Bài tập luật hành chính có đáp an

Dưới đây là một số Đề thi môn Luật Hành chính Việt Nam do HILAW tổng hợp xin chia sẻ để các bạn tham khảo, ôn tập.

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? [3 điểm]

1/ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn chỉ được tổ chức ở địa phương.

2/ Việc tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật Đảng viên làm việc trong Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là hoạt động hành chính nhà nước.

3/ Phó trưởng Công an huyện có thể được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Chọn đáp án đúng [3 điểm]

1/ Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là:

a/ Quan hệ giữa Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A.

b/ Quan hệ giữa thư ký Tòa án với Công chức nộp đơn khởi kiện về quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

c/ Quan hệ giữa Sở Công thương với Công ty TNHH B về hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng

d/ Đáp án a, b và c đều sai

2/ Là cơ quan thuộc Chính Phủ:

a/ Văn phòng Chính Phủ

b/ Đài truyền hình Việt Nam

c/ Ủy ban Dân tộc

d/ Ngân hàng nhà nước

3/ Văn bản nào sau đây là nguồn của luật hành chính

a/ Nghị quyết do Chính phủ ban hành

b/ Quyết định xử lý kỷ luật công chức

c/ Luật xử lý vi phạm hành chính

d/ Đáp án a và c đúng

4/ Cơ quan hành chính nhà nước

a/ Có thể không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính

b/ Luôn phụ thuộc vào Hội đồng nhân dân các cấp

c/ Đều hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo

d/ Đều có đơn vị cơ sở trực thuộc

5/ Nếu tang vật, phương tiện bị tịch thu là hàng giả thì việc định giá được xác định là

a/ Phải là giá do Hội đồng định giá quyết định

b/ Giá niêm yết trên hàng hóa giả đó

c/ Giá thị trường của hàng hóa thật

d/ Giá do nhà nước quy định

6/ Sở Nội vụ

a/ Có người đứng đầu do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ra quyết định bổ nhiệm

b/ Có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính

c/ Được thành lập ở tất cả các tỉnh

d/ Hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo

Trần Văn V [19 tuổi] và Trần Hoài H [17 tuổi], đều cư trú tại xã X, huyện Y, tỉnh TN đã có hành vi gọi điện nhiều lần tới số máy 113 của Đội cảnh sát phản ứng nhanh [thuộc Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an tỉnh TN] để báo tin giả nhằm trêu chọc các chiến sĩ Cảnh sát 113 làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận và xử lý các tin báo của nhân dân về an ninh, trật tự.

Xác định và nêu căn cứ pháp lý:

1/ Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với V và H?

[Biết rằng theo Quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi báo thông tin giả đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền có mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng].

2/ Mức xử phạt được áp dụng đối với V và H trong tình huống trên?

3/ Vì cho rằng hành vi của V và H là do thiếu hiểu biết pháp luật nên cha mẹ của V và H đã làm đơn giải trình. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp này?

4/ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với V và H là cán bộ, công chức hay viên chức?

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? [4 điểm]

1/ Người có thẩm quyền có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.

2/ Biện pháp cưỡng chế “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” chỉ được ban hành kèm theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3/ Mọi công chức cấp xã khi vi phạm kỷ luật có thể bị áp dụng một trong các hình thức xử lý kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

4/ Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước.

Chọn đáp án đúng [2 điểm]

Câu 1

1/ Văn bản nào sau đây là nguồn của Luật hành chính Việt Nam

a/ Bản án của Tòa hành chính

b/ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

c/ Luật Đất đai

d/ Nghị quyết số 17/NĐ-TW ngày 01/8/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Bộ máy nhà nước.

Câu 2

2/ Sự kiện pháp lý hành chính

a/ Không phụ thuộc vào ý chí của con người

b/ Luôn là hành vi hành chính

c/ Là cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

d/ Trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính

Câu 3

3/ Thanh tra tỉnh

a/ Là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Sở

b/ Là cơ quan ngang Sở

c/ Là cơ quan ngang Bộ

d/ Là cơ quan chuyên môn được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương

Câu 4

4/ Theo pháp luật hiện hành thì người có thẩm quyền không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm. Thời gian ban đêm được tính:

a/ Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

b/ Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

c/ Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

d/ Từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

Anh Hoàng là Trưởng phòng kinh doanh có một doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài là 100%. Thu nhập mỗi tháng của anh Hoàng là 80% [thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân sau khi đã giảm trừ gia cảnh theo pháp luật về quản lý thuế]. Trong năm 2017, anh Hoàng có hành vi kê khai không đúng thông tin thu nhập. Chi cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã lập biên bản về hành vi trên.

Anh Hoàng có 02 tình tiết cần xem xét là: Anh Hoàng đã có hành vi che dấu, trốn tránh khi có yêu cầu kiểm tra từ cơ quan thuế, anh Hoàng có hoàn cảnh gia đình khó khăn [anh Hoàng đang phải nuôi Bố mẹ già mất khả năng lao động, 02 em trai bị mắc bệnh tâm thần, hiện bố mẹ anh Hoàng đang bệnh nặng phải nằm bệnh viện điều trị].

Trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:

1/ Xác định mức phạt tiền đối với anh Hoàng [biết rằng hành vi Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toàn liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức có mức phạt tiền từ 800.000 đến 2.000.000 dồng]?

2/ Với hoàn cảnh khó khăn nêu trên, anh Hoàng có thuộc trường hợp được giải trình không?

3/ Hành vi vi phạm của anh Hoàng có thuộc trường hợp người có thẩm quyền phải công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không? Vì sao?

4/ Xác định thời hạn anh Hoàng coi như chưa bị xử phạt.

Hình minh họa. [Tổng hợp] Đề thi môn Luật hành chính Việt Nam

Xác định những chủ thể sau đây là cán bộ, công chức hay viên chức và giải thích tại sao? [2 điểm]

1/ Tổng kiểm toán nhà nước. [0.5 điểm]

2/ Thư ký Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp. [0.5 điểm]

3/ Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy. [0.5 điểm]

4/ Phó trưởng phòng Tư pháp Quận 1. [0.5 điểm]

Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? Nêu căn cứ pháp lý? [4 điểm]

1/ Không áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. [1 điểm]

2/ Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là nguồn của Luật Hành chính. [1 điểm]

3/ Người đã chấp hành xong bản án về hình sự của Tòa án thì không được dự tuyển viên chức. [1 điểm]

4/ Trưởng Công an xã không có quyền áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính. [1 điểm]

1/ Anh Huy [19 tuổi] là sinh viên lớp TMQT43. Do từ nhà đến trường khá xe nên khi đi xe máy từ nhà đến trường anh Huy thường nghe nhạc MP3 bằng tai nghe. Hôm qua, anh Huy bị Công an xử phạt 200.000 đồng vì lỗi đeo tai nghe khi điều khiển xe máy. Theo anh chị, mức phạt 200.000 đồng Công an áp dụng với Huy có đúng quy định của pháp luật hay không? Vì sao? [1.5 điểm]

[Biết rằng, theo quy định tại điểm o, khoản 3, Điều 6 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP thì hành vi này bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng].

2/ Bà E [52 tuổi] hành nghề bán hàng trái cây trước chùa Thiên Mụ, thuộc phường Hương Long, TP. Huế. Bà này đã bán cho cô Elisa – một khách du lịch nước ngoài 1.7 kg măng cụt với giá 100.000 đồng. Tuy nhiên, lợi dụng du khách này không biết mệnh giá tiền Việt Nam nên sau khi Elisa đưa 1 triệu đồng [2 tờ 500.000 đồng] đã bị bà E chiếm đoạt mà không trả lại tiền thừa. Vụ việc sau đó được trình báo lên Công an phường. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với bà E và nêu căn cứ pháp lý? [1.5 điểm]

[Biết rằng, theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 15, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì hành vi của bà E bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng]

3/ Theo anh chị, quy định về thời hiệu xử lý kỷ luận công chức tại khoản 1, Điều 80, Luật Cán bộ, công chức hiện nay có gì bất cập? [1 điểm]

Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? [4 điểm]

1/ Các văn bản của Chính phủ đều là nguồn của Luật hành chính.

2/ Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh theo yêu cầu của chủ thể không mang quyền lực nhà nước.

3/ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính chỉ có thể được giải quyết theo thủ tục hành chính.

4/ Miễn nhiệm là hình thức kỷ luật cán bộ.

1/ Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính

a/ Không thể là người nước ngoài.

b/ Không nhất thiết là chủ thể mang quyền lực nhà nước;

c/ Đều là công dân.

d/ Là các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính.

2/ Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là:

a/ Quan hệ giữa thư ký Tòa án với công chức nộp đơn khởi kiện về quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

b/ Quan hệ giữa Công dân A với Giám đốc Sở về giải quyết khiếu nại của Công dân A.

c/ Quan hệ giữa Sở Công thương với Công ty Trách nhiệm hữu hạn B về hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng.

d/ Đáp án b và c đúng.

3/ Quyết định hành chính cá biệt:

a/ Có thể thể hiện dưới dạng Công văn hành chính.

b/ Chỉ được ban hành bởi cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

c/ Có thể được ban hành theo thủ tục do Cơ quan quyền lực nhà nước quy định.

d/ Chỉ nhằm đưa quy phạm pháp luật hành chính vào thực tiễn cuộc sống.

4/ Thủ tướng Chính Phủ:

a/ Không nhất thiết là Đại biểu Quốc hội.

b/ Có thể đồng thời là Bộ trưởng.

c/ Chỉ báo cáo hoạt động của mình trước Quốc hội.

d/ Nhất thiết phải do Quốc hội bầu ra.

Ngày 01/5/2018, Ông A – Chủ tịch UBND tỉnh T ban hành quyết định giao quyền xử phạt cho các Phó Chủ tịch dưới quyền thuộc tỉnh T với nội dung giao cho các Phó Chủ tịch UBND tỉnh T thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh T thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền, thời gian giao quyền là từ ngày 01/5/2018 đến 01/5/2019.

Dựa trên quyết định giao quyền của Chủ tịch, ngày 20/5/2018, ông B [một trong các Phó Chủ tịch UBND tỉnh T] đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh M do có hành vi vi phạm hoạt động đăng ký kinh doanh và vi phạm về vệ sinh môi trường. Ngày 20/6/2018, ông B ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành đối với hộ kinh doanh M.

Anh chị hãy xác định và nêu rõ căn cứ pháp lý:

1/ Nêu những điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật về xử phạt trong tình huống nêu trên. Căn cứ pháp lý?

2/ Giả sử, ngày 20/12/2018, Chủ tịch UBND tỉnh T bệnh và qua đời. Hỏi các Phó Chủ tịch UBND tỉnh T có thể tiếp tục việc xử phạt hành chính theo quyết định của ông A – Chủ tịch UBND tỉnh T [đã mất] hay không?

3/ Người có thẩm quyền xử phạt là cán bộ hay công chức, viên chức? Vì sao?

Các nhận định sau đây đúng hay sai. Giải thích tại sao? [4 điểm]

1/ Nguyên tắc “tập trung – dân chủ” trong hoạt động hành chính nhà nước là sự kết hợp với tỷ lệ ngang nhau giữa hai yếu tố “tập trung” và “dân chủ”. [1 điểm]

2/ Anh A là công chức của UBND huyện M, tỉnh K. Ngày 10/5/2018, anh A bị phát hiện đã sử dụng bằng Đại học giả làm hò sơ dự tuyển công chức. Theo pháp luật hiện hành, anh A sẽ bị kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương. [1 điểm]

3/ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt thuộc về chủ tịch UBND. [1 điểm]

4/ Con nuôi của anh hùng lực lượng vũ trang không được cộng điểm khi thi tuyển công chức. [1 điểm]

Chọn một đáp án đúng nhất [3 điểm]

Câu 1

1/ Thời hạn xử lý kỷ luật đối với anh A là Công chức UBND huyện, biết rằng khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của anh A cũng là ngày Tòa án tuyên phạt A 06 tháng tù treo:

a/ 02 tháng đến 04 tháng

b/ 08 tháng đến 10 tháng

c/ 02 tháng hoặc 04 tháng

d/ 08 tháng hoặc 10 tháng

Câu 2

2/ Trợ cấp thất nghiệp đối với viên chức được áp dụng từ

a/ Ngày Luật Viên chức có hiệu lực: 01/01/2012

b/ Ngày Viên chức chuyển từ chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng làm việc: 01/7/2013

c/ Ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực: 01/01/2007

d/ Ngày Luật Bảo hiểm xã hội quy định: 01/01/2009

Câu 3

3/ Chuyển công tác khác là:

a/ Một hình thức kỷ luật áp dụng với công chức

b/ Một hậu quả kéo theo cho mọi trường hợp công chức bị kỷ luật

c/ Một biện pháp áp dụng đối với công chức dựa trên kết quả đánh giá hàng năm

d/ Một hình thức luân chuyển công chức

Câu 4

4/ Luật cán bộ, công chức không áp dụng đối với đối tượng nào sau đây:

a/ Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên HĐQT, tổng Giám đốc, Phó tổng GĐ, Kế toán trưởng trong các Doanh nghiệp nhà nước

b/ Người làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân mà không phải là quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.

c/ Giám đốc, phó giám đốc các Bệnh viện công lập

d/ Phó, trưởng phòng các Đại học công lập

Câu 5

5/ Bí thư xã đoàn

a/ Là công chức xã

b/ Có thể không phải là người làm việc theo nhiệm kỳ

c/ Là cán bộ xã

d/ Là chủ thể áp dụng pháp luật hành chính

Câu 6

6/ Công ty TNHH A thực hiện hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt 50.000.000 đồng. Công ty có thể được xem xét:

a/ Hoãn chấp hành quyết định xử phạt

b/ Nộp phạt nhiều lần

c/ Nộp dần hàng tháng

d/ Không được áp dụng hình thức nào nêu trên.

Công ty TNHH A có trụ sở đóng trên địa bàn phường H, Quận X, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 12/3/2017, Công ty A thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường. Hành vi này có khung tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng [áp dụng cho cá nhân]. Xác định và nêu căn cứ pháp lý:

1/ Mức tiền phạt cụ thể đối với Công ty A và thẩm quyền xử phạt. Biết rằng hành vi này do Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường phát hiện. [1 điểm]

2/ Sau khi xử phạt vi phạm về môi trường, cơ quan chức năng phát hiện Công ty A thực hiện nhiều vi phạm khác, bao gồm: không ký hợp đồng theo quy định pháp luật lao động, không trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Xác định thẩm quyền xử phạt các vi phạm này. [1 điểm]

3/ Với điều kiện nào, Công ty A được xem là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. [1 điểm]

Video liên quan

Chủ Đề