Bài tập về nhân hoá lớp 3

Tổng hợp Bài tập nhân hóa lớp 3 có đáp án hay nhất, chi tiết cùng với kiến thức mở rộng do Top Tài Liệu tổng hợp, biên soạn về nhân hóa là tài liệu học tập bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Câu 1 : Cho các sự vật sau: cái cặp, hàng cây xanh, chú mèo mướp. Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên.

Gợi ý:

– Cái cặp vui vẻ đến trường cùng các bạn nhỏ sau một tuần nghỉ ở nhà do dịch Covid-19.

– Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới màn mưa mát mẻ.

– Trên mái nhà, chú mèo mướp đang thư giãn, sung sướng tắm nắng.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây

Trả lời:

Tả vườn cây:

Ông ngoại em trồng rất nhiều loại hoa trong vườn. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa Ấn Độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Câu 3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

[Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ]

a. Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

Đáp án:

a. Các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn là: Dấu Chấm, mấy dấu câu, bác chữ A.

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách: gọi nó bằng cách xưng hô của con người [bác], cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người.

Câu 4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

Cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa…

[Mưa – Trần Đăng Khoa]

a. Trong bài thơ trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

Đáp án:

a. Đoạn thơ đã nhân hóa các sự vật sau: sấm, cây dừa, ngọn mùng tơi.

b. Các sự vật đã được nhân hóa bằng cách gán cho nó những hành động, trạng thái giống như của con người: sấm từ trên cao ghé xuống sân cười lên khanh khách, cây dừa sải tay – những tàu lá để bơi dưới cơn mưa, những ngọn mùng tơi rung rinh nhảy múa dưới mưa. Tất cả những sự vật đều hoạt động với trạng thái như con người dưới cơn mưa mát mẻ.

Câu 5: Đọc và trả lời câu hỏi

a]  Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

    Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

ĐỖ QUANG HUỲNH

b] Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

– Những sự vật nào được nhân hóa?

– Tác giả đã nhân hóa các sự vật ấy bằng những cách nào?

Trả lời:

a] Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười

– Trả lời câu hỏi: Bốn câu thơ trên có các hình ảnh nhân hoá sau :

Mầm cây tỉnh giấc

Hạt mưa trốn tìm

Cây đào lim dim mắt cười

Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách dùng những từ ngữ chỉ các bộ phận của người [mắt] hoặc chỉ các hoạt động của người để miêu tả chúng [tỉnh giấc, trốn tìm, cười].

b] Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo tung bay vào gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Đoạn văn trên có các hình ảnh nhân hoá sau :

– Cơn dông kéo đến

– Lá gạo múa reo

– Chúng chào anh em chúng lên đường

– Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên.

Tác giả đã nhân hoá cơn dông, lá gạo, hoa gạo, cây gạo bằng cách nói được sự tinh nghịch và nhanh nhẹn của các hạt mưa. Chúng giống như các em nhỏ đang vui vẻ chơi trò ú tim với nhau vậy.

Cùng Top Tài Liệu củng cố thêm kiến thức về Nhân hóa qua bài tìm hiểu dưới đây nhé.

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Biện pháp nhân hóa rất quan trọng trong văn học, nghệ thuật không chỉ vậy biện pháp nhân hóa còn hữu ích trong đời sống hàng ngày của con người. Tác dụng của biện pháp nhân hóa bao gồm:

Biện pháp nhân hóa sẽ làm cho đồ vật, con vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người, giúp con người yêu và quý trọng thiên nhiên và động vật hơn.

Nó giúp biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người với các loài vật, thiên nhiên, đồ vật.

Các dạng bài tập về nhân hóa lớp 3

Câu 1. Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

[Mèo con đi học - Phan Thị Vàng Anh]

a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?

b. Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?

c. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2. Cho các sự vật sau: cái cặp, hàng cây xanh, chú mèo mướp. Em hãy đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa các sự vật đã nêu trên.

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Theo em, các câu văn dưới đây có sử dụng hình ảnh nhân hóa hay không? Vì sao?

a. Chú bộ đội đang sửa mái nhà giúp bà con sau trận lũ lịch sử.

b. Chị mưa đem đến dòng nước mát cho bà con sau những ngày nắng gắt.

c. Gà mẹ đang cần mẫn và kiên trì tìm mồi cho đàn con thơ của mình.

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 4. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

[Cuộc họp của chữ viết - Trần Ninh Hồ]

a. Trong đoạn văn trên, những sự vật nào đã được nhân hóa?

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách nào?

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 5. Em hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu miêu tả cánh đồng lúa chín. Trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa.

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1.

a. Bài thơ đã nhân hóa chú mèo.

b. Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác.

c. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa như vậy giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Câu 2.

Gợi ý:

- Cái cặp vui vẻ đến trường cùng các bạn nhỏ sau một tuần nghỉ ở nhà do dịch Covid-19.

- Hàng cây xanh sung sướng rung rinh cành lá dưới màn mưa mát mẻ.

- Trên mái nhà, chú mèo mướp đang thư giãn, sung sướng tắm nắng.

Câu 3.

- Câu a không sử dụng biện pháp nhân hóa. Vì câu chỉ miêu tả hoạt động bình thường của chú bộ đội.

- Câu b có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu đã nhân hóa “mưa’ bằng cách gọi sự vật này bằng xưng hô của con người là “chị”.

- Câu c có sử dụng biện pháp nhân hóa. Câu đã nhân hóa “gà mẹ” bằng cách gán cho nó những đức tính, trạng thái của con người khi làm việc là “cần mẫn” và “kiên trì”.

Câu 4.

a. Các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn là: Dấu Chấm, mấy dấu câu, bác chữ A.

b. Các sự vật đó được nhân hóa bằng cách: gọi nó bằng cách xưng hô của con người [bác], cho các sự vật hành động, trò chuyện, suy nghĩ giống như là một con người.

Câu 5.

Cánh đồng lúa chín thật là đẹp. Khắp nơi là một màu vàng ươm, trông như là một tấm thảm bị ai đó đánh rơi vậy. Mỗi khi gió thổi qua, các bông lúa lại khẽ chụm đầu vào nhau, xì xào bàn tán về những ngày mùa sắp đến. Chúng phấn khởi khi sắp được vào kho, vào thúng để cống hiến cho người dân. Mùi hương lúa chín ngọt nồng, ướp cả vào không khí, khiến ai đi qua cũng phải dừng chân mà tận hưởng. Vậy là ngày thu hoạch đã đến rồi.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về các kiến thức cơ bản cần nhớ về nhân hóa nhé!

Biện pháp nhân hóa là gì?Các hình thức của biện pháp nhân hóa là gì? Nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn học giúp cho hình ảnh của tác phẩm trở nên sống động và gần gũi hơn. Để giúp các bạn hiểu hơn về chuyên đề này, evolutsionataizmama.com sẽ tổng quát những kiến thức liên quan đến biện pháp nhân hóa qua bài viết dưới đây.

Biện pháp nhân hóa là gì?

Biện pháp nhân hóa là gì và có những hình thức nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nhân hóa làbiện pháp tu từgọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật,… bằng những từ ngữ sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động , gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.

Cùng vớiẩn dụ,hoán dụ,so sánh…thì nhân hóa là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng thông dụng trong văn học nghệ thuật cũng như lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Ví dụ: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”.

=> Với hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn trên đã khiến hình ảnh cây tre trở nên gần gũi và thân thuộc hơn.

Biện pháp nhân hóa là gì và các hình thức nhân hóa

Các hình thức của biện pháp nhân hóa

Nếu chỉ nắm được khái niệm biện pháp nhân hóa là gì mà không biết đến các hình thức của biện pháp tu từ này thì sẽ không thể hiểu rõ những tác dụng của nó. Cùng với ẩn dụ và hoán dụ, nhân hóa là một biện pháp tu từ được sử dụng thường xuyên trongvăn họcvà được thể hiện bằng nhiều kiểu khác nhau, cụ thể là:

Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

Ví dụ:

“Chị ong nâu nâu nâu nâu, chị bay đi đâu đi đâu, chú gà trống mới gáy, ông mặt trời mới dậy….”

=> Trong câu hát trên có sử dụng phép nhân hóa dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật như: chị, chú, ông.

Dùng từ ngữ chỉ hành động con người để chỉ hành động con vật

Ví dụ:

“Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm “

=> Thân, tay, núi, bọc,… những là những từ dùng để chỉ tính chất hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của sự vật.

Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

Ví dụ

“Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

=> Trâu ơi: Cách xưng hô với trâu như với con người.

Lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Ngoài việc nắm được định nghĩa biện pháp nhân hóa là gì, các hình thức và tác dụng của nhân hóa thì bạn cũng nên lưu tâm đến một số lưu ý khi sử dụng biện pháp tu từ này.

Nhân hóa: nhân là người, hóa là biến hóa. Nhân hóa có nghĩa là biến sự vật thành con người [nhân cách hóa]. Nhân hóa có thể được coi là một loại ẩn dụ.

=> Như vậy, nhân hóa giúp cho sự vật, hiện tượng trở nên gần gũi với con người hơn, bên cạnh giúp tác giải diễn tả trọn vẹn cảm xúc trong tác phẩm.

Ví dụ:

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai

Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ”

Việc sử dụng biện pháp nhân hóa trong ví dụ trên giúp cho việc khắc họa nỗi buồn, sự trông đợi thiết tha mang đến một cái buồn man mác mà gần gũi.

Ngược lại với biện pháp nhân hóa là gì? – Trái ngược với nhân hóa là vật hóa – sử dụng những vốn từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng để nói đến con người.

Ví dụ:

“Gái chính chuyên lấy được chín chồng

Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi

Ai ngờ quang đứt lọ rơi

Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng”

Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề biện pháp nhân hóa là gì. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc về chủ đềbiện pháp nhân hóa là gì

Video liên quan

Chủ Đề