Bài tập nâng cao về cường độ dòng điện lớp 7

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 24: Cường độ dòng điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên [hình 24.1 SGK]

Nhận xét: Với một bóng đèn nhất định, khi đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.

II – AMPE KẾ

a] Ampe kế ở hình 24.2a SGK có giới hạn đo [GHĐ] là 100 mA và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] là 10 mA.

Ampe kế ở hình 24.2b SGK có giới hạn đo [GHĐ] là 6A và độ chia nhỏ nhất [ĐCNN] là 0,5A.

b] Trong hình 24.2 SGK ampe kế dùng kim chỉ thị là ampe kế hình 24.2a và 24.2b và ampe kế hiện số là ampe kế hình 24.2c.

c. Ở các chốt nối dây dẫn của ampe kế [hình 24.3 SGK] có ghi dấu [+] [chốt dương] và dấu [-] [chốt âm].

III – ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.

Hoặc:

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng nhỏ thì đèn càng tối.

IV – VẬN DỤNG

a. 0,175A = 175 mA

c. 1250mA = 1,250 A

b. 0,38A = 380mA

d. 280mA = 0,280 A

1] 2mA      2] 20mA      3] 250mA      4] 2A

– Để đo dòng điện có cường độ 15mA [trường hợp a] thì sử dụng ampe kế số [2] với giới hạn đo 20mA là phù hợp nhất.

– Để đo dòng điện có cường độ 0,15A [trường hợp b] thì sử dụng ampe kế số [3] với giới hạn đo 250mA là phù hợp nhất.

– Để đo dòng điện có cường độ 1,2A [trường hợp c] thì sử dụng ampe kế số [4] với giới hạn đo 2A là phù hợp nhất.

Lưu ý: Có thể chọn vôn kế 2 A để đo cường độ dòng điện 15 mA hay 0,15 A nhưng đọc số chỉ trên ampe kế sẽ kém chính xác vì 2 A lớn hơn nhiều so với 15 mA hay 0,15 A.

Ampe kế được mắc đúng trong sơ đồ a] ở hình 24.4 SGK. Vì chốt [+] của ampe kế được mắc với cực [+] của nguồn điện.

1. Bài tập trong SBT

a. 0,35A = 350mA

c. 1,28A = 1,280mA

b. 425mA = 0,425A

d. 32mA = 0,032A

a. GHĐ của ampe kế là số đo lớn nhất trên ampe kế: 1,6A

b. ĐCNN của ampe kế là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch trên ampe kế: 0,1A

c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [1] là: I1 = 0,4 A

d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [2] là: I2 = 1,3A

1. 50mA       2. 1,5A        3. 0,5A       4. 1A

Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây:

a] Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A là ampe kế số 3 có GHĐ là 0,5A.

b] Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 12mA là ampe kế số 1 có GHĐ là 50mA.

c] Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,8A là ampe kế số số 2 có GHĐ là 1,5A hoặc ampe kế số 4 có GHĐ là 1 A

d] Ampe phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 1,2A là ampe kế số 2 có GHĐ là 1,5A.

a. Hãy ghi dấu [+] và dấu [-] cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng

b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng

Lời giải:

a. Dấu [+] và dấu [-] cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ dưới:

b. Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt [+] và đi khỏi chốt [-] của mỗi ampe kế.

2. Bài tập bổ sung

A. 0,25 A

B. 0,30 A

C. 0,50 A

D. 0,20 A

Lời giải:

Chọn B

Vì 0,30A < 0,32A

2. Bài tập bổ sung

1. 50mA;      2. 0,5A;      3. 1A;      4. 250mA;      5. 2A

Hãy cho biết;

Lời giải:

a] Ampe kế số 2 có giới hạn đo 0,5A là phù hợp nhất để đo dòng điện qua bóng đèn pin [chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A] .

b] Ampe kế số 1 có giới hạn đo 50mA là phù hợp nhất để đo dòng điện qua đèn điốt phát quang [chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 20mA] .

c] Ampe kế số 3 có giới hạn đo là 1A là phù hợp nhất để đo dòng điện qua một nam châm điện [chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A] .

2. Bài tập bổ sung

Lời giải:

a] Miliampe kế này có giới hạn đo là 50mA.

b] Độ chia nhỏ nhất của nó là 2mA.

c] Kim của miliampe kế này khi ở vị trí [1] có số chỉ là I1 = 14 mA

d] Kim của miliampe kế này khi ở vị trí [2] có số chỉ là I2 = 38 mA

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 24: Cường độ dòng điện giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

    a. 0,35A = … mA     b. 425mA = … A

    c. 1,28A = … mA     d. 32mA = … A

Lời giải:

    a. 0,35A = 350mA     b. 425mA = 0,425A

    c. 1,28A = 1280mA     d. 32mA = 0,032A

    a. Giới hạn của ampe kế.

    b. Độ chia nhỏ nhất .

    c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [1].

    d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [2].

Lời giải:

a. GHĐ là số đo lớn nhất trên ampe kế: 1,6A

b. ĐCNN là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch trên ampe kế: 0,1A

c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [1] là: I1 = 0,4 A

d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí [2] là: I2 = 1,3A

   1. 50mA     2. 1,5A     3. 0,5A     4. 1A

   Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây:

   a. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.

   b. Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA.

   c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.

   d. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.

Lời giải:

a. Dùng ampe kế số 3 có giới hạn đo là 0,5 A để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.

b. Dùng ampe kế số 1 có giới hạn đo là 50mA để đo dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA

c. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A hoặc số 4 có giới hạn đo 1A để đo dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.

d. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A để đo dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.

   a. Hãy ghi dấu [+] và dấu [-] cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có các ampe kế mắc đúng.

   b. Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và đi khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng.

Lời giải:

a. Dấu [+] và dấu [-] cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ dưới:

b. Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt [+] và đi khỏi chốt [-] của mỗi ampe kế.

   A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu.

   B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch.

   C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch.

   D. Để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Lời giải:

   Đáp án: D

Ampe kế là dụng cụ dùng để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

    A. Hai dấu [+] và [-] ghi tại hai chốt nối dây dẫn.

    B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

    C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA.

    D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất.

Lời giải:

   Đáp án: B

Trên ampe kế không có sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

   A. niutơn [N]     B.ampe[A]

   C.đêxiben[dB]     D.héc[Hz]

Lời giải:

   Đáp án: B

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe[A].

   1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0;

   2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất;

   3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện;

   4. Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc;

   5. Chọn thang đo phù hợp , nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo;

   6. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

   7. Ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được;

   Khi sử dụng ampe kế để tiến hành một phép đo thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?

   A.1 → 2 → 3 → 4 → 7     B.2 → 6 → 1 → 4 → 7

   C.5 → 6 → 1 → 4 → 7     D.3 → 1 → 2 → 4 → 7

Lời giải:

   Đáp án: C

Đầu tiên chọn thang đo phù hợp , nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Sau đó mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

Tiếp theo điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.

Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc

Cuối cùng ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được.

   A. 0,3A

   B. 1,0A

   C. 250mA

   D. 0,5A

Lời giải:

   Đáp án: D

Vì chỉ cần chọn thang đo phù hợp , nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

   A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.

   B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA.

   C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A.

   D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A.

Lời giải:

   Đáp án: B

Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA.

Lời giải:

   Đáp án: C

Vì cực [+] của nguồn điện sẽ được mắc với cực [+] của ampe kế và cực [–] của nguồn điện sẽ được mắc với cực [-] của ampe kế.

Lời giải:

   Đáp án: A

Vì khi đóng công tắc K mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch chạy qua bóng đèn nên ampe có số chỉ khác 0.

Lời giải:

   Đáp án: A

Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ta cần:

     + Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn trong mạch

     + Mắc cực [+] của nguồn điện với cực [+] của ampe kế và cực [-] của nguồn điện với cực [-] của ampe kế.

     + Cần phải đóng công tắc K để mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch.

Video liên quan

Chủ Đề