Bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 8 năm 2024

Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 8 Bài 32.

Lý thuyết Hóa 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

Bài giảng Hóa 8 Bài 32: Phản ứng oxi hóa – khử

1. Sự khử. Sự oxi hóa

  1. Sự khử

- Sự khử là sự tách oxi khỏi hợp chất.

- Ví dụ:

3H2 + Fe2O3 →to 2Fe + 3H2O

- Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất Fe2O3, ta nói đã xảy ra sự khử Fe2O3 thành Fe.

- Ở các nhiệt độ cao khác nhau, khí H2 có thể chiếm được nguyên tố oxi của một số oxit kim loại khác, người ta nói: Trong các phản ứng hóa học này, xảy ra sự khử hoặc [sự khử oxi] oxit kim loại.

  1. Sự oxi hóa

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

- Ví dụ:

3H2 + Fe2O3 →to 2Fe + 3H2O

- Quá trình kết hợp của nguyên tử O trong Fe2O3 với H2, ta nói đã xảy ra sự oxi hóa H2 tạo thành H2O.

2. Chất khử. Chất oxi hóa

- Chất chiếm oxi của chất khác gọi là chất khử.

- Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

Lưu ý: Trong phản ứng của oxi với các chất khác thì bản thân oxi là chất oxi hóa.

Ví dụ:

S + O2 →to SO2

- S là chất khử

- O2 chất oxi hóa

3. Phản ứng oxi hóa – khử

Hình 1: Sơ đồ biểu diễn quá trình sự khử và sự oxi hóa

- Sự khử và sự oxi hóa là hai quá trình tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học này được gọi là phản ứng oxi hóa – khử.

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa trong đó xảy ra đồng thời sự oxi oxi hóa và sự khử.

4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử

- Phản ứng oxi hóa khử là cơ sở của nhiều công nghệ sản xuất trong luyện kim và công nghiệp hóa học. Người ta sử dụng hợp lí các phản ứng oxi hóa – khử để tăng hiệu suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nhiều phản ứng oxi hóa - khử diễn ra trong quá trình kim loại bị phá hủy trong tự nhiên. Người ta đã tìm được nhiều biện pháp hạn chế các phản ứng oxi hóa – khử không có lợi.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

  1. SỰ KHỬ VÀ SỰ OXI HÓA

1. Sự khử

- Là sự tách oxi ra khỏi hợp chất

Ví dụ: Phản ứng: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

Trong PTHH trên, ta thấy H2 đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H2 chiếm oxi của CuO

2. Sự oxi hóa

- Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.

Ví dụ: 2Zn + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2ZnO

Quảng cáo

II. CHẤT KHỬ VÀ CHẤT OXI HÓA

- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

- Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

Ví dụ : trong PTHH: CuO + H2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

- CuO nhường oxi cho H2 tạo thành Cu => CuO là chất oxi hóa

- H2 chiếm oxi của CuO tạo thành H2O => H2 là chất khử

III. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ

- Sử dụng phản ứng oxi hóa – khử trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa học.

- Tuy nhiên, cũng có những phản ứng oxi hóa – khử không có lợi nên cần phải tìm cách hạn chế.

Sơ đồ tư duy: Phản ứng oxi hóa - khử

Chủ Đề