Bài tập về từ chỉ đặc điểm lớp 3

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường dụng rất nhiều các từ ngữ để mô tả đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Những từ ngữ chỉ đặc điểm đó được gọi chung là từ chỉ đặc điểm và nó cũng là một phần kiến thức quan trọng của tiếng Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa từ chỉ đặc điểm là gì? Trong bài viết dưới đây, World Research Journals sẽ giúp phụ huynh và các em học sinh giải đáp các thắc mắc liên quan đến từ chỉ đặc điểm.

Từ chỉ đặc điểm là gì?

Từ chỉ đặc điểm là một phần kiến thức của môn tiếng Việt lớp 2

Trước hết các em học sinh cần hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm, từ định nghĩa thì mới có thể tìm từ chỉ đặc điểm một cách chính xác. Trong tiếng Việt, từ chỉ đặc điểm là từ được dùng để chỉ ra nét riêng biệt, đặc trưng của một sự vật, hiện tượng nào đó.

Ví dụ về từ chỉ đặc điểm

Nói đến đặc điểm, người ta sẽ chú trọng đến vẻ bên ngoài hoặc cảm nhận thông qua các giác quan như: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác,… các đặc trưng về màu sắc, hình khối hay hình dáng, âm thanh của sự vật, hiện tượng. Song, hầu hết các sự vật, hiện tượng đều có những đặc trưng riêng về cấu tạo và tính chất, có thể nhận biết qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và đưa ra kết luận.

Từ khái niệm về từ chỉ đặc điểm ở trên, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về từ chỉ đặc điểm. Dựa vào ngữ nghĩa, từ chỉ đặc điểm là những từ được dùng để mô tả đặc trưng của một sự vật, hiện tượng về hình dáng, sắc màu, mùi vị và những đặc điểm khác. Chẳng hạn như một số từ sau: xanh, đỏ, tam giác, vuông, đặc quánh,…

Ví dụ

  1. Chiếc xe của bạn ấy có màu xanh lá cây.
  2. Cái ly uống nước có hình tam giác rất lạ mắt.

Phân loại từ chỉ đặc điểm

Nhờ định nghĩa về từ chỉ đặc điểm là gì, ta có 2 loại từ chỉ đặc điểm sau:

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài

Từ chỉ đặc điểm bên ngoài là các từ chỉ nét riêng của sự vật, hiện tượng thông qua các 5 giác quan của con người như: hình dáng, âm thanh, màu sắc, mùi vị,…

Ví dụ:

  1. Quả cam có vỏ màu da cam, bên trong mọng nước.
  2. Giai điệu này nghe sôi động quá!
Ví dụ về từ chỉ đặc điểm ngoài

Từ chỉ đặc điểm bên trong

Từ chỉ đặc điểm bên trong là các từ chỉ những nét riêng được nhận biết thông qua quá trình quan sát, khái quát, suy luận và kết luận của con người, thường gồm các từ chỉ cấu tạo, tính chất, tính tình,..

Ví dụ:

  1. An là một chàng trai hiền lành và ít nói.
  2. Tên địa chủ rất độc ác và keo kiệt.

Bài tập từ chỉ đặc điểm

Như đã nói ở trên, từ chỉ đặc điểm là một trong những nội dung trọng tâm của chương trình Tiếng Việt lớp lớp 2. Vì thế, những bài tập sau đây sẽ tập trung vào từ chỉ đặc điểm lớp 2, từ chỉ sự vật là gì lớp 2 và một số bài tập từ chỉ đặc điểm lớp 3, từ chỉ sự vật là gì lớp 3 để các em lớp 3 ôn tập lại phần kiến thức này.

Bài tập 1 [dành cho học sinh lớp 2]: Em hãy tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ sau:

“Em nuôi một đôi thỏ,

Bộ lông trắng như bông,

Mắt tựa viên kẹo hồng

Đôi tai dài thẳng đứng”

[Sưu tầm]

Đáp án:

Đoạn thơ trên có các từ chỉ đặc điểm sau: trắng, hồng, thẳng đứng. Những từ ngữ này giúp cho việc miêu tả con thỏ trở nên chân thực và sinh động, người đọc, người nghe dễ dàng hình dung và nhận biết về sự vật.

Bài tập 2 [dành cho học sinh lớp 3]: Em hãy tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm teo các yêu cầu sau:

  1. Hình dáng người hoặc đồ vật
  2. Màu sắc của một đồ vật
  3. Tính cách của con người

Đáp án:

  1. Từ ngữ chỉ hình dáng ví dụ như: cao, thấp, lớn, bé, mũm mĩm, gầy, béo, cân đối,…
  2. Từ chỉ đặc điểm màu sắc ví dụ như: xanh, đỏ, tím, vàng, lục, lam, chàm, tím, xanh lá mạ, xanh đậm, hồng cánh sen, đỏ đất, đỏ gạch,….
  3. Từ chỉ đặc điểm tính cách con người ví dụ như: thật thà, gian ác, hiền lành, đanh đá, chua ngoa, cộc tính, hài hước, phóng khoáng, keo kiệt, khó tính,…

Như vậy, bài viết về từ chỉ đặc điểm trên đây đã phân tích rõ định nghĩa, phân loại cũng như đưa ra các ví dụ cụ thể về từ chỉ đặc điểm. Đây cũng là từ loại có vai trò quan trọng trong câu vừa làm cho câu văn trở nên chân thực, sinh động vừa giúp thu hút người nghe, người đọc hơn. Qua bài viết này, World Research Journals mong rằng các em học sinh sẽ vận dụng tốt các kiến thức trên để có thể giải quyết các bài tập một cách tốt nhất. Chúc các em thành công!

[1]

Họ và tên học sinh: ……….……..………... Lớp: 3... Nhận xét: ...


KIẾN THỨC CẦN NHỚ 1.TỪ CHỈ SỰ VẬT


Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên của:


- Con người, bộ phận của con người: ông, bà, bác sĩ, giáo viên, lớp trưởng, giáo sư,…, chân, tay, mắt, mũi…


- Con vật, bộ phận của con vật: trâu, bò, gà,..., sừng, cánh, mỏ, vuốt, ….


- Cây cối, bộ phận của cây cối:mít, su hào, hoa hồng, thược dược, …, lá, hoa, nụ,… - Đồ vật: quạt, bàn, ghế, bút, xe đạp,…..


- Các từ ngữ về thời gian, thời tiết: ngày, đêm, xn, hạ, thu, đơng, mưa, gió, bão, sấm , chớp, động đất, sóng thần,...


- Các từ ngữ về thiên nhiên: đất, nước, biển, núi, thác, bầu trời, mặt đất, mây,... 2. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI


Là những từ chỉ:


-Hoạt động của con người, con vật: đi, đứng, học, viết , nghe, quét[ nhà ] , nấu [cơm], tập luyện,...


- Trạng thái trong một khoảng thời gian: ngủ, thức, buồn, vui, yêu , ghét, thích thú, vui sướng,...


3. TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
Từ chỉ đặc điểm là từ chỉ:


- Màu sắc: xanh , đỏ , tím , vàng, xanh biếc, xanh xao, đo đỏ, đỏ thắm, tim tím, .... - Hình dáng, kích thước: to tướng, nhỏ bé, dài , rộng, bao la, bát ngát, cao vút, thấp tè , ngắn củn, quanh co, ngoằn ngoèo, nông, sâu, dày, mỏng...


- Chỉ mùi , vị : thơm phức, thơm ngát , cay, chua, ngọt lịm,...


- Các đặc điểm khác: nhấp nhô, mỏng manh, già, non, trẻ trung, xinh đẹp,....


Thứ ……ngày …..tháng….. năm 2021


PHIẾU ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II Mơn Tiếng Việt

[2]

A. Con hãy khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng Câu 1. Trong những từ sau, từ nào là từ chỉ sự vật?


A.bác sĩ B. dạy học C. khám bệnh D. tài giỏi Câu 2. Dòng nào là các từ chỉ sự vật:


A. bãi biển, bao la, bát ngát, bài tập. B. bài học, bài làm, bến cảng, biểu diễn.


C. cánh đồng, cao nguyên, công viên, bãi biển. D. bài tập, bất khuất, bến cảng, cần cù.


Câu 3. Từ chỉ hoạt động của sự vật trong câu: “Đàn bò uống nước dưới sơng” là:


a. Đàn bị b. uống c. dưới sông d. nước


Câu 4. Từ chỉ hoạt động của con vật trong câu: “Con trâu đen chân đi như đạp đất”là:


A. đen B. đất C. đi, đạp D. chân


Câu 5. Trong câu: “ Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để


phần mẹ” có mấy từ chỉ hoạt động?


A. 3 từ. Đó là:………


B. 4 từ. Đó là:………


C. 5 từ. Đó là:………


Câu 6. Từ in đậm trong câu: “Lá phượng giống lá me, mỏng, ngon lành như những hạt cốm non.” thuộc từ chỉ:


A.Từ chỉ sự vật


B.Từ chỉ hoạt động, trạng thái C. Từ chỉ đặc điểm


Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu “Các


chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.”


A. lần lượt, rời, lấy, chất, xây.
B. tiết ra, trộn, đặc biệt, lấy, dưới. C. rời, lấy, tiết ra, trộn, xây.


Câu 8. Trong câu: “Cô Mây rất đẹp, khi cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo


xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi”. Có mấy từ chỉ đặc điểm trong câu ?


A. 3 từ. Đó là:………


B. 4 từ. Đó là:………

[3]

B. Làm các bài tập theo yêu cầu dưới đây Bài 1:


1.1. Tìm các từ chỉ sự vật trong các câu thơ sau và phân loại các từ đó:


Trăng ơi... từ đâu đến?


Hay từ một sân chơi Trăng tròn như quả bóng Bạn nào đá lên trời...


Những hơm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi trăng theo bước Như muốn cùng đi chơi.


[Trần Đăng Khoa]


a] Từ chỉ người: ……….
b] Từ chỉ đồ vật:……….. c] Từ chỉ địa điểm:……… d] Từ chỉ hiện tượng tự nhiên:……… 1.2. Điền từ chỉ sự vật thích hợp vào chỗ chấm:


a] Các bạn viết bài vào trong ………. b] ………..của em có rất nhiều ngăn.


c] Mỗi khi trực nhật, em thường kê lại ………..ngay ngắn. d] ………bên đường được trồng thẳng tắp.


Bài 2. Chia các từ dưới đây thành hai nhóm rồi ghi vào chỗ trống thích hợp trong bảng: đọc, viết, hát, vui, múa, chạy, buồn, ăn, uống, học,


Từ chỉ hoạt động Từ chỉ trạng thái


Đặt 1 câu với từ chỉ hoạt động vừa tìm được……… ……… Bài 3. Gạch dưới các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:


Ong xanh đến trước tổ một con dế. Nó đảo mắt quanh một lượt, thăm dò rồi nhanh nhẹn xông vào cửa tổ dùng răng và chân bới đất. Sáu cái chân ong làm việc như máy. Những hạt đất vụn do dế đùn lên lần lượt bị hất ra ngồi. Ong ngoạm, dứt, lơi ra một túm lá tươi. Thế là cửa đã mở.

[4]

“Hoa ban xòa cánh trắng Lan tươi màu nắng vàng Cành hồng khoe nụ thắm Bay làn hương dịu dàng.”



Sự vật Từ chỉ đặc điểm của sự vật


Bài 5: Tìm 3 từ chỉ đặc điểm thích hợp điền vào chỗ trống: a. Đặc điểm của người :


- Em bé:……… - Cụ già:………... - Chú bộ đội:……… b. Đặc điểm của loài vật:


- Con voi:………. - Con thỏ:………. Bài 6: Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật “Nhân hóa hoặc So sánh”với từ tìm được ở bài 5:


1……….. 2……….. Bài 7: Gạch chân và ghi rõ các từ chỉ HĐ [hoạt động], ĐĐ [đặc điểm], SV[ sự vật] trong câu sau:


Bé Nam tay cầm dây thừng dắt bê, miệng hát nghêu ngao.


……….. Bài 8: Hãy viết lại các câu văn sau thành các câu văn có hình ảnh so sánh để nói về các


sự vật sau:


a] Mặt trời


………
b] Con sông quê

Video liên quan

Chủ Đề