Hướng dẫn của ASEAN về nghiên cứu độ on định của thuốc

HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN

HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN

VỀ NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Độ ổn định là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn hiệu quả của thành phẩm thuốc. Thuốc kém ổn định có thể dẫn tới sự thay đổi các đặc tính vật lý [như độ cứng, tốc độ hoà tan, sự tách pha...] cũng như hoá học [sự tạo thành các chất phân huỷ có hoạt tính mạnh]. Sự kém ổn định về mặt vi sinh của thành phẩm thuốc vô khuẩn có thể dẫn tới các rủi ro.

1.2. Về nguyên tắc, thử nghiệm độ ổn định nên được thực hiện ở các điều kiện khắc nghiệt hơn là ở các điều kiện ít khắc nghiệt để đảm bảo sai số thừa ưu tiên cho hiệu quả điều trị thuốc trên bệnh nhân và để tăng xác suất phát hiện chất hay công thức bào chế có vấn đề về độ ổn định.

1.3. Mục tiêu của nghiên cứu độ ổn định là xác định tuổi thọ, đó là khoảng thời gian bảo quản ở một điều kiện xác định mà trong khoảng thời gian đó thành phẩm thuốc vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập.

1.4. Nghiên cứu độ ổn định bao gồm một chuỗi các thử nghiệm để đảm bảo độ ổn định của một thành phẩm thuốc, đó là khả năng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm thuốc được đóng gói trong bao bì phù hợp cho thành phẩm đó và bảo quản ở điều kiện đã thiết lập trong một khoảng thời gian xác định.

1.5. Điều kiện chung cho thử nghiệm độ ổn định dài hạn ở khu vực ASEAN là điều kiện Vùng IVB [nhiệt độ 30oC, độ ẩm tương đối 75%].

2. MỤC TIÊU

Hướng dẫn này đưa ra những gợi ý tổng quát cho nghiên cứu độ ổn định đối với các thành phẩm thuốc, tuy vậy vẫn có sự linh hoạt trong những hoàn cảnh thực tế khác nhau, có xem xét đến tính khoa học đặc thù và các đặc tính của các thành phẩm được đánh giá. Hướng dẫn này cũng có thể sử dụng để ước lượng tuổi thọ dựa trên các số liệu độ ổn định thu được từ nghiên cứu.

3. PHẠM VI

Hướng dẫn này đưa ra những thông tin phải có trong hồ sơ đăng ký lưu hành các thành phẩm thuốc ở các nước ASEAN, bao gồm cả các mẫu quy trình nghiên cứu độ ổn định, mẫu báo cáo, thiết kế rút gọn và việc ngoại suy số liệu, và ví dụ về các loại, độ dày, hệ số thấm của vật liệu bao gói đã được nêu trong các phụ lục.

Hướng dẫn này được áp dụng cho các thành phẩm thuốc chứa dược chất mới [New Chemical entity - NCE], các thuốc generics và các thuốc có sự thay đổi trong quá trình lưu hành [thay đổi lớn MaV và thay đổi nhỏ MiV] mà không áp dụng cho vắc xin, sinh phẩm và các thành phẩm thuốc chứa vitamin và muối khoáng.

4 THIẾT KẾ

4.1 Tổng quát

Việc thiết kế nghiên cứu độ ổn định cho các thành phẩm thuốc cần dựa trên kiến thức về bản chất và các tính chất của dược chất và dạng bào chế.

4.2. Thử nghiệm độ ổn định đối với ánh sáng.

Thử nghiệm độ ổn định đối với ánh sáng cần được thực hiện tối thiểu với một lô đầu tiên của thành phẩm thuốc nếu thích hợp. Những điều kiện chuẩn trong thử nghiệm độ ổn định đối với ánh sáng được mô tả trong ICH Q1B.

4.3. Lựa chọn lô thử

Vào thời điểm nộp hồ sơ đăng ký, phải cung cấp các dữ liệu thử độ ổn định trên các lô thuốc có cùng một công thức bào chế và cùng dạng bào chế trong hệ thống bao bì đóng gói như dự kiến lưu hành trên thị trường.

- Đối với NCE, phải cung cấp các dữ liệu độ ổn định của ít nhất ba lô đầu tiên.

- Đối với thuốc Generics và các thay đổi, có thể áp dụng những lựa chọn sau:

· Đối với các dạng bào chế qui ước [ví dụ: dạng thuốc rắn giải phóng ngay, dung dịch] và khi các dược chất là các chất bền vững, thì có thể chấp nhận số liệu độ ổn định thu được từ nghiên cứu thực hiện tối thiểu trên hai lô ở quy mô thử nghiệm [pilot].

· Đối với các dạng bào chế đặc biệt [ví dụ các dạng thuốc giải phóng kéo dài] hoặc đối với các dược chất không bền vững, thì dữ liệu về độ ổn định phải được thu thập trên ba lô đầu tiên. Hai trong số ba lô đó ít nhất cũng phải ở quy mô thử nghiệm, lô thứ ba có thể ở quy mô nhỏ hơn, nếu có giải trình.

- Quy trình sản xuất đã áp dụng cho những lô đầu tiên phải là quy trình sẽ áp dụng cho các lô sản xuất ở quy mô công nghiệp và phải cho ra sản phẩm có cùng chất lượng và đạt cùng tiêu chuẩn chất lượng như sản phẩm dự định lưu hành.

- Nếu có thể, các lô thành phẩm thuốc nên được sản xuất từ các lô nguyên liệu dược chất khác nhau.

- Các nghiên cứu độ ổn định phải được thực hiện trên mỗi hàm lượng và mỗi loại cỡ đóng gói của thành phẩm thuốc, trừ khi áp dụng thiết kế phân cực [ô trống] hoặc ma trận.

Có thể cung cấp các dữ liệu hỗ trợ khác.

4.4. Tiêu chuẩn chất lượng [Chỉ tiêu thử nghiệm]

i.Tiêu chuẩn chất lượng là danh sách các chỉ tiêu chất lượng, với quy trình phân tích kèm theo và các mức chất lượng bao gồm cả các mức chất lượng khác nhau giữa tiêu chuẩn chất lượng khi xuất xưởng và tiêu chuẩn chất lượng khi lưu hành.

ii.Mức chất lượng khi lưu hành nên xây dựng dựa trên việc xem xét tất cả các thông tin độ ổn định có sẵn. Sự khác nhau giữa mức chất lượng khi xuất xưởng và khi lưu hành có thể được điều chỉnh một cách hợp lý dựa trên đánh giá về độ ổn định và các biến đổi quan sát được trong quá trình bảo quản. Bất kỳ sự khác nhau nào giữa mức chất lượng khi xuất xưởng và khi lưu hành của hàm lượng chất kháng vi sinh vật phải được chứng minh bằng mối tương quan đã được thẩm định giữa hàm lượng hoá học và hiệu quả bảo quản trong công thức bào chế cuối cùng [trừ nồng độ chất kháng vi sinh vật] dự định thương mại hoá thu được từ quá trình phát triển sản phẩm. Hiệu quả của chất kháng vi sinh vật [bên cạnh hàm lượng chất kháng vi sinh vật] nên được đánh giá trên một lô đầu tiên của thành phẩm thuốc tại thời điểm hết hạn dùng đề xuất nhằm mục đích thẩm tra, không phụ thuộc vào việc có sự khác nhau giữa mức chất lượng khi xuất xưởng và khi lưu hành của hàm lượng chất kháng vi sinh vật hay không.

4.5. Các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá

i. Nghiên cứu độ ổn định phải bao gồm việc đánh giá các đặc tính của thành phẩm thuốc dễ biến đổi trong quá trình bảo quản và có thể ảnh hưởng đến chất lượng, độ an toàn và/hoặc hiệu quả. Các phép thử, nếu phù hợp, phải bao gồm các đặc tính vật lý, hoá học, sinh học, vi sinh học, hàm lượng chất bảo quản [ví dụ chất chống oxy hoá, chất kháng vi sinh vật] và các phép thử chức năng [ví dụ với hệ cung cấp thuốc]. Quy trình phân tích phải được thẩm định đầy đủ và biểu thị được độ ổn định theo hướng dẫn của ASEAN về thẩm định phương pháp phân tích. Việc có phải lặp lại phép thử hay không và lặp lại ở mức độ nào sẽ phụ thuộc vào các kết quả từ các nghiên cứu thẩm định.

ii.Nhìn chung, đối với tất cả các dạng bào chế, cần phải đánh giá: tính chất, hàm lượng và các sản phẩm phân huỷ. Với các thuốc Generic, mức chất lượng đối với sản phẩm phân huỷ tối thiểu phải đáp ứng yêu cầu của dược điển. Danh sách các chỉ tiêu chất lượng cần đánh giá dưới đây cho mỗi dạng bào chế được xem như là gợi ý về các loại phép thử nên thực hiện trong nghiên cứu độ ổn định. Danh mục các phép thử đối với mỗi dạng bào chế không hẳn là đã đầy đủ và cũng không có nghĩa là mọi phép thử đã liệt kê đều phải đưa vào quy trình theo dõi độ ổn định đối với mỗi thành phẩm thuốc cụ thể [ví dụ: phép thử về mùi chỉ nên tiến hành khi cần thiết và phải xem xét đến tính an toàn cho người phân tích].

1. Viên nén

Viên nén cần được đánh giá về hình thức viên, mùi, màu sắc, định lượng, các sản phẩm phân huỷ, độ hoà tan [ho

TÀI LIỆU VỀ ĐỘ ỔN ĐỊNH THUỐC 
- KHOA DƯỢC ĐH Y DƯỢC TP.HCM


Bài viết liên quan: Cẩm nang QA, MF, QC-PD, RA ngành Dược


Tài liệu đính kèm:

1/ Stability of drugs and dosage form.pdf

2/ Tải về: đề cương nghiên cứu độ ổn định của thuốc paracetamol.

3/ Hướng dẫn của Asean về nghiên cứu độ ổn định của thuốc: file văn bản, file powerpoint

Bấm vào mũi tên bên góc phải trình văn bản để tải về.

Độ ổn định liên quan gì trong hệ thống ngành Công nghiệp Dược nói chung và từng vị trí liên quan đến nó nói riêng, hãy theo dõi series bài viết Cẩm nang QA, MF, QC-PD, RA ngành Dược để có cái nhìn bao quát trong tìm kiếm đam mê, cơ hội nghề nghiệp này.

Dưới đây là slide, tài liệu liên quan đên môn Độ ổn định:

1/ Tóm tắt thông tư 44 - về thủ tục, yêu cầu pháp lý trong Đăng ký thuốc 

2/ Các phương pháp tính hạn dùng của thuốc

3/ Các phương pháp xác định tuổi thọ, hạn dùng của thuốc

4/ Q1A-Q1F hướng dẫn của ICH về Độ ổn định

5/ Bao bì và tầm quan trọng của nó đến tuổi thọ của thuốc

6/ Nghiên cứu Độ ổn định thuốc [tài liệu cao học]

Kinh nghiệm ôn thi môn Độ Ổn Định: 

phần thầy Hải [slide độ ổn định] ra khá nhiều, các câu hỏi như hoạt tính xúc tác của kim loại giảm dần theo thứ tự nào, hay cho các phương trình rồi yêu cầu sinh viên xác định đây là kiểu phản ứng gì...đề năm nay [2018] không có phần tính toán các công thức van't hoff hay arhenius, chí có các bài tập tính T1/2. 

Hiện chỉ có đề thi phần Bao bì để các bạn lượng giá, tải tại đây: tải về

Các bạn có đề thi, kiến thức, kinh nghiệm hãy chia sẻ cùng các bạn khác bằng cách email về nhé.

DS. Trần Anh Hoàng


HƯỚNG DẪN CỦA ASEAN

VỀ NGHIÊN CỨU ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA THUỐC 

 

1.         ĐẶT VẤN ĐỀ          

1.1.      Độ ổn định là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn hiệu quả của thành phẩm thuốc. Thuốc kém ổn định có thể dẫn tới sự thay đổi các đặc tính vật lý [như độ cứng, tốc độ hoà tan, sự tách pha...] cũng như hoá học [sự tạo thành các chất phân huỷ có hoạt tính mạnh]. Sự kém ổn định về mặt vi sinh của thành phẩm thuốc vô khuẩn có thể dẫn tới các rủi ro.


1.2.      Về nguyên tắc, thử nghiệm độ ổn định nên được thực hiện ở các điều kiện khắc nghiệt hơn là ở các điều kiện ít khắc nghiệt để đảm bảo sai số thừa ưu tiên cho hiệu quả điều trị thuốc trên bệnh nhân và để tăng xác suất phát hiện chất hay công thức bào chế có vấn đề về độ ổn định.

1.3.      Mục tiêu của nghiên cứu độ ổn định là xác định tuổi thọ, đó là khoảng thời gian bảo quản ở một điều kiện xác định mà trong khoảng thời gian đó thành phẩm thuốc vẫn đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được thiết lập.

1.4.      Nghiên cứu độ ổn định bao gồm một chuỗi các thử nghiệm để đảm bảo độ ổn định của một thành phẩm thuốc, đó là khả năng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng của thành phẩm thuốc được đóng gói trong bao bì phù hợp cho thành phẩm đó và bảo quản ở điều kiện đã thiết lập trong một khoảng thời gian xác định.

1.5.      Điều kiện chung cho thử nghiệm độ ổn định dài hạn ở khu vực ASEAN là điều kiện Vùng IVB [nhiệt độ 30oC, độ ẩm tương đối 75%].

2.         MỤC TIÊU

            Hướng dẫn này đưa ra những gợi ý tổng quát cho nghiên cứu độ ổn định đối với các thành phẩm thuốc, tuy vậy vẫn có sự linh hoạt trong những hoàn cảnh thực tế khác nhau, có xem xét đến tính khoa học đặc thù và các đặc tính của các thành phẩm được đánh giá. Hướng dẫn này cũng có thể sử dụng để ước lượng tuổi thọ dựa trên các số liệu độ ổn định thu được từ nghiên cứu.

3.         PHẠM VI

            Hướng dẫn này đưa ra những thông tin phải có trong hồ sơ đăng ký lưu hành các thành phẩm thuốc ở các nước ASEAN, bao gồm cả các mẫu quy trình nghiên cứu độ ổn định, mẫu báo cáo, thiết kế rút gọn và việc ngoại suy số liệu, và ví dụ về các loại, độ dày, hệ số thấm của vật liệu bao gói đã được nêu trong các phụ lục.

            Hướng dẫn này được áp dụng cho các thành phẩm thuốc chứa dược chất mới [New Chemical entity - NCE], các thuốc generics và các thuốc có sự thay đổi trong quá trình lưu hành [thay đổi lớn MaV và thay đổi nhỏ MiV] mà không áp dụng cho vắc xin, sinh phẩm và các thành phẩm thuốc chứa vitamin và muối khoáng.

XEM BÀI HƯỚNG DẪN CHI TIẾT  tại đây

Tủ vi khí hậu Binder là giải pháp tuyệt vời để nghiên cứu độ ổn định của Dược Phẩm.

Quý khách có thể lựa chọn các model phù hợp với quy mô nghiên cứu của mình theo link sau: //www.thinhlab.com/2019/04/cac-dong-tu-vi-khi-hau-binder.html

ĐẠI LÝ CHÍNH THỨC BINDER TẠI VIỆT NAM

--------------------------------------------

TRƯƠNG QUANG THỊNH [Mr.]

Product Manager

Cell: 0964 77 30 76

Email: 

Skype: thinh.tqt

Website: www.binder-vietnam.info

Bài viết liên quan :

Video liên quan

Chủ Đề