giá trị của Tập đoàn Suzuki vào năm 2016 khi trước đó họ đã chối bỏ trách nhiệm của mình về gian lận khí thải.

Cúi đầu xin lỗi chỉ đáng tin khi hành động đó như là một cam kết thực hiện trách nhiệm. Cúi đầu xin lỗi nghĩa là vì tôi mà các bạn phải gánh chịu hậu quả. Cúi đầu xin lỗi nghĩa là không chối đẩy vai trò của mình. Dù cúi đầu xin lỗi phải đi kèm với những hành động rõ ràng, nhưng trong những hoàn cảnh như trên thì đó là nét nhân văn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có.

Cúi đầu xin lỗi như là một sự khẳng định của tư tưởng: bất luận trong hoàn cảnh nào, doanh nghiệp cũng phải đồng hành với người lao động; người lao động là lực lượng mang lại sự phát triển cho doanh nghiệp, bị tai nạn trong quá trình lao động tức là người lao động bị rủi ro trong khi họ đang cống hiến cho sự phát triển này.

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Khi giám đốc cúi đầu xin lỗi", bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee"

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng [1 USD].

35 công nhân bị thương trong vụ nổ tại Công ty TNHH Seojin Auto

Vụ nổ xảy ra tại xưởng sản xuất Công ty TNHH Seojin Auto [Khu công nghiệp Đại Đồng, Bắc Ninh] khiến 35 người bị thương.

Vụ nổ tại Công ty Seojin Auto: Công nhân mang thai bình an giữa lằn ranh sinh tử

May mắn chỉ bị thương nhẹ sau vụ nổ tại Công ty TNHH Seojin Auto [Công ty Seojin Auto], hai nữ công nhân vẫn chưa ...

Vụ ngừng việc ở Nam Định: “Doanh nghiệp nợ người lao động một lời xin lỗi”

Cuộc ngừng việc của hàng trăm công nhân Nhà máy Gia công đế và mũi giày dép Nice Power, thuộc Công ty TNHH Nice Power ...

Chủ Đề