Luyện cách phát biểu trước đám đông

Các bước

Phương pháp 1

Phương pháp 1 của 3:

Chuẩn bị nội dung phát biểu

  1. 1

    Xác định lý do bạn muốn hoặc cần phát biểu. Có lẽ bạn phải phát biểu hay thuyết trình ở trường học hay nơi làm việc, hay bạn được mời để trình bày về chủ đề thuộc chuyên môn hoặc đam mê của mình. Hãy ghi nhớ lý do của việc phải nói trước đám đông trong khi chuẩn bị để giúp bạn tập trung vào những nội dung cần truyền đạt cho khán giả hoặc những gì bạn mong muốn đạt được thông qua bài phát biểu của mình.[1]

    • Nếu phải thuyết trình lấy điểm học phần trên lớp, bạn nhớ xem kỹ các đề mục và hướng dẫn để đảm bảo bài thuyết trình đáp ứng đủ các yêu cầu.

  2. 2

    Tìm hiểu đối tượng khán giả để bạn có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với mối quan tâm của họ. Để thu hút sự chú ý của người nghe, việc cung cấp thông tin phù hợp với họ là hết sức quan trọng. Khi có thể, bạn hãy tìm hiểu độ tuổi, hoàn cảnh, trình độ học vấn của người nghe. Bạn cũng nên biết về niềm tin và giá trị cùng thái độ của họ đối với chủ đề mà mình sắp trình bày để có thể điều chỉnh nội dung sao cho bài phát biểu thuyết phục hơn.[2]

    • Trò chuyện với nhiều đối tượng khán giả khác nhau trước khi phát biểu để biết điều gì quan trọng với họ và tại sao họ tham gia buổi thuyết trình của bạn.
    • Ví dụ, khi phát biểu trước nhóm học sinh trung học, bạn cần dùng ngôn ngữ đơn giản và hài hước hơn; còn khi trình bày trước các quân nhân, bạn phải chuẩn mực hơn.

  3. 3

    Ghi nhớ mục tiêu trong khi bạn chuẩn bị bài phát biểu. Tùy thuộc vào từng tình huống mà bạn sẽ cần nghiên cứu chủ đề trước khi bắt đầu viết nội dung. Tiếp theo, bạn cần tạo một dàn ý bao gồm toàn bộ ý chính mà mình muốn truyền đạt. Đưa ra thông tin thực tế và một vài số liệu cùng với trải nghiệm cá nhân, thậm chí một hay hai câu chuyện vặt nếu bạn nghĩ chúng sẽ được đón nhận. Viết toàn bộ bài phát biểu ra giấy ghi chú để bạn có thể tập luyện.[3]

    • Luôn nhớ lý do bạn trình bày về chủ đề này và đảm bảo toàn bộ nội dung tập trung vào mục tiêu của bạn hoặc kêu gọi hành động.
    • Phần mở đầu hoặc lời dẫn dắt đầy lôi cuốn là yếu tố quan trọng. Hãy chia sẻ câu chuyện, số liệu hoặc thông tin thực tế để thu hút sự chú ý của người nghe và khiến họ muốn tìm hiểu sâu hơn.
    • Trình bày các điểm chính theo thứ tự hợp lý để người nghe có thể nắm được lý lẽ của bạn. Dùng từ/câu chuyển ý để dẫn dắt người nghe sang nội dung tiếp theo.
    • Kết thúc bài phát biểu bằng một câu chuyện đáng suy ngẫm, thông tin thực tế hoặc lời kêu gọi hành động để người nghe tiếp tục nghiền ngẫm sau khi bạn đã kết thúc phần trình bày.

  4. 4

    Ghi nhớ thời gian quy định, nếu có. Nếu bạn tham gia sự kiện thuyết trình có giới hạn, hãy nhớ trình bày trong khoảng thời gian quy định. Bạn sẽ tập thuyết trình ở nhiều tốc độ khác nhau và ghi lại thời gian hoàn thành để cân nhắc việc giảm bớt nội dung. Trong hầu hết trường hợp, nội dung càng ngắn ngọn càng tốt![4]

    • Thông thường, bài phát biểu 5 phút sẽ có khoảng 750 từ, còn bài phát biểu 20 phút bao gồm 2.500 - 3.000 từ.

  5. 5

    Tập nói đến khi bạn không cần xem ghi chú. Điều quan trọng cần làm khi nói trước đám đông là chuẩn bị sẵn sàng. Mặc dù bạn có thể bắt đầu tập luyện bằng cách đọc những gì mình đã viết, nhưng mục tiêu là thuộc bài phát biểu hoặc ít nhất nhớ được các điểm chính, để bạn không phải phụ thuộc vào giấy ghi chú trong khi thuyết trình.[5]

    • Đừng chỉ tập luyện từ phần mở đầu của bài phát biểu. Hãy thử bắt đầu từ nhiều phần khác nhau để bạn thuộc từng phần. Như vậy, nếu bị lạc hướng hoặc không nhớ đã nói đến đâu, bạn sẽ quen với việc bắt đầu từ một phần khác trong bài thuyết trình.
    • Bạn có thể tập nói trước gương, trong xe ô tô, hoặc khi làm vườn, tập thể thao, dọn dẹp, mua sắm hoặc làm bất kỳ việc gì. Như vậy, bạn sẽ nhớ nội dung tốt hơn và có nhiều thời gian để tập luyện.

  6. 6

    Chuẩn bị hình ảnh hỗ trợ nếu bạn thích hoặc thấy cần thiết. Hình ảnh hỗ trợ sẽ giúp ích trong việc giảm lo lắng. Bên cạnh đó, bạn và người xem cũng sẽ dễ dàng tập trung vào hình ảnh. Nếu bạn thấy phù hơp với chủ đề hoặc sự kiện, hãy tạo phần trình chiếu, đem theo dụng cụ hỗ trợ, poster, hoặc chia sẻ hình ảnh hỗ trợ giúp làm rõ các ý chính.[6]

    • Nhớ chuẩn bị kế hoạch dự phòng trong trường hợp các thiết bị không hoạt động! Nếu cần, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho việc trình bày không có hình ảnh hỗ trợ.

  7. 7

    Sử dụng công cụ hỗ trợ hình ảnh. Công cụ hỗ trợ hình ảnh là người bạn của bạn. Cho dù những gì bạn nói không cần phải dùng công cụ hỗ trợ, nhưng bạn vẫn nên chiếu thứ gì đó lên màn hình bên cạnh hay phía sau mình. Khi khán giả có điều gì đó để nhìn ngoài bạn trên sân khấu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, bạn đừng nhìn vào màn hình – hãy nhìn vào máy vi tính hoặc học thuộc nội dung trình chiếu để thông tin trên đó giống như một phần mở rộng trong suy nghĩ của bạn.

  8. 8

    Lặp lại điều đã nói. Lặp lại các cụm từ chính một hay hai lần là một cách rất tốt để nhấn mạnh các ý chính, và việc lặp lại câu hỏi của khán giả không chỉ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ, mà còn tạo ấn tượng rằng bạn đang chú tâm đến câu hỏi của họ.

Phương pháp 2

Phương pháp 2 của 3:

Giữ bình tĩnh

  1. 1

    Thừa nhận rằng bạn đang lo lắng. Đừng ngại để người khác biết cảm xúc của mình. Bạn hãy thử nắm chặt hai bàn tay, hít thở sâu, và đứng với tư thế tự tin để khống chế sự hồi hộp và lo âu; phương pháp này cũng sẽ giúp bạn trở nên bình tĩnh hơn. Thừa nhận với đám đông là bạn đang cảm thấy lo lắng cũng không phải là ý tưởng tồi, điều này giúp bạn được thông cảm và thấy thoải mái hơn.

  2. 2

    Định hình lại khán giả. Đừng tưởng tượng mọi người trước mặt bạn đang trần truồng hoặc chỉ là những con lợn thân thiện, vì điều này quá ngớ ngẩn. Thay vào đó, bạn nên thay đổi cách nhìn nhận họ: hãy xem họ là những sinh viên cùng trang lứa và cũng đang hồi hộp như bạn vì họ sắp phải trình bày khi đến lượt, hoặc xem họ là một đám bạn cũ có gương mặt thân quen và đang ủng hộ bạn.

  3. 3

    Tham quan địa điểm trước khi sự kiện diễn ra. Nếu bạn chưa từng đến nơi mà mình sắp thuyết trình, việc cố gắng hình dung nơi đó trông như thế nào có thể khiến bạn lo lắng. Vì vậy, hãy tìm hiểu trước để bạn quen với địa điểm và biết vị trí nhà vệ sinh, các cửa thoát hiểm, v.v.[7]

    • Cách này cũng giúp bạn lên kế hoạch trước cho lộ trình di chuyển và biết sẽ cần bao nhiêu thời gian để đến địa điểm trong ngày diễn ra sự kiện.

  4. 4

    Chăm chút cho vẻ ngoài của bạn. Vẻ ngoài bắt mắt sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, nên hãy dành thời gian chăm chút cho vẻ ngoài trước khi thuyết trình. Chọn trang phục tôn dáng nhưng vẫn phù hợp với sự kiện. Cắt tóc hoặc chăm sóc móng nếu bạn cần củng cố sự tự tin của bản thân.[8]

    • Trong hầu hết trường hợp, quần âu vừa vặn và áo sơ mi thường thích hợp với các buổi thuyết trình. Hoặc, bạn cũng có thể mặc âu phục và đeo cà-vạt hoặc váy bút chì và áo khoác blazer. Hãy đảm bảo trang phục của bạn sạch sẽ và không bị nhăn.

  5. 5

    Nhìn nhận nỗi sợ để bạn có thể vượt qua. Đừng cảm thấy xấu hổ khi bạn lo sợ việc nói trước đám đông. Hãy thừa nhận rằng bạn sợ hãi và chấp nhận cảm giác đó. Bạn có thể nghĩ “Tim mình đang đập thình thịch, tâm trí thì trống rỗng và mình đang rất hồi hộp”. Tiếp theo, bạn sẽ nói với bản thân đây là chuyện bình thường và hooc-môn adrenaline gây ra các triệu chứng này cho biết bạn quan tâm đến những gì mình làm.[9]

    • Chuyển adrenaline thành đam mê giúp bạn truyền đạt cho khán giả hiểu vì sao những gì bạn nói lại quan trọng.
    • Việc hình dung bản thân thành công với bài thuyết trình có thể giúp bạn thể hiện tốt hơn; vì vậy, hãy dành ít phút để tưởng tượng mọi việc đang tiến triển tốt.

  6. 6

    Buông bỏ cảm giác hoang mang trước khi bạn lên sân khấu. Hooc-môn adrenaline có thể khiến bạn ngập tràn trong năng lượng lo lắng. Trước khi thuyết trình, bạn thử nhảy dang tay [jumping jack] vài lần, lắc tay, hoặc nhún nhảy theo bài hát yêu thích. Bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và kiểm soát tốt hơn khi đối diện với khán giả.[10]

    • Bạn cũng có thể tập thể dục vào buổi sáng của hôm thuyết trình để xua tan sự lo lắng và giải phóng năng lượng.

  7. 7

    Hít thở sâu để giữ bình tĩnh. Có lẽ bạn đã nghe lời khuyên này hàng triệu lần, nhưng thực tế là như vậy: việc hít thở sâu một cách có kiểm soát thực sự có thể giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh. Hít vào với 4 nhịp đếm, giữ hơi thở trong 4 nhịp đếm, rồi thở ra với 4 nhịp đếm. Lặp lại đến khi bạn cảm thấy mạch không còn đập nhanh và mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát.[11]

    • Tránh nói quá nhanh, thở hổn hển vì việc này dẫn đến chứng thở quá nhanh.

Phương pháp 3

Phương pháp 3 của 3:

Trình bày bài phát biểu

  1. 1

    Đối mặt với khán giả. Mặc dù bạn sẽ có cảm giác muốn tránh ánh mắt của những người đang nhìn chằm chằm vào mình, nhưng việc đối mặt với khán giả và trò chuyện trực tiếp với họ khiến bạn trông tự tin hơn. Hãy đứng thẳng và vươn vai. Chắc chắn bạn có thể làm được việc này![12]

  2. 2

    Thể hiện như khi bạn đang trò chuyện với bạn bè. Việc nghĩ về toàn bộ khán giả và phản ứng của họ có thể khiến bạn trở nên lo lắng hơn. Thay vào đó, hãy giả vờ như bạn đang trò chuyện với người mà mình quen biết và tin tưởng. Đây là cách giúp bạn giữ bình tĩnh và cảm thấy tự tin hơn.[13]

    • Nhiều người còn đưa ra gợi ý tưởng tượng khán giả đang mặc đồ ngủ, nhưng việc này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn hoặc không thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đây là cách giúp mình bớt hồi hộp hoặc sợ hãi, hãy cứ mạnh dạn làm theo.

  3. 3

    Nói với tốc độ vừa phải. Nhiều người thường nói rất nhanh khi họ hồi hộp hoặc muốn nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc nói nhanh sẽ khiến khán giả khó nắm được những gì bạn nói. Mặt khác, bạn cũng không nên nói quá chậm khiến khán giả cảm thấy nhàm chán hoặc nghĩ rằng bạn xem thường họ. Hãy nói với tốc độ mà bạn thường dùng khi trò chuyện với ai đó.[14]

    • Cụ thể là bạn nên đặt mục tiêu nói 190 từ mỗi phút khi trình bày bài phát biểu.

  4. 4

    Nói to và rõ để mọi người có thể nghe nội dung của bạn. Khi nói trước đám đông, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo toàn bộ khán giả có thể hiểu những gì mình nói. Hãy nói to, tròn vành rõ chữ với chất giọng mạnh mẽ. Dùng mi-crô khi bạn được trang bị. Nếu không, bạn nên nói to hơn khi trò chuyện bình thường, nhưng tránh gào to.[15]

    • Tập nói vài câu uốn lưỡi để khởi động trước khi trình bày. Ví dụ, hãy lặp lại câu “Lúa nếp là lúa nếp làng. Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng” hoặc “Buổi trưa ăn bưởi chua”. Nếu thuyết trình tiếng Anh, bạn có thể tập nói "Sally sells seashells by the seashore" hoặc "Peter Piper picked a peck of pickled peppers".

  5. 5

    Giao tiếp với khán giả qua ánh mắt. Nếu bạn có bạn bè hoặc người thân đến dự buổi thuyết trình, hãy nhìn họ. Một cái gật đầu động viên hoặc một nụ cười có thể trấn an bạn và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Nếu không quen ai cả, hãy chọn vài khản giả và thỉnh thoảng nhìn họ. Đây là cách giúp khán giả cảm thấy gắn kết hơn với bạn trong khi bạn thuyết trình.[16]

    • Nếu bạn quá sợ hãi việc giao tiếp qua ánh mắt, hãy nhìn vào một điểm trên đầu của khán giả. Tuy nhiên, bạn cần tránh nhìn lên trần hoặc nhìn xuống sàn.

  6. 6

    Diễn đạt rõ ý trong khi nói. Tránh nói bằng giọng đều đều và đứng yên như tảng đá. Trong những cuộc trò chuyện thông thường, mọi người sẽ thả lỏng, dùng cử chỉ tay và thể hiện cảm xúc thông qua biểu cảm trên khuôn mặt. Bạn cũng nên làm điều tương tự khi phát biểu trước đám đông! Hãy thể hiện nhiệt huyết và cho khán giả biết vì sao chủ đề này lại quan trọng với bạn thông qua ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu.[17]

    • Thể hiện cảm xúc để khán giả đồng cảm với bạn. Chỉ cần bạn không đi quá giới hạn và thể hiện cảm xúc mạnh mẽ đến mức không thể tiếp tục nói. Hãy tạo ra sự cân bằng giữa chuyên nghiệp và đam mê.

  7. 7

    Tạm dừng khi cần. Sự im lặng, đặc biệt là khi có mục đích, không phải là một điều tồi tệ. Đừng cảm thấy như bạn cẩn phải nói không ngừng. Nếu cảm thấy hồi hộp hoặc quên mình đã nói đến đâu, bạn cứ dừng lại vài giây để sắp xếp lại suy nghĩ của mình. Bên cạnh đó, nếu bạn đưa ra lập luận quan trọng hoặc đáng suy ngẫm, hãy dừng lại để khán giả tiếp thu những gì bạn vừa nói.[18]

  8. 8

    Tiếp tục trình bày kể cả khi bạn mắc sai lầm. Việc sử dụng từ ngữ một cách vụng về hoặc bỏ qua một ý quan trọng có thể khiến bạn hoảng loạn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mọi người đều mắc sai lầm, và khán giả sẽ không xem lỗi sai là vấn đề to tát như bạn nghĩ. Do đó, thay vì “đứng hình” hoặc chạy khỏi sân khấu, hãy hít một hơi thật sâu và tiếp tục trình bày. Đừng tập trung vào lỗi của bạn - thay vào đó, bạn nên tập trung truyền đạt sao cho khán giả hiểu thông điệp của mình.[19]

    • Không ai hoàn hảo cả và bạn không nên kỳ vọng bài thuyết trình sẽ thật hoàn hảo! Hãy là chính bạn.

Kỹ năng nói trước đám đông là gì?

Nói trước đám đông là một hình thức giao tiếp đặc biệt với mục đích truyền tải thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kêu gọi hành động. Đây là việc tác động vào suy nghĩ, tình cảm từ đó định hướng hành động của người nghe.

Thủ trưởng phát biểu trước cuộc họp cơ quan, nhân viên đóng góp ý kiến trong cuộc họp cơ quan, nhà khoa học trình bày công trình nghiên cứu, sinh viên phát biểu ý kiến, giảng viên dạy học,… là những tình huống cần kỹ năng nói trước đám đông.

Kỹ năng nói trước đám đông rất cần thiết trong nhiều tình huống

1. Tự “thôi miên” rằng bạn đang rất hào hứng

Một lời khuyên phổ biến mà bạn thường được nghe để giảm căng thẳng trước khi “lên sàn” là tự nhủ rằng “hãy giữ bình tĩnh nào”. Nhưng một nghiên cứu từ trường Harvard Business đã chứng minh lời khuyên ấy không có tác dụng giảm căng thẳng. Thay vào đó, nếu bạn tự “thôi miên” rằng mình đang phấn khích thì lại có hiệu quả.

Bất kỳ bài chia sẻ hay lời đóng góp, lời nói của bạn phải nói trước đám đông thì đều cần có kỹ năng để hoàn thành thật xuất sắc

1. Mất bình tĩnh – lỗi thường gặp phải khi nói trước đám đông

Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất mà hầu hết ai cũng gặp phải. Chỉ cần bạn mất bình tĩnh là có thể dẫn đến một loạt lỗi sai sau đó. Khi mất bình tĩnh làm bạn quên mất phải nói gì, hành động trở nên lúng túng.

[su_note]

3 phương pháp để giữ được bình tĩnh các diễn giả nổi tiếng hay áp dụng đó là:

  • Luyện tập bài phát biểu trước gương thật nhuần nhuyễn: Đây là cách mà 100% các diễn giả áp dụng và đã được kiểm chứng. Chuẩn bị một cách chu đáo là phương án giúp bạn giữ được bình tĩnh tốt nhất.
  • Chia sẻ và xin lỗi:Đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn, áp lực bạn đang gặp phải với đám đông của bạn. Đồng thời, cũng hãy chủ động lên tiếng xin lỗi, nếu bạn cảm thấy bạn làm chưa tốt, hoặc đã để những áp lực cá nhân làm ảnh hưởng đến mọi người. Trút bỏ được những điều này, bạn sẽ lấy lại được sự bình tĩnh.
  • Sử dụng thuốc an thần: Một số loại thuốc sẽ giúp bạn giữ được bình tĩnh và có được trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên hãy sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
[/su_note]

2. Quên mất nội dung trình bày

Rất nhiều người khi đứng trước đám đông đứng im rất lâu vì quên mất nội dung cần trình bày. Nguyên nhân là do sự chuẩn bị còn sơ sài, lại thêm tâm lý mất bình tĩnh nên nhất thời không thể nhớ ra được nội dung cần trình bày.

[su_note]

Trước khi nói trước đám đông,

  • Bạn cần nắm rõ nội dung mình muốn truyền đạt. Hiểu rõ nội dung mình muốn nói là kỹ năng nói trước đám đông bạn cần thành thạo đầu tiên.
  • Luôn chuẩn bị trước nội dung bằng cách lập dàn ý những điều cần nói ra giấy.
  • Một tuyệt chiêu mà các diễn giả chuyên nghiệp thường xuyên áp dụng đo chính là: Máy nhắc chữ.
[/su_note]

Tập trung vào các nội dung chính, tránh việc nói quá nhiều nội dung liên quan có thể khiến bạn quên nội dung chính và trở nên mất bình tĩnh.

3. Không tập thực hành trước khi chính thức nói trước đám đông

Cho dù là diễn giả chuyên nghiệp cũng luôn phải chuẩn bị, tập luyện thường xuyên trước khi diễn thuyết, nói trước đám đông. Bởi không ai có thể làm tốt một điều gì đó ở lần đầu tiên.

Khi luyện tập, hãy tưởng tượng như mình đang thực sự đứng trước đám đông. Bạn sẽ không còn cảm thấy ngại khi thực sự đối mặt với đám đông nếu như cảm giác được rằng bạn đã làm nó nhiều lần.

Bạn nên tưởng tượng đến cả những tình huống xấu nhất để chuẩn bị tâm lý, và cách giải quyết tình huống xảy ra.

Bên cạnh việc tập diễn thuyết, bạn hãy tìm cho mình những vị “khán giả”, có thể là người thân hoặc bạn bè, những người có thể đưa ra nhận xét và giúp bạn cải thiện bài nói của mình được tốt hơn

4. Cố gắng bắt chước người khác

Có nhiều người cho rằng bắt chước phong thái, cử chỉ của những diễn giả nổi tiếng sẽ giúp họ làm tốt hơn, nhưng đó hoàn toàn là cách làm sai lầm.

Sự thực là khi bắt chước người khác bạn không thể làm tốt như họ, vì bạn không có những kỹ năng giống như họ. Cố gắng bắt chước một ai đó chỉ chứng tỏ bạn không đủ tự tin về bản thân mình.

[su_note]

Lời khuyên dành cho bạn khi nói trước đám đông đó chính là hãy là chính mình, hãy diễn tả những điều bạn muốn nói theo phong cách của riêng bạn, bằng những động tác cử chỉ của riêng bạn. Điều đó sẽ giúp bạn ghi được ấn tượng riêng trong mắt những khán giả của bạn.

[/su_note]

5. Không dám chia sẻ quan điểm cá nhân

Khi đứng trước một đám đông có những khán giả địa vị cao hơn mình, nhiều diễn giả thường không dám chia sẻ quan điểm thật của mình do sợ bị đánh giá là nói sai.

Đây là lỗi sai bạn gặp phải khi thực hiện kỹ năng nói chuyện với đám đông mà nguyên nhân là từ các yếu tố bên ngoài. Do điều bạn chia sẻ chưa thực sự đúng với góc nhìn của những vị khách ngồi dưới do sự khác nhau về độ tuổi, kiến thức và kinh nghiệm.

[su_note]

Giải pháplà hãy “thú nhận” với họ về những hạn chế trong kiến thức của mình và luôn sẵn sàng học hỏi từ chính những khán giả của mình. Chỉ như vậy bạn mới sẵn sàng chia sẻ quan điểm của mình trước những người khác.

[/su_note]

6. Những lỗi sai trong cách nói chuyện

Những sai lầm trong cách nói chuyện mà bạn thường gặp khi nói chuyện trước đám đông thường là cố tỏ ra trịnh trọng, “đao to búa lớn” dẫn đến vẻ thiếu tự nhiên. Đây cũng chính là lỗi nhiều người Việt Nam mắc phải khi thực hiện kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh mình.

Và hàng loạt những lỗi về diễn đạt khi diên thuyết như: nói nhỏ, nói lắp, dừng đột ngột, không nói đúng trọng tâm vấn đề….

[su_note]

Thực hiện những hướng dẫn dưới đây để sửa lỗi:

  • Nói to, rõ ràng.
  • Sửa ngay lỗi nói lắp bằng cách tự luyện tập một mình.
  • Nói theo chủ đề và các nội dung chính đã được soạn sẵn.
[/su_note]

7. Không sử dụng “ngôn ngữ cơ thể”

Theo nhiều nghiên cứu, hầu hết người nghe chỉ dành 20% sự chú ý đến lời nói còn đến 80% là chú ý đến cử chỉ, phong thái của người nói. Do vậy. để trở thành nhà diễn thuyết tài ba bạn cần biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi diễn thuyết

[su_note]

Các hành động bạn nên thực hiện khi diễn thuyết:

  • Thu hút mọi người qua ánh mắt: ánh mắt tự nhiên, nhưng không nhìn thẳng vào mắt khán giả, nên nhìn vào chỗ giữa mũi và mắt để không làm khán giả cảm thấy sợ hãi.
  • Kết hợp các cử chỉ tay khi nói chuyện, phù hợp với nội dung đang nói. Chú ý không đưa tay quá cao hoặc quá thấp – có thể từ ngang thắt lên trở lên đến cằm là vừa. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng lắc bàn tay, co duỗi nắm tay cũng làm bạn bớt run và tự tin hơn.
  • Tránh khoanh tay ở trước ngực, tránh chắp tay sau lưng.
  • Nên đi lại thường xuyên thay vì chỉ đứng im một chỗ.
[/su_note]

Ngoài ra, video dưới đây sẽ cho bạn thấy ngôn ngữ cơ thể có sức mạnh như thế nào

Kỹ năng nói chuyện trước đám đônghiệu quả có thể phụ thuộc vào năng khiếu của bạn, nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ, tất cả đều do khổ luyện mà thành. Đó cũng là lý do bạn cần phải rèn luyện và học hỏi từng ngày để kỹ năng nói trước đám đông ngày một hoàn thiện hơn.

4.3 / 5 [ 13 bình chọn ]

Kỹ năng nói trước đám đông bạn cần biết

Nội dung

  1. Kỹ năng nói trước đám đông là gì?
  2. Một số yêu cầu của kỹ năng nói trước đám đông
    1. Phát âm tròn vành rõ chữ
    2. Phong cách trình bày thú vị
    3. Nắm được nhu cầu khán giả
    4. Biết sử dụng thiết bị, công cụ trình chiếu
    5. Phương thức truyền tải sáng tạo
  3. 8 bí quyết rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông

Ngày nay, kỹ năng nói trước đám đông đang được nhiều người quan tâm đến. Một phần là do yêu cầu công việc hoặc đơn giản chỉ là lợi ích tuyệt vời mang lại từ việc giao tiếp. Nếu đang quan tâm đến kỹ năng nói trước đám đông thì bài viết này đúng là dành cho bạn.

Cho dù trình bày trước đám đông hay trước nhóm nhỏ thì việc thực hành tốt kỹ năng nói trước đám đông đều vô cùng quan trọng trong tình huống cần trình bày ý kiến. Cách nói trước đám đông là yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá của người khác đối với tính cách cũng như vấn đề mà bạn trình bày. Nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và thành thục các kỹ năng nói trước đám đông thì bạn có thể thể hiện một cách xuất sắc trong mắt người đối diện.

Xem thêm:

Những kỹ năng giao tiếp qua điện thoại cực hữu ích

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh bạn nên biết

Bí quyết và quy tắc cơ bản khi nói chuyện trước đám đông

Phần lớn mọi người xem việc phải nói chuyện trước đám đông là nỗi sợ hãi kinh khủng nhất. Nỗi sợ đó còn hơn cả sợ rắn, sợ đi máy bay, hoặc ngay cả sợ cái chết. Nhưng chúng ta không thể trốn tránh nó mãi. Nhiều người trong chúng ta có thể được mời ra trình bày một báo cáo, phát biểu trong buổi họp phụ huynh học sinh, nói lời chúc mừng trong lễ cưới. Làm sao để bạn có thể vượt qua những thử thách đó. Thật đơn giản chỉ với một chút thời gian luyện tập các kỹ năng sống cơ bản sau.

Các quy tắc giao tiếp hiệu quả trước đám đông cần biết

1. Quy tắc quan trọng nhất trong việc nói chuyện trước đám đông là bạn phải biết mình nói gì.

Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thông thường các “diễn giả” không hề có một ý niệm rõ ràng về những gì họ truyền đạt đến người nghe. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi. Bạn không phải là một cuốn từ điển sống, việc đưa ra quá nhiều thông tin hay không đủ thông tin cũng đều dở như nhau.

2. Thực hành kỹ năng giao tiếp thường xuyên

Thực hành, nhưng không cần quá nhiều: Liệt kê ra những gì bạn sẽ nói và tập nói 1 hay 2 lần. Sẽ rất hay nếu như bạn canh thời gian trong khi tập, việc đó sẽ giúp bạn kiểm soát được thời gian nói mà không sợ bị lố. Có thể sẽ có những phút ngẫu hứng tình cờ xảy ra làm bạn bất ngờ và làm khán giả thích thú. Bạn sẽ không còn muốn xuất hiện trước đám đông nếu bạn đã nói về một đề tài cả ngàn lần rồi, bạn sẽ cảm thấy chán và chẳng thèm để ý tới khán giả nữa. Bạn cũng nên lập kế hoạch sẽ mặc những gì. Chú ý rằng đó phải là bộ đồ mà bạn cảm thấy thoải mái khi mặc vào. Và điều quan trọng nhất, đó phải là bộ đồ mà bạn biết sẽ làm mình nổi bật. Quyết định trước việc mình sẽ mặc gì trong ngày giao tiếp với đám đông sẽ làm bạn bớt lo lắng hơn.

3. Hãy là chính mình

Hãy là chính mình! Nhiều người cảm thấy cần phải rập khuôn theo phong cách của ai đó khi nói trước đám đông, đó là vì họ cảm thấy họ không đủ tự tin để lôi cuốn sự chú ý của khán giả. Một số cảm thấy bị “khớp” và nghiêm túc quá mức và quên rằng tính hài hước cũng là một công cụ quan trọng của diễn giả. Đừng nên chỉ tập trung vào vấn đề chính, đôi khi những giai thoại cá nhân hay những mẩu chuyện nhỏ cũng là một cách rất tốt để hòa nhập với khán giả.

4. Coi khán giả là bạn bè

Khán giả là bạn bè! Khán giả luôn ở đó, bởi vì họ quan tâm tới những gì bạn sẽ nói và muốn nghe bạn nói về vấn đề đó. Họ muốn bạn phải làm tốt. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc. Khi nói chuyện với khán giả, tiếp thu những ý kiến phản hồi của họ để hoàn thành bài nói chuyện của mình.Kỹ năng giao tiếp thông minh và tự tin sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn

5. Bạn sẽ vượt qua thôi mà!

Tôi chưa bao giờ từng nghe thấy có ai chết trên bục diễn thuyết cả. Bạn cũng không bị thở dốc, hụt hơi, quên mất tên mình hay bị nổi nóng. Đấy là những chuyện gây ám ảnh cho bất cứ ai phải đứng trước đám đông. Người ta gọi đó là cơn ác mộng của diễn viên. Việc đó hoàn toàn bình thường. Sử dụng một số kỹ thuật thư giãn trước khi bắt đầu. Bạn có thể tìm một nơi để nhảy lên nhảy xuống hoặc dậm chân thật manh, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy vững vàng và giảm bớt căng thẳng.

6. Lắc bàn tay và co duỗi nắm tay.

Điều này sẽ làm tay bạn bớt run. Nếu run tay thực sự là một vấn đề thì hãy nắm lấy một tấm danh thiếp hay nắm vào bục diễn thuyết khi nói chyện. Lè lưỡi ra, trợn mắt và há miệng to hết cỡ, sau đó nhăn tít mặt lại. Việc này sẽ làn thư giãn các cơ mặt của bạn. Hít thật sâu và thở mạnh ra tiếng để làm ấm giọng của bạn. Tưởng tượng như bạn đang ở trên một đám mây, không gì có thể làm hại đến bạn khi bạn đang ở trong đó. Hãy cố gắng giữ hình ảnh ấy trong đầu khi bạn đang đứng trên diễn đàn. Sẽ trở nên dễ dàng hơn! Nói chuyện trước công chúng càng nhiều, việc đó càng trở nên dễ dàng hơn. Có khi bạn còn cảm thấy thích nữa ấy chứ!


Bí quyết nói chuyện thu hút đám đông bằng 5 cách đơn giản sau đây

1. Thu hút mọi người qua ánh mắt

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Ánh mắt là một trong những cách chủ yếu đề thu hút sự chú ý của khán giả. Để thu hút sự tập chung bạn phải làm cho mọi người cảm thấy rằng bạn đang nói với họ chứ không phải nói với cái trần nhà hay cái phòng mà họ đang ngồi đó. Nhìn trực tiếp là một trong những cách quan trọng để thu hút sự tập chung.

hãy cố làm ra vẻ tự nhiên để nhìn trực tiếp vào mắt khán giả và thật khéo léo: thay cho việc nhìn trực tiếp vào mắt hãy nhìn vào khoảng trống giữa lông mày chính xác là chỗ giữa mũi và mắt. Cách nhìn này gây sự chú ý và không làm cho người khác sợ hãi. Bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè để áp dụng thử nhìn bạn theo cách này và ngược lại, bạn sẽ không thấy sự khác nhau về ánh mắt khi nói trước đám đông nhưng có vẻ như đang thu hút người nói mà không khiến họ sợ hãi.

2. Cách nói chuyện

Hãy giới thiệu về bản thân trước khi nói về đề tài của cuộc nói chuyện.

– Nói to rõ ràng, không vấp váp, dính chữ. Tránh nói nhanh quá.

– Nói ngắn gọn, nhưng đủ ý và dễ hiểu. Tránh nói quá dài vì dễ lạc đề. Khi nói, cần kèm theo dẫn chứng cụ thể.

– Tránh biểu lộ khuôn mặt quá nghiêm khắc.

Khi bạn nói bạn cần phải nói một cách nhiệt tình, thay đổi âm thanh, giọng điệu lên xuống để thể hiện cảm xúc với những người nghe. Về cơ bản kĩ năng nói trước đám đông là bạn cần phải “kích thích cảm xúc” của người nghe, làm cho bài nói của bạn trở nên sôi động và cuốn hút. Nếu bạn không có hứng thú nói thì làm sao có thể thu hút khán giả của bạn được.

3. Đừng quá lo lắng về những lỗi nhỏ

Đừng bao giờ cố cất công đi tìm một bài thuyết trình hoàn hảo vì thực chất không bao giờ có bài thuyết trình nào hoàn hảo hết. Vả lại, cũng chẳng ai mong được nghe một bài phát biểu hoàn hảo. Bạn cần phải nghiêm túc nếu bạn muốn khán giả tôn trọng bạn và đó là lí do tại sao cần phải lờ đi những lỗi nhỏ. Sơ suất của việc phát âm sẽ xảy ra nhưng đừng lo lắng về chúng vì khán giả không chú ý đâu. Khán giả sẽ tập chung vào những điểm chính trong bài nói của bạn do vậy điều này xảy ra 9 hay 10 lần thì họ cũng không quan tâm. Nhưng sẽ đặc biệt chú ý nếu bạn lúng túng, bối rối không nói tiếp được hoặc ngừng lại quá lâu sau khi nói sai đấy. Mọi người chỉ quan tâm đến bạn phát biểu điều gì chứ không ai để tâm đến chuyện bạn làm thế nào với bài phát biểu đó cả.

4. Cử chỉ, dáng điệu

Cần bày tỏ cử chỉ, điệu bộ sao cho thích hợp với điều mình đang nói.

– Tránh đưa tay cao quá cằm hoặc quá thấp, ít nhất là ngang thắt lưng.

– Tránh khoanh tay hoặc chỉ tay trước ngực, không chắp tay sau lưng.

– Tránh đứng yên một chỗ quá lâu, nhưng không nên đi lại nhiều, không dang chân quá rộng và không đứng ở tư thế bắt chéo hai chân.

– Tránh dừng lại quá lâu ở một nơi hoặc một người, không nhìn lơ đãng ra ngoài hoặc ngược lên trời, nhìn chăm xuống đất trong khi nói. Thay vào đó hãy hướng ánh mắt về phía người nghe và dừng lại ở mỗi người một chút, bạn sẽ cảm nhận thái độ quan tâm của người nghe dành cho điều bạn đang nói.

5. Tổng kết lại những ý chính

Trước khi kết thúc bài thuyết trình, bạn phải tổng kết nhận mạnh ý chính và điều muốn người nghe lưu tâm. Theo các nhà hùng biện họ gọi quy tắc thuyết trình này là: “nói cho họ biết những gì mà bạn đang nói và nói cho họ những gì mà bạn đã nói”.

Kết luận:

Richard Zeoli, một chuyên gia trong lĩnh vực nói trước công chúng có câu: “Năng khiếu, nếu có chỉ là một phần, tất cả đều do khổ luyện mà thành!”. Đúng vậy, để thành công khi giao tiếp với đám đông, các bạn cần phải luyện tập và học hỏi từng ngày. Tất nhiên nếu bạn ghi nhớ một vài quy tắc và bí quyết cốt lõi trên đây, việc nói trước đám đông sẽ nhanh chóng trở thành một kinh nghiệm rất tuyệt vời của bạn.


Bài viết theo chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nói chuyện trước đám đông, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng giao tiếp thông minh, quy tắc giao tiếp hiệu quả.

Theo Infonet

Video liên quan

Chủ Đề