Bài tập rút ngắn thời gian thực hiện dự an có đáp án

Bộ đề thi trắc nghiệm Quản trị dự án [có đáp án]. Nội dung bao gồm 332 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn và câu hỏi trắc nghiệm đúng sai được phân thành 6 chương:

Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của môn học và một số khái niệm căn bản Chương 2: Thiết lập dự án đầu tư Chương 3: Lựa chọn dự án đầu tư Chương 4: Quản lý thời gian thực hiện dự án Chương 5: Quản lý chi phí thực hiện dự án

Chương 6: Quản lý việc bố trí và điều hòa nguồn lực thực hiện dự án

Tất cả các câu trắc nghiệm đã được kiểm duyệt nhiều lần, cả về nội dung lẫn hình thức trình bày [lỗi chính tả, dấu câu…] và được đánh mã số câu hỏi rất phù hợp cho nhu cầu tự học, cũng như sưu tầm.

Mời các bạn tham gia tìm hiểu phần 4 gồm 83 câu trắc nghiệm đa lựa chọn + đáp án bên dưới.

QTDA_C4_1: GANTT là: ○ Tên của một nhà bác học ○ Một phương pháp sơ đồ ○ Một công cụ quản lý thời gian

● Tất cả đều đúng

QTDA_C4_2: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua: ○ 4 bước ○ 5 bước ● 6 bước

○ 7 bước

QTDA_C4_3: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Sắp xếp trình tự thực hiện các công việc một cách hợp lý”, là: ○ bước 1 ● bước 2 ○ bước 3

○ bước 4

QTDA_C4_4: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Xác định thời gian thực hiện dự tính của từng công việc một cách thích hợp”, là: ○ bước 1 ○ bước 2 ● bước 3

○ bước 4

QTDA_C4_5: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Liệt kê các công việc của dự án”, là: ● bước 1 ○ bước 2 ○ bước 3

○ bước 4

QTDA_C4_6: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Quyết định thời điểm bắt đầu và kết thúc cho từng công việc”, là: ○ bước 1 ○ bước 2 ○ bước 3

● bước 4

QTDA_C4_7: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Xây dựng bảng phân tích công việc”, là: ○ bước 3 ○ bước 4 ● bước 5

○ bước 6

QTDA_C4_8: Phương pháp sơ đồ GANTT được tiến hành qua một số bước, trong đó bước: “Vẽ sơ đồ GANTT của dự án”, là: ○ bước 3 ○ bước 4 ○ bước 5

● bước 6

QTDA_C4_9: Trên sơ đồ GANTT, thì: ○ Các công việc được thể hiện trên trục hoành ● Các công việc được thể hiện trên trục tung ○ Thời gian được thể hiện trên trục tung

○ Tỷ lệ xích trên trục tung và trục hoành phải bằng nhau

QTDA_C4_10: Phương pháp sơ đồ GANTT, có: ○ 3 ưu điểm và 4 nhược điểm ○ 4 ưu điểm và 3 nhược điểm ○ 4 ưu điểm và 4 nhược điểm

● 3 ưu điểm và 3 nhược điểm

QTDA_C4_11: Nhìn vào sơ đồ GANTT: ● Cho biết ngay tổng thời gian thực hiện dự án ○ Không cho biết ngay tổng thời gian thực hiện dự án ○ Phức tạp

○ Khó nhận biết các công việc, thời gian thực hiện và mối quan hệ giữa chúng

QTDA_C4_12: Nhìn vào sơ đồ GANTT: ○ Cho thấy cách rút ngắn tổng tiến độ ● Không cho thấy cách rút ngắn tổng tiến độ ○ Không cho biết tổng thời gian thực hiện dự án

○ Tất cả đều đúng

QTDA_C4_13: Nhìn vào sơ đồ GANTT sẽ nhận biết: ○ đường găng của dự án ○ Cho thấy cách rút ngắn tổng tiến độ ○ Các công việc nằm trên tiến trình tới hạn

● Tất cả đều sai

QTDA_C4_14: Phương pháp sơ đồ PERT: ○ Là một trong các sơ đồ mạng ○ Do hải quân Hoa Kỳ xây dựng ○ Không vẽ trên hệ trục tọa độ hai chiều

● Tất cả đều đúng

QTDA_C4_15: Phương pháp sơ đồ PERT được sử dụng đầu tiên và năm: ○ 1948 ● 1958 ○ 1968

○ 1978

QTDA_C4_16: Tìm câu sai trong các câu sau đây: ○ Đối với mỗi công việc trong phương pháp PERT, ba thời gian ước tính được kết hợp với nhau để xác định thời gian hoàn thành công việc mong đợi và phương sai của nó ○ Các phương pháp sơ đồ mạng khác sử dụng kiểu thời gian ước tính trung bình cho mỗi công việc ● Phương pháp sơ đồ PERT và các phương pháp sơ đồ mạng khác, khác nhau về phương pháp cơ bản

○ Sơ đồ PERT không được vẽ trên hệ trục tọa độ hai chiều

QTDA_C4_17: Ký hiệu: ○ trong sơ đồ PERT, để chỉ: ○ Công việc thật ○ Công việc ảo ● Sự kiện

○ Mạng lưới

QTDA_C4_18: Ký hiệu: –> trong sơ đồ PERT, để chỉ: ○ Công việc thực ● Công việc ảo ○ Sự kiện

○ Thời điểm bắt đầu và kết thúc

QTDA_C4_19: Tìm câu sai trong các câu sau đây: ○ Công việc ảo là một công việc không có thực, thể hiện mối liên hệ phụ thuộc giữa các công việc ○ Công việc ảo, không cần hao phí thời gian và chi phí ● Công việc ảo được dùng để chỉ ra rằng công việc đứng sau nó không thể khởi công khi công việc việc đứng trước công việc ảo đã hoàn thành

○ Công việc ảo được vẽ bằng đường mũi tên nét đứt

QTDA_C4_20: Critical Path, là: ○ Tiến trình tới hạn ○ Đường găng ○ Tiến trình có tổng thời gian dài nhất

● Tất cả các câu đều đúng


QTDA_C4_21: Sự kiện trong sơ đồ PERT mà không có công việc đầu vào được gọi là: ● Sự kiện xuất phát ○ Sự kiến cuối của công việc ○ Sự kiện đầu của công việc

○ Sự kiện hoàn thành của công việc

QTDA_C4_22: Sự kiện trong sơ đồ PERT mà không có công việc đầu ra được gọi là: ○ Sự kiện xuất phát ○ Sự kiến cuối của công việc ○ Sự kiện đầu của công việc

● Sự kiện hoàn thành của công việc

QTDA_C4_23: đầuền vào dấu 3 chấm một trong 4 3ủa câu “Có … khi vẽ sơ đồ PERT”: ○ 4 quy tắc ○ 5 quy tắc ● 6 quy tắc

○ 7 quy tắc

QTDA_C4_24: Cho hai sơ đồ với các mũi tên chỉ công việc của dự án, vậy thì

○ Sơ đồ 1 vẽ đúng ○ Sơ đồ 2 vẽ sai ● Sơ đồ 2 vẽ đúng

○ Cả hai sơ đồ vẽ đều sai

QTDA_C4_25: Tìm câu sai trong các câu sau: ○ Trong sơ đồ PERT chiều dài của mũi tên không cần phải tỷ lệ với độ lớn thời gian của công việc dự án ○ Trong sơ đồ PERT có công việc thật và có thể có công việc ảo ○ đường có thời gian dài nhất trong sơ đồ PERT được gọi là đường găng

● Trong mỗi sơ đồ PERT chỉ có một đường găng duy nhất

QTDA_C4_26: Phương pháp sơ đồ PERT: ○ Có 3 ưu điểm và 3 nhược điểm ● Có 3 ưu điểm và 2 nhược điểm ○ Có 2 ưu điểm và 3 nhược điểm

○ Có 4 ưu điểm và 2 nhược điểm

QTDA_C4_27: Số lượng các bước vẽ một sơ đồ PERT so với sơ đồ GANTT, thì: ● Giống nhau ○ Khác nhau ○ Tùy từng dự án

○ Không có câu nào đúng

QTDA_C4_28: Căn cứ vào sơ đồ dưới đây, hãy chọn câu sai trong 4 câu sau

○ Công việc F là công việc ảo ○ Công việc F thể hiện rằng công việc E chỉ được bắt đầu khi công việc A đã hoàn thành ○ Công việc F có vai trò như đối với công việc G

● Công việc F không nằm trên đường găng

QTDA_C4_29: Căn cứ vào sơ đồ dưới đây, hãy chọn câu sai trong 4 câu sau

○ Sự kiện 2 có thể đổi vị trí cho sự kiện 1 ● Sự kiện 2 có thể đổi vị trí cho sự kiện 3 ○ Sự kiện 2 có thể đổi vị trí cho sự kiện 5

○ Tất cả các câu đều đúng

QTDA_C4_30: Công việc C trong sơ đồ dưới đây

○ Có vai trò, ý nghĩa như công việc F ○ Chỉ ra rằng công việc E muốn tiến hành khi công việc C đã hoàn thành ● Công việc C có quan hệ gián tiếp với công việc E

○ Tất cả các câu đều sai

QTDA_C4_31: Tìm câu sai trong các câu sau: ○ độ dài thời gian của đường găng trong sơ đồ PERT chính là thời gian hoàn thành dự án ○ Cách duy nhất để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án là rút ngắn thời gian thực hiện của một hay một số công việc nằm trên đường găng ○ Trong một sơ đồ PERT có thể có hai đường găng

● Trên đường găng của sơ đồ PERT bao giờ cũng có một công việc ảo

QTDA_C4_32: Công thức: \[{t_{ei}} = \frac{{{t_0} + 4{t_m} + {t_p}}}{6}\] dùng để xác định ○ Thời gian thường gặp của công việc i ● Thời gian thực hiện dự tính của công việc i ○ Thời gian bi quan của công việc i

○ Thời gian lạc quan của công việc i

QTDA_C4_33: Công thức: \[{t_{ei}} = \frac{{2{t_0} + 3{t_p}}}{5}\] dùng để xác định ● Thời gian thực hiện dự tính của công việc i khi không xác định được thời gian thường gặp ○ Thời gian thực hiện dự tính của công việc i khi không xác định được thời gian bi quan ○ Thời gian thực hiện dự tính của công việc i khi không xác định được thời gian trên đường găng

○ Thời gian thực hiện dự tính của công việc i khi không xác định được thời gian của tiến trình mà trên đó có công việc i

QTDA_C4_34: Công thức \[{T_p} = \sum\limits_{i = 1}^n {{t_{ei}}} \] dùng để tính: ○ Thời gian thực hiện dự tính của công việc i ○ Tổng thời gian thực hiện dự tính của công việc e và công việc i ● Tổng thời gian thực hiện của một tiến trình

○ Tổng thời gian của công việc i trong n năm

QTDA_C4_35: Công việc X có thời gian bi quan là 15 ngày, thời gian lạc quan là 9 ngày, thời gian thường gặp là 12 ngày. Vây thời gian thực hiện dự tính của công việc X là: ○ 10 ngày ○ 11 ngày ● 12 ngày

○ 13 ngày

QTDA_C4_36: Công việc Y có thời gian bi quan là 9 tuần, thời gian lạc quan là 5 tuần, thời gian thường gặp là 7 tuần. Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc Y trong trường hợp này so với trường hợp không xác định được thời gian thường gặp, ngắn hơn: ○ 1 tuần ○ 0,5 tuần ● 0,4 tuần

○ 0,2 tuần

QTDA_C4_37: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy thì thời gian thực hiện dự tính của dự án là: ○ 32, 8 ● 45,1 ○ 12,7

○ 32,8+45,1+12,7=90,6

QTDA_C4_38: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy thì đường găng của dự án là: ○ ACGF ● ADF ○ BEF

○ 1,2,3,4

QTDA_C4_39: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Tiến trình tới hạn trên sơ đồ này là: ○ ADHI ○ BEHI ● CFHI

○ CGI

QTDA_C4_40: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy tổng thời gian [tính theo tháng] thực hiện dự án này là: ● 24 tháng ○ 18 tháng ○ 13 tháng

○ 11 tháng


QTDA_C4_41: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy dự án này có: ○ 3 tiến trình ● 4 tiến trình ○ 5 tiến trình

○ 6 tiến trình

QTDA_C4_42: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy tiến trình tới hạn của dự án này là: ○ ACHJ ● EFHJ ○ EGIJ

○ BDIJ

QTDA_C4_43: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Vậy thời gian [tuần] hoàn thành dự án này là: ● 25 tuần ○ 23 tuần ○ 20 tuần

○ 19 tuần

QTDA_C4_44: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Dự án này có: ○ 5 tiến trình ○ 6 tiến trình ● 7 tiến trình

○ 8 tiến trình

QTDA_C4_45: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Số đường găng của sơ đồ PERT là: ○ 1 đường ● 2 đường ○ 3 đường

○ 4 đường

QTDA_C4_46: Dự án có sơ đồ PERT như sau

Thời gian [tuần] hoàn thành dự án này là: ○ 18 tuần ○ 20 tuần ● 22 tuần

○ 25 tuần

QTDA_C4_47: Công thức: \[S_p^2 = \sum\limits_{i = 1}^n {S_{ei}^2} \] dùng để tính: ○ Độ lệch chuẩn của công việc p ○ Phương sai của công việc p ○ Phương sai của công việc i

● Phương sai của một tiến trình

QTDA_C4_48: Trong công thức: \[{S_{ei}} = \sqrt {S_{ei}^2} \] thì: ○ \[S_ei\] và \[S_ei^2\] là phương sai và độ lệch chuẩn của công việc i ○ \[S_ei\] và \[S_ei^2\] là phương sai và độ lệch chuẩn của công việc e ● \[S_ei\] và \[S_ei^2\] là độ lệch chuẩn và phương sai của công việc i

○ \[S_ei\] và \[S_ei^2\] là phương sai và độ lệch chuẩn của công việc S

QTDA_C4_49: Căn cứ vào công thức dưới đây để chọn đáp án sai trong số 4 đáp án: \[{T_p} = \sum\limits_i^n {{t_{ei}}} \] ● \[T_p\] là thời gian thực hiện dự tính của công việc p ○ \[t_ei\] là thời gian thực hiện dự tính của công việc i n ○ \[\sum\limits_i^n t_ei \] là thời gian thực hiện dự tính của một tiến trình

○ n là số lượng công việc nằm trên tiến trình đó

QTDA_C4_50: Công thức: \[{\left[ {\frac{{{t_p} – {t_0}}}{6}} \right]^2}\] dùng để tính: ● Phương sai của một công việc ○ Phương sai của một tiến trình ○ Độ lệch chuẩn của một công việc

○ Độ lệch chuẩn của một tiến trình

QTDA_C4_51: Công thức: \[\left[ {\frac{{{t_p} – {t_0}}}{6}} \right]\] dùng để tính: ○ Phương sai của một công việc ○ Phương sai của một tiến trình ● Độ lệch chuẩn của một công việc

○ Độ lệch chuẩn của một tiến trình

QTDA_C4_52: Cho biết thời gian bi quan để thực hiện một công việc là 20 ngày, thời gian lạc quan là 15 ngày. Vậy độ lệch chuẩn về thời gian của công việc này là: ○ 0,91 ● 0,83 ○ 8,3

○ 9,1

QTDA_C4_53: Cho biết thời gian bi quan để thực hiện một công việc là 20 ngày, thời gian lạc quan là 10 ngày. Vậy phương sai về thời gian của công việc này là: ○ 2,91 ○ 2,83 ● 2,78

○ 1,67

QTDA_C4_54: Một tiến trình của dự án có ba công việc: A, B và C. A, B là các công việc thực, C là công việc ảo. Cho biết: Phương sai của công việc A là 1,25 của công việc B là 1,35. Vậy phương sai của cả tiến trình là: ○ 1,25 ○ 1,35 ● 2,6

○ Không tính được vì chưa cho biết phương sai của công việc C

QTDA_C4_55: đường găng của một dự án chỉ có 2 công việc là X và Y. Phương sai của công việc X và Y lần lượt là 1,8 và 1,2. Vậy độ lệch chuẩn về thời gian của đường găng là: ○ 3,00 ○ 2,44 ● 1,73

○ 4,42

QTDA_C4_56: Tìm câu sai trong các câu sau: ○ Phương sai của tiến trình tới hạn cũng chính là phương sai của dự án ○ Phương sai của một tiến trình bằng phương sai của các công việc trên tiến trình đó cộng lại ● Độ lệch chuẩn của một tiến trình bằng độ lệch chuẩn của các công việc trên tiến trình đó cộng lại

○ Trong sơ đồ PERT của dự án có thể có nhiều tiến trình tới hạn

QTDA_C4_57: Cho sơ đồ PERT của một dự án, trong đó số viết sau tên công việc là thời gian thực hiện dự tính của công việc đó. Và biết thêm: Thời gian lạc quan để thực hiện công việc A là 3 tuần, thời gian bi quan là 8 tuần. Vậy thời gian thường gặp khi thực hiện công việc A, là

○ 5 tuần ● 4,75 tuần ○ 3,55 tuần

○ 3 tuần

QTDA_C4_58: Cho sơ đồ PERT của một dự án, trong đó số viết sau tên công việc là thời gian thực hiện dự tính của công việc đó. Và biết thêm: Thời gian lạc quan để thực hiện công việc C là 2 tuần, thời gian thường gặp là 3 tuần. Vậy thời gian bi quan khi thực hiện công việc C, là

● 4 tuần ○ 4,75 tuần ○ 5,75 tuần

○ 6,75 tuần

QTDA_C4_59: Cho sơ đồ PERT của một dự án, trong đó số viết sau tên công việc là thời gian thực hiện dự tính của công việc đó. Và biết thêm: Thời gian bi quan để thực hiện công việc E là 10 tuần, thời gian thường gặp là 6,75 tuần. Vậy thời gian lạc quan khi thực hiện công việc E, là

○ 3 tuần ○ 4 tuần ● 5 tuần

○ 6 tuần

QTDA_C4_60: 61] Dự án lắp ghép một khu nhà công nghiệp, có các công việc: – [A] Làm móng nhà, thời gian thực hiện dự tính 5 tuần, bắt đầu ngay. – [B] Vận chuyển cần cẩu về, 1 tuần, bắt đầu ngay. – [C] Lắp dựng cần trục, 3 tuần, sau vận chuyển cần cẩu. – [D] Vận chuyển cấu kiện, 4 tuần, bắt đầu ngay. – [E]Lắp ghép khung nhà và lợp mái, 7 tuần, sau lắp cần cẩu”

Căn cứ vào quy trình công nghệ, người ta đã vẽ sơ đồ GANTT như sau

○ Công việc C vẽ sai ○ Công việc D vẽ sai ● Công việc E vẽ sai

○ Tất cả các công việc trên vẽ đều đúng


QTDA_C4_61: Quy trình tính xác suất hoàn thành dự án, có: ○ 5 bước ○ 6 bước ● 7 bước

○ 8 bước

QTDA_C4_62: \[T_CP\] [Critical Parth Time] là: ○ Tiến trình tới hạn ○ Thời gian tiến trình ● Thời gian tiến trình tới hạn

○ Thời gian của một công việc

QTDA_C4_63: Công thức: \[Z=[X – {T_{CP}}/{S_{CP}}]\] dùng để tính: ○ Thời gian thực hiện dự án ● Hệ số phân phối xác suất GAUSS ○ độ lệch chuẩn của tiến trình tới hạn

○ Phương sai của tiến trình tới hạn

QTDA_C4_64: Căn cứ vào công thức: \[Z=[X – {T_{CP}}/{S_{CP}}]\] và hãy chọn câu sai: ○ Z là hệ số phân bố xác suất GAUSS ● X là thời gian dự trữ của các công việc nằm trên tiến trình tới hạn ○ \[T_CP\] là thời gian dự tính của tiến trình tới hạn

○ \[S_CP\] là độ lệch chuẩn về thời gian của tiến trình tới hạn

QTDA_C4_65: Cho sơ đồ GANTT của một dự án làm đường giao thông

Vậy thì thời gian thực hiện dự án là: ○ 10 tuần ● 10 tháng ○ Hơn 10 tuần

○ Ít hơn 10 tháng

QTDA_C4_66: Dự án lắp ghép một khu nhà công nghiệp, có các công việc: – [A] Làm móng nhà, thời gian thực hiện dự tính 4 tuần, bắt đầu ngay. – [B] Vận chuyển cần cẩu về, 1 tuần, bắt đầu ngay; – [C] Lắp dựng cần trục, 3 tuần, sau vận chuyển cần cẩu. – [D] Vận chuyển cấu kiện, 4 tuần, bắt đầu ngay. – [E] Lắp ghép khung nhà, 7 tuần, sau lắp cần cẩu”. Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: ● 11 tuần ○ 12 tuần ○ 13 tuần

○ 14 tuần

QTDA_C4_67: Cho bảng phân tích công việc của một dự án [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: ○ 11 tuần ● 12 tuần ○ 13 tuần

○ 14 tuần

QTDA_C4_68: Thông tin về một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc A là: ○ 10 tuần ○ 11 tuần ● 12 tuần

○ 13 tuần

QTDA_C4_69: Thông tin về một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc B là: ○ 2,5 tuần ● 3 tuần ○ 3,5 tuần

○ 3,75 tuần

QTDA_C4_70: Thông tin về một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy thời gian thực hiện dự tính của công việc C là: ○ 5,0 tuần ○ 5,5 tuần ● 6,0 tuần

○ 6,2 tuần

QTDA_C4_71: Thông tin về một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy thời gian thực hiện dự tính của dự án là: ○ 10 tuần ○ 11 tuần ○ 20 tuần

● 21 tuần

QTDA_C4_72: Thông tin về một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy dự án này, có: ● 1 tiến trình ○ 2 tiến trình ○ 3 tiến trình

○ Công việc ảo

QTDA_C4_73: Thông tin của một dự án cho trong bảng [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy phương sai về thời gian thực hiện dự tính của công việc A là: ○ 0,24 ○ 0,34 ● 0,44

○ 0,54

QTDA_C4_74: Thông tin của một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy phương sai về thời gian thực hiện dự tính của công việc B là: ● 0,11 ○ 0,21 ○ 0,31

○ 0,41

QTDA_C4_75: Thông tin của một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy phương sai về thời gian thực hiện dự tính của công việc C là: ○ 0,44 ○ 0,11 ● 0,028

○ 0,578

QTDA_C4_76: Thông tin của một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy phương sai về thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: ○ 0,24 ○ 0,34 ○ 0,44

● 0,578

QTDA_C4_77: Thông tin của một dự án cho trong bảng sau [ĐVT: Tuần lễ]

Vậy độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của dự án này là: ○ 0,44 ○ 0,11 ○ 1,16

● 0,76

QTDA_C4_78: Dự án có thời gian của tiến trình tới hạn là 12 tuần và độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của tiến trình tới hạn là 1,17. Cho biết thêm bảng phân phối xác suất [trích bảng phân phối một bên].

Vậy thì xác suất hoàn thành dự án trong vòng từ 11 đến 12 tuần lễ, là: ○ 19,50% ● 30,23% ○ 31,06%

○ 33,89%

QTDA_C4_79: Dự án có thời gian của tiến trình tới hạn là 12 tuần và độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của tiến trình tới hạn là 1,17. Cho biết thêm bảng phân phối xác suất [trích bảng phân phối một bên].

Yêu cầu tính xác suất hoàn thành dự án trước 11 tuần lễ, là: ● 19,77% ○ 30,23% ○ 4,36%

○ 80,23%

QTDA_C4_80: Dự án có thời gian của tiến trình tới hạn là 12 tuần và độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của tiến trình tới hạn là 1,17. Cho biết thêm bảng phân phối xác suất [trích bảng phân phối một bên].

Vậy thì xác suất hoàn thành dự án trước 10 tuần lễ, là: ○ 19,77% ○ 30,23% ● 4,36%

○ 80,23%

QTDA_C4_81: Dự án có thời gian của tiến trình tới hạn là 12 tuần và độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của tiến trình tới hạn là 1,17. Cho biết thêm bảng phân phối xác suất [trích bảng phân phối một bên].

Yêu cầu tính xác suất hoàn thành dự án trước 13 tuần lễ, là: ○ 19,77% ○ 30,23% ○ 4,36%

● 80,23%

QTDA_C4_82: Dự án có thời gian của tiến trình tới hạn là 12 tuần và độ lệch chuẩn về thời gian thực hiện dự tính của tiến trình tới hạn là 1,17. Cho biết thêm bảng phân phối xác suất [trích bảng phân phối một bên].

Vậy thì thời gian hoàn thành dự án với xác suất 95%, xấp xỉ: ○ 10 tuần ○ 12 tuần ● 14 tuần

○ 16 tuần

QTDA_C4_83: Cho nội dung dự án “ĐÀO AO THẢ CÁ” và sơ đồ PERT như sau

“Đào ao [ký hiệu: A], tiến hành ngay từ đầu với thời hạn 4 tuần. Tìm nguồn và hợp đồng mua cá giống [B], 1 tuần bắt đầu ngay. Kè bờ ao [C], 2 tuần sau đào ao. Làm tường rào bao quanh [D], 3 tuần bắt đầu ngay. Rửa ao, nhận cá giống và thả cá [E], 1 tuần sau kè bờ ao và tìm nguồn, hợp đồng mua cá giống ○ Sơ đồ PERT bên trái vẽ đúng quy định của công việc ○ Sơ đồ PERT bên phải vẽ đúng quy định của công việc ○ Hai sơ đồ PERT vẽ đều đúng quy định của công việc

● Hai sơ đồ vẽ đều sai quy định của công việc

Bài liên quan

  • Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
  • Trắc nghiệm Kinh tế Vi mô

Video liên quan

Chủ Đề