Bài thu hoạch hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bài thu hoạch lớp tập huấn đổi mới chương trình GDPT 2018

Đọc bài Lưu

BÀI THU HOẠCH

LỚP TẬP HUẤN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GDPT 2018.

Câu 1. Mục tiêu chung của CT GDPT và mục tiêu giáo dục ở cấp tiểu học?

- Mục tiêu chung của CT GDPT mới có điểm kế thừa mục tiêu chung của CT GDPT truyền thống, thể hiện ở định hướng: Tiếp tục mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, hài hòa về thể chất và tinh thần…

Mục tiêu của CT GDPT mới nhấn mạnh yêu cầu phát triển năng lực, chú ý phát huy tiềm năng vốn có của mỗi HS, chú ý phát triển cả con người xã hội và con người cá nhân. Đó chính là đổi mới căn bản trong CT GDPT.

Ngoài ra CT mới còn cụ thể hóa mục tiêu giáo dục thành hệ thống phẩm chất và năng lực cần đạt với những biểu hiện cụ thể theo từng cấp học.

- Trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học “giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”

Như vậy, trong chương trình chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu “cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” mà còn chú ý yêu cầu “phát triển phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Câu 2. Những hạn chế, bất cập của CT GDPT hiện hành?

CT GDPT hiện hành có những hạn chế, bất cập chính sau đây:

- Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.

- Quan điểm tích hợp và phân hoá chưa được quán triệt đầy đủ; các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng yêu cầu về sư phạm; một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm, nặng với học sinh.

- Nhìn chung, CT còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết, chưa thật sự thiết thực, chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chưa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.

- Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chưa chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.

- Trong thiết kế CT, chưa quán triệt rõ mục tiêu, yêu cầu của hai giai đoạn [giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp]; chưa bảo đảm tốt tính liên thông trong từng môn học và giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học; còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tính tích cực, sáng tạo của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục; chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn; việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện CT còn thiếu tính hệ thống.

Câu 3. CT GDPT mới kế thừa những gì từ CT hiện hành?

Quan điểm chủ đạo khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là đổi mới căn bản, toàn diện nhưng phải kế thừa những nội dung tích cực của chương trình hiện hành:

- Về mục tiêu GDPT: CTGD mới tiếp tục mục tiêu giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”; hài hòa về thể chất và tinh thần; chú trọng các yêu cầu học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội…

- Về nội dung giáo dục: CT GDPT mới tiếp tục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hoá, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại; bảo đảm yêu cầu cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của HS các cấp học.

- Về phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học của CT mới thể hiện rõ tính kế thừa ở chủ trương: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh… Tất cả các phương pháp dạy học truyền thống và hiện hành đều được kế thừa trong CTGD mới với một tinh thần và định hướng mới. Đó là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các PPGD phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đều tập trung hình thành, phát triển năng lực người học.

- Về quy trình xây dựng CT: CT GDPT mới tiếp thu và kế thừa tất cả các ưu điểm về quy trình phát triển CT GDPT trước đây, từ việc đánh giá và xác định nhu cầu đổi mới; tiến hành các nghiên cứu cơ bản, đề xuất các căn cứ khoa học cho đến đề xuất các định hướng đổi mới… Bảo đảm các bước thiết kế CT phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Quy trình xây dựng từ dự thảo CT, xin ý kiến công luận đến tiếp thu, sửa chữa, thẩm định và phê duyệt … đều kế thừa kinh nghiệm của lần đổi mới CT năm 2000.

Câu 4. CT GDPT mới hướng tới phát triển những phẩm chất và năng lực nào cho học sinh? Tại sao?

Khi xây dựng CT GDPT theo tiếp cận phát triển năng lực, mục tiêu giáo dục cần được cụ thể hoá thành phẩm chất và năng lực cần hình thành cho học sinh, được thể hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học. Năng lực bao gồm năng lực chung và năng lực đặc thù môn học. Trong đó, năng lực chung được hình thành và phát triển thông qua tất cả các lĩnh vực học tập, hoạt động giáo dục; năng lực đặc thù môn học được hình thành và phát triển thông qua lĩnh vực học tập, môn học tương ứng.

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:

+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.

Câu 5. Thế nào là CT GDPT xây dựng theo hướng phát triển năng lực? Có gì khác với CT GDPT hiện hành và các CT GDPT trước?

Từ trước đến nay, kể cả CT hiện hành, về cơ bản vẫn là CT tiếp cận nội dung. Theo cách tiếp cận nội dung, CT thường chỉ nêu ra một danh mục đề tài, chủ đề của một lĩnh vực/môn học nào đó cần dạy và học. Tức là tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn học sinh biết cái gì? Nên chạy theo khối lượng kiến thức, ít chú ý dạy cách học, nhu cầu, hứng thú của người học…

CT mới chuyển sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đó là là cách tiếp cận nêu rõ học sinh sẽ làm được gì và làm như thế nào vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường. Cách tiếp cận này cũng đòi hỏi HS nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng còn chú trọng yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, giải quyết các tình huống trong học tập và cuộc sống; tính chất và kết quả hoạt động cũng phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú, niềm tin, đạo đức… của người học nên CT cũng rất chú trọng đến mục tiêu phát triển các phẩm chất của học sinh; phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có, đồng thời phát triển các phẩm chất và năng lực riêng của từng em; tập trung vào việc dạy và học như thế nào?

Sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận này sẽ chi phối và bắt buộc tất cả các khâu của quá trình dạy học thay đổi: nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá, thi cử; cách thức quản lý và thực hiện… nhằm tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng giáo dục.

Câu 6. Có môn học nào mới [ở cấp tiểu học] trong CT GDPT?

CT GDPT mới có các môn học với tên gọi mới nhưng thực chất là các môn học có nội dung kế thừa CT hiện hành và bổ sung các nội dung mới hoặc tích hợp, lồng ghép các nội dung liên quan trong một môn học.

So với chương trình hiện hành TH2000 đang dạy học, ở chương trình GDPT mới cấp tiểu học môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc, tên gọi mới là Tin học và Công nghệ. Môn Thể dục tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất. Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc. Làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.
Điểm mới rõ nhất lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động Trải nghiệm

Câu 7. Hệ thống môn học bắt buộc và tự chọn ở cấp tiểu học có gì mới?

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:

Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Tự nhiên và Xã hội [ở lớp 1, lớp 2, lớp 3]; Lịch sử và Địa lí [ở lớp 4, lớp 5]; Khoa học [ở lớp 4, lớp 5]; Tin học và Công nghệ [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm.

- Các môn học tự chọn:

Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 [ở lớp 1, lớp 2].

So với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ở chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Tin học thêm nội dung Công nghệ và là môn học bắt buộc với tên gọi mới là Tin học và Công nghệ; môn Thể dục có tên gọi mới là môn Giáo dục thể chất; Ngoại ngữ 1 là môn bắt buộc; làm quen tiếng Anh lớp 1, lớp 2 đang thực hiện tại các trường tiểu học hiện nay là môn học tự chọn.

Câu 8. Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chương trình GDPT 2018. Đội ngũ giáo viên hiện đang đứng lớp phải thay đổi như thế nào để đáp ứng được yêu cầu dạy học theo CT GDPT mới?

* Thuận lợi:

Đội ngũ giáo viên phổ thông đã cơ bản đủ về số lượng, có đủ các thành phần theo môn học, gần 100% đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo tốt; xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định của Điều lệ trường phổ thông và của pháp luật; giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình mới.

* Khó khăn:

Điểm yếu của phần lớn giáo viên phổ thông hiện nay là đang dạy học theo phương pháp chủ yếu truyền thụ kiến thức lý thuyết một chiều cho học sinh dẫn đến hoạt động của học sinh là ghi nhớ kiến thức rời rạc, có sẵn, không được vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

* CT GDPT mới đòi hỏi giáo viên đổi mới PPDH theo hướng tích hợp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực học sinh.

Giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng cả về kiến thức và kĩ năng sư phạm, trong đó bồi dưỡng để mỗi giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình lớp học, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trước khi thực hiện

Khi nhà trường được tự chủ về thực hiện CTGD thì giáo viên có cơ hội và cần phải linh hoạt, sáng tạo, tự chủ,tự chịu trách nhiệm về bảo đảm chất lượng theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và năng lực cho học sinh.

Hoạt động TNST, hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật được quy định trong CT là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện phát triển năng lực, hình thành kỹ năng mềm thông qua nhiều hoạt động đa dạng. Tuy nhiên hoạt động đó cũng đòi hỏi giáo viên phải có năng lực sáng tạo trong việc tổ chức, hướng dẫn và đánh giá các hoạt động đó.

Thực hiện một CT, nhiều SGK là cơ hội để giáo viên chủ động, linh hoạt lựa chọn nguồn tài liệu đa dạng, phong phú phù hợp với đặc điểm học sinh, điều kiện nhà trường nhưng cũng yêu giáo viên phải có năng lực phát triển CT phù hợp, phát huy được ưu điểm của nguồn tư liệu phong phú.

Câu 9. Nhà trường và địa phương có quyền tự chủ như thế nào trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo CT GDPT mới?

CT GDPT mới chủ trương vừa tập trung thống nhất, vừa mềm dẻo, linh hoạt cả trong thiết kế xây dựng và quản lý thực hiện CT. Cụ thể là:

- CT mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, trong đó quy định những yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh sau mỗi cấp học, nội dung và thời lượng giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh, đồng thời có một phần thích hợp để các cơ sở giáo dục chủ động vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

- Tài liệu giáo dục phải đáp ứng sự đa dạng vùng miền, đặc biệt là vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, học sinh khuyết tật.

- Biên soạn tài liệu giáo dục của địa phương đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương. Các tài liệu này phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ GDĐT phê duyệt.

- Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương.

- Việc lựa chọn SGK thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, dựa trên ý kiến của giáo viên, tham khảo ý kiến học sinh, phụ huynh học sinh.

- Các cơ sở GDPT được chủ động tiến hành điều chỉnh, bố trí, sắp xếp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường đáp ứng yêu cầu CT mới, SGK mới.

Câu 10. Vì sao phải thực hiện chủ trương một CT, nhiều SGK? Những khó khăn, thách thức khi thực hiện chủ trương một CT, nhiều SGK? Giải pháp khắc phục?

* Ở hầu hết các nước phát triển và nhiều quốc gia khác đều áp dụng “một CT, nhiều SGK”. Ở Việt Nam những năm qua tuy chưa phải chủ trương chính thức nhưng trong một số trường hợp đã có những phiên bản SGK để đáp ứng yêu cầu thực tế. Cơ sở để đề xuất chủ trương này là:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng SGK vì: huy động được nhiều trí tuệ của các nhà xuất bản, các tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia biên soạn SGK; tạo ra nhiều nguồn thông tin đa dạng và phong phú, nhiều cách tiếp cận, nhiều cách thức tạo ra SGK; tạo cơ hội có nhiều SGK phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm của từng địa phương, tránh được hiện tượng độc quyền; tạo ra được sự cạnh tranh trong biên soạn, in ấn, phát hành, kinh doanh… SGK.

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng SGK, chủ yếu là giáo viên và học sinh. Làm thay đổi nhận thức và nâng cao năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về lựa chọn, sử dụng phong phú các tài liệu dạy học, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo yêu cầu của CT.

- Phù hợp với xu thế phát triển CT và SGK của nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Chủ trương trên được thực hiện bằng cách: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở CT GDPT; đồng thời, trong giai đoạn trước mắt, Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK đủ các môn học ở các lớp học, bảo đảm tiến độ theo lộ trình của Đề án.

*Thực hiện chủ trương trên sẽ gặp một số khó khăn sau:

Khó khăn đầu tiên cần nói tới là kinh nghiệm biên soạn, quản lý, thẩm định, lựa chọn và chỉ đạo thực hiện chủ trương 1 CT, nhiều SGK của nước ta chưa nhiều; dễ xảy ra tình trạng thiếu khách quan trong thẩm định, tiêu cực trong việc xuất bản, phát hành. Tiếp đến là trình độ của giáo viên, cán bộ chỉ đạo chuyên môn và cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa quen và còn nhiều bất cập. Hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá vẫn còn nặng dấu ấn của cách làm cũ… có thể sẽ xuất hiện tâm lý e ngại của các tổ chức, cá nhân muốn biên soạn SGK khác vì thấy đã có bộ sách của Bộ GDĐT. Ngoài ra, yêu cầu kịp thời, triển khai đồng bộ giữa CT và SGK mới cũng là một áp lực, thách thức.

*Một số giải pháp nhằm khắc phục:

- Để việc tổ chức biên SGK khoa huy động được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo có năng lực tham gia thì tiêu chí lựa chọn thành viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, tiêu chí đánh giá và quy trình thẩm định SGK phải được công khai, minh bạch. SGK do Bộ GDĐT, các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân biên soạn đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định SGK thẩm định trước khi phê duyệt cho phép sử dụng, bảo đảm tính khoa học, công bằng.

- Tuyên truyền giải thích để xã hội hiểu rõ SGK do Bộ GDĐT tổ chức biên soạn nhằm bảo đảm tính chủ động trong việc triển khai CT; việc có một bộ SGK do Bộ GDĐT tổ chức biên soạn không ảnh hưởng đến việc có các bộ SGK khác cùng lưu hành; tất cả các SGK đều được Hội đồng quốc gia thẩm định một cách độc lập.

- Hội đồng thẩm định quốc gia sẽ gồm các thành viên có uy tín về phẩm chất và năng lực, vừa giỏi về khoa học chuyên ngành vừa giỏi về khoa học giáo dục và am hiểu GDPT, có cả các giáo viên phổ thông giỏi đến từ nhiều cơ sở giáo dục khác nhau.

- Việc lựa chọn bộ SGK để dạy học trong từng trường sẽ do các Ban giám hiệu quyết định trên cơ sở ý kiến của giáo viên bộ môn, có tham khảo ý kiến của học sinh và cha mẹ học sinh. Bộ GDĐT chịu trách nhiệm hướng dẫn để quy trình chọn sách được khách quan, công bằng, đề phòng tiêu cực.

- Thời gian đầu có thể chưa có nhiều tổ chức, cá nhân viết SGK, sau sẽ tăng dần, vì vậy việc tổ chức thẩm định sẽ làm theo định kỳ qua hàng năm, không phải chỉ một lần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bài thu hoạch Chương trình giáo dục tổng thể 2018

  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Toán
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Tiếng việt
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Đạo đức
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Âm nhạc
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Hoạt động trải nghiệm
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Mỹ thuật
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Tự nhiên xã hội
  • Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Chương trình tổng thể

Bài thu hoạch tập huấn Mô đun 2 trong Chương trình GDPT 2018

PHÒNG GD-ĐT ..................

TRƯỜNG TIỂU HỌC ................

Số:.../KH-THPcD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

......., ngày ... tháng .... năm 20....

KẾ HOẠCH
Phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý
trường Tiểu học ……………. giai đoạn 2020 - 2025

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Kế hoạch phát triển đội ngũ GV, NV, CBQL trường Tiểu học ……………… được xây dựng dựa trên những căn cứ cơ bản dưới đây:

  • Thông tư 28/2010/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 ban hành Điều lệ Trường tiểu học;
  • Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
  • Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
  • Thông tư số 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử GV làm tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong HCM trong các cơ sở GDPT công lập;
  • Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT Ban hành quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
  • Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
  • Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường TH;
  • Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
  • Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT, ban hành CTGDPT
    Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
  • Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Bộ GDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

- Căn cứ vào kế hoạch phát triển của nhà trường, quy mô phát triển trường Tiểu học Phúc Diễn;

- Căn cứ tình hình đội ngũ GV, NV, CBQL hiện nay của trường Tiểu học ……..

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thực trạng số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý của nhà trường năm học 2020-2021

Tổng số GV, NV, CBQL: 84

  • Xếp hạng nhà trường: 2
  • Số lượng lớp học: 46
  • Số lượng học sinh: 2155
  • Sĩ số học sinh/lớp: 8
  • Số lượng tổ/khối chuyên môn: 7
  • Số lượng giáo viên: 67
  • Tỷ lệ giáo viên/lớp:5
  • Số lượng nhân viên: 14
  • Số lượng cán bộ quản lí: 3

Thông tin chi tiết

TTĐối tượng đánh giá[1]Số lượngGiới tínhĐộ tuổiTrình độ đào tạoGhi chú
NamNữDưới 25Từ 25 đến dưới 35Từ 35 đến dưới 45Trên 45Cao đẳngĐại họcSau đại học
Cán bộ quản lý331221Đủ
1Hiệu trưởng1111
2Phó hiệu trưởng221111
Giáo viên67265628248364Đủ
Giáo viên dạy môn cơ bản52151622168250
Tiếng Việt52151622168250
Toán52151622168250
Đạo đức52151622168250
Tự nhiên và Xã hội2929315104232
Lịch sử và Địa lí17116265417
Khoa học17116265417
Giáo viên dạy môn chuyên biệt1411368113Đủ
9Ngoại ngữ 13333
10Tin học và công nghệ22112
11Giáo dục thể chất31233
12Âm nhạc3332
13Mỹ Thuật32112
14Tiếng dân tộc thiểu số0
14Công tác Đoàn/Đội111
Nhân viên
15Thư viện, thiết bị2221
17Kế toán1111
18Văn thư, thủ quỹ1111
19Y tế111
20Hỗ trợ giáo dục người khuyết tật0
21Giáo vụ [áp dụng đối với trường dành cho người khuyết tật]0

2. Thực trạng đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên

Điểm mạnh:

  • Số lượng đủ theo định mức 1.5 GV/lớp; đủ các môn học.
  • Đội ngũ khối trưởng chắc tay nghề, có kinh nghiệm và uy tín trong tập thể khối, tích cực học hỏi kiến thức, phương pháp dạy học mới và có ý thức xây dựng khối, kèm cặp các giáo viên mới, giáo viên trẻ.
  • Giáo viên đa số tay nghề cao, yêu nghề, say mê công việc, tất cả vì học sinh; ủng hộ các chủ trương của nhà trường. Các giáo viên trẻ tích cực, chủ động nâng cao tay nghề.
  • 100% sử dụng hình thức, phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh hiệu quả;
  • 65% tư vấn và hỗ trợ tốt học sinh trong dạy học và giáo dục
  • 90% phối hợp tốt với gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học, giáo dục cho học sinh
  • Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

Điểm tồn tại, hạn chế:

  • Sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế 80%. Một số giáo viên tuổi cao, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chưa nhanh 10%.
  • Nhà trường còn 03 giáo viên trình độ cao đẳng, cần học đại học để đạt chuẩn.

2.2. Thực trạng cán bộ quản lý

Điểm mạnh:

  • Số lượng BGH đủ theo quy định, có trình độ chuyên môn cao, có uy tín, kinh nghiệm quản lý, được sự ủng hộ của GVNV nhà trường.
  • BGH đoàn kết, phối hợp nhịp nhàng trong các hoạt động chỉ đạo; phân công nhiệm vụ rõ ràng, tích cực, chủ động trong công việc; tổ chức các hoạt động nhà trường; Biết phát huy sức mạnh của đội ngũ giáo viên cốt cán, đội ngũ khối trưởng, giáo viên trẻ và những giáo viên có năng lực.
  • Tích cực đổi mới, sáng tạo, thích ứng trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
  • Quản trị tốt các nguồn lực trong nhà trường đáp ứng CTGDPT 2018
  • Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh theo hướng tiếp cận năng lực
  • Quản trị chất lượng giáo dục đáp ứng CTGDPT 2018
  • Tích cực phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh, huy động và sử dụng tốt các nguồn lực để phát triển nhà trường
  • Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và lãnh đạo nhà trường thực hiện CTGDPT 2018

Điểm tồn tại, hạn chế:

  • BGH sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo.

2.3. Thực trạng đội ngũ nhân viên

Điểm mạnh:

  • Nhân viên kế toán, văn thư, y tế có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác
  • Lập kế hoạch công việc chuyên môn phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường
  • Thực hiện hiệu quả các công việc chuyên môn theo kế hoạch giáo dục nhà trường
  • Phối hợp tốt với giáo viên, học sinh, nhân viên khác trong thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường

3. Các vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý cần tập trung giải quyết trong giai đoạn 2020-2025

Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên đáp ứng chương trình GD tổng thể 2018, đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trẻ, mới công tác tại nhà trường.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Xác định số lượng, cơ cấu đội ngũ GV, NV, CBQL cần bổ sung theo lộ trình thực hiện CT GDPT 2018 cấp tiểu học


Năm học
Đội ngũ
Số lượng hiện cóSố lượng dự báo theo các nămGhi chú
2020-20212021-20222022-20232023-20242024-2025
Cán bộ quản lý333333
Hiệu trưởng111111
Phó hiệu trưởng222222
Giáo viên676767676767
Giáo viên dạy môn cơ bản và hoạt động giáo dục525252525252
Tiếng Việt525252525252
Toán525252525252
Đạo đức525252525252
Tự nhiên và Xã hội
Lịch sử và Địa lí
Khoa học
Hoạt động trải nghiệm525252525252
Giáo viên dạy môn chuyên biệt141414141414
Ngoại ngữ 1333333
Tin học222222
Giáo dục thể chất333333
Âm Nhạc333333
Mỹ thuật333333
Tiếng dân tộc thiểu số000000
Công tác Đoàn/Đội111111
Nhân viên555555
Thư viện, thiết bị222222
Công nghệ thông tin000000
Kế toán111111
Văn thư, thủ quỹ111111
Y tế111111

2. Mục tiêu chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giai đoạn 2020-2025đáp ứng CT GDPT 2018 cấp tiểu học

- Xây dựng đội ngũ CB, NV, CBQL vững về tay nghề, phẩm chất đạo đức lối sống chuẩn mực, hết long tận tụy với công việc.

- Tạo được niềm tin đối với nhân dân, giúp phụ huynh an tâm khi gửi con tại trường.

- Tập huấn bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp đổi mới phương pháp dạy bộ môn.

- Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, nhân viên, CBQL đáp ứng chương trình GDPT 2018.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN

1. Tham mưu cho cơ quan quản lý về bổ sung đội ngũ đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

2. Phân công chuyên môn cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã ra Quyết định phân công nhiệm vụ cho CBGV, NV đảm bảo đúng người, đứng việc, sử dụng hiệu quả đội ngũ, đảm bảo nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích.

Phân công 10 giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn tốt [đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng được cấp chứng chỉ] thực hiện dạy lớp 1 trong năm học đầu tiên thực hiện CTGDPT 2018 [năm học 2020-2021]

3. Bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, NV, CBQL đáp ứng CT GDPT 2018

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo vien theo các phương pháp linh hoạt khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của trường.

- Phân công các giáo viên cốt cán, các giáo viên có năng lực triển khai CTGDPT 2018 kèm cặp, hướng dẫn các giáo viên có năng lực yếu hơn để giáo viên tự thực hiện giờ dạy theo yêu cầu CTGDPT 2018.

- Mời giảng viên về bồi dưỡng cho giáo viên ngay tại nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả các giờ dạy cho học sinh.

4. Thực hiện tốt quy chế chuyên môn, nề nếp sinh hoạt chuyên môn, đa dạng hóa nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018

- Xây dựng quy trình triển khai dạy học theo CTGDPT 2018.

- Thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt chuyên môn hang tuần để đảm bảo đồng hành, hỗ trợ thường xuyên đối với các giáo viên thực hiện CTGDPT 2018, thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở tất cả các tổ khối chuyên môn.

- Xây dựng các nội dung chuyên đề phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển chuyên môn của giáo viên.

5. Xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường tạo môi trường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng CT GDPT 2018

Nhằm tạo môi trường để GV, NG, CBQL luôn học hỏi lẫn nhau, trau dồi chuyên môn và nâng cao ý thức.

- Nhà trường đã xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường cùng thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021, lấy kinh nghiệm để triển khai các lớp tiếp theo thông qua các hoạt động như: tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục về đổi mới dạy học theo tiếp cận năng lực, về phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá năng lực người học…

- Kết hợp cộng đồng học tập giữa các trường trong cùng quận để hỗ trợ nhau phát triển chuyên môn thông qua hình thức sinh hoạt chuyên môn theo cụm.

6. Kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo khách quan, công bằng, làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, tạo động lực làm việc cho đội ngũ

- Hàng năm, nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ CBGV, NV thông qua hình thức dự giờ, thăm lớp, kiểm tra đột xuất… từ đó xác định được nhân sự nào cần được đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng ở lĩnh vực nào để phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân và đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển của nhà trường.

- Hàng tháng, nhà trường họp đánh giá xếp loại CBGV, NV trên cơ sở đánh giá chất lượng hoàn thành công việc được giao và kịp thời xử lý vi phạm [nếu có].

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

1. Tổ chức thực hiện phân công chuyên môn cho giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học

BẢNG PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TH ....................

* Giáo viên cơ bản

TT

Họ và tên

GVCN lớp

Số tiết/ tuần

Kiêm nhiệm khác

Ghi chú

1

* Điền tiên giáo viên

1A1

27

2

1A2

27

3

1A3

27

4

1A4

27

5

1A5

27

6

1A6

27

7

1A7

27

8

1A8

27

9

1A9

27

KTCM

10

1A10

27

KPCM

11

2A1

29

KTCM

12

2A2

29

13

2A3

29

14

2A4

29

15

2A5

29

16

2A6

29

17

2A7

29

18

3A1

27

KTCM

19

3A2

27

KPCM

20

3A3

27

21

3A4

27

22

3A5

27

23

3A6

27

24

3A7

27

25

3A8

27

26

3A9

27

27

3A10

27

28

3A11

27

29

3A12

27

30

4A1

26

KTCM

31

4A2

26

KPCM

32

4A3

26

33

4A4

26

34

4A5

26

35

4A6

26

36

4A726
374A826
384A926
395A126
405A226KTCM
415A326
425A426
435A526
445A626KPCM
455A726
46* Điền tiên giáo viên5A826

* Nhiệm vụ giáo viên bộ môn:

TTHọ và tênNhiệm vụSố tiết/ tuầnKiêm nhiệm khácGhi chú
1* Điền tiên giáo viênGV Nhạc18KTVTM
2GV Nhạc16
3GV Nhạc20
4GV MT19
5GV MT18
6GV MT19
7GV TD28
8GV TD24
9GV TD20
10GV TA20KT TA- Tin
11GV TA20
12GV TA18
13GV Tin28
14GV Tin30

* Nhân viên:

TTHọ và tênNhiệm vụGhi chú
1Kế toán
2Văn thư- Thủ quỹ
3Thư viện
4Y tế
5Thiết bị

2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV, NV, CBQLđáp ứng CT GDPT 2018

BẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TH ...............

NỘI DUNGMỤC TIÊU BỒI DƯỠNGCÁCH THỨC BỒI DƯỠNGCÁC NGUỒN LỰC THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG

Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học

Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cho học sinh theo hướng phát triển phẩm chất.

- Tập huấn

- Giáo viên.

Năng lực kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Đánh giá, kiểm tra học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Tập huấn

- Giáo viên.

Năng lực xây dựng văn hóa nhà trường

Tạo môi trường văn hóa trong trường học

- Tập huấn

- Giáo viên.

Năng lực phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Tạo mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Tập huấn, giao lưu, cùng tham gia kết các hoạt động giữa CMHS và nhà trường

- BGH, giáo viên

Năng lực quản trị dạy và học trong trường

Quản lý tốt công tác dạy và học trong nhà trường

- Tham gia các lớp bồi dưỡng

- CBQL.

Năng lực quản trị nhân sự

Quản lý tốt nhân sự trong nhà trường

- Tập huấn, bồi dưỡng

- CBQL

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT quận;
- KTCM;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

……………………

[1] Dựa vào Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập

Video liên quan

Chủ Đề