Bài tập kinh tế học Biến đổi khí hậu

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU [CLIMATE CHANGE]

Số tín chỉ: 02


Mã số: CLC 621

Chi tiết: dowload

1. Tên học phần:            BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU [CLIMATE CHANGE]

- Mã số học phần:                                CLC 621

- Số tín chỉ:                                            02

- Tính chất của học phần:                   Bắt buộc

- Học phần thay thế, tương đương:     

- Ngành [chuyên ngành] đào tạo:     Khoa học Môi trường

2. Phân bổ thời gian học tập:

- Số tiết học lý thuyết trên lớp:           16 tiết

- Số tiết làm bài tập, thảo luận trên lớp: 14 tiết

- Số tiết thí nghiệm, thực hành:           00 tiết

- Số tiết sinh viên tự học:                     60 tiết

3. Đánh giá học phần

- Điểm chuyên cần:                              trọng số 0,2

- Điểm kiểm tra giữa kỳ:                      trọng số 0,3

- Điểm thi kết thúc học phần:             trọng số 0,5

4. Điều kiện học

- Học phần tiên quyết:

- Học phần học trước: Biến đổi khí hậu đại cương, sinh thái môi trường

- Học phần song hành:

5. Mục tiêu đạt được sau khi kết thúc học phần

- Về kiến thức: Học phần “Biến đổi khí hậu” nhằm giúp cho học viên hiểu rõ những khái niệm và những hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên trong điều kiên biến đổi khí hậu.  Học viên nắm được những giải pháp của việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những công cụ đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra cho cộng đồng.  Học viện hiểu được các nguyên tắc và giải pháp kinh tế, xã hội và kỹ thuật trong việc phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. 

- Về kĩ năng: Học phần “Biến đổi khí hậu” giúp cho học viên có khả năng phân tích đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu, đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Học viên có được các định hướng trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu..

6. Nội dung kiến thức và phương thức giảng dạy

Nội dung kiến thức

Số tiết

Phương pháp giảng dạy

CHUYÊN ĐỀ 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4

1. Biến đổi khí hậu [BĐKH]

1.1. Định nghĩa

1.2. Nguyên nhân

1.3. Một số hiện tượng của BĐKH

1.3.1. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính

1.3.2. Mưa acid

1.3.3. Thủng tầng ozone

1.3.4. Cháy rừng

1.3.5. Lũ lụt – hạn hán

1.3.6. Sa mạc hóa

1.3.7 Hiện thương sương khói

2. Ảnh hưởng của BĐKH

2.1. Tác động đến môi trường

2.2. Ảnh hưởng đến con người

3. Phương hướng giải quyết

3.1. Phương hướng chiến lược

3.2. Giải pháp

Thuyết trình, thảo luận và tự nghiên cứu

CHUYÊN ĐỀ 2: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG DỄ TỔN THƯƠNG

VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4

Thuyết trình, thảo luận và tự nghiên cứu

  1. Những khái niệm quan trọng
    1. Tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu
    2. Năng lực thích ứng
    3. Khả năng chống đỡ và phục hồi
    4. Hiểm họa
    5. Thích ứng với BĐKH
    6. Liên kết với các khung làm việc khác
  1. Qui trình phân tích tình trạng dễ tổn thương và ứng phó với BĐKH
    1. Khung thích ứng dựa và cộng đồng [CBA]
    2. Thời gian phân tích
    3. Xác định qui mô và phạm vi phân tích
    4. Cân đối nghiên cứu với học hỏi
    5. Thực hành phân tích
    6. Công cụ phân tích

Thuyết trình, thảo luận và tự nghiên cứu

Chuyên đề 3 : CHƯƠNG TRÌNH REED+ TẠI VIỆT NAM

4

Thuyết trình, thảo luận và tự nghiên cứu

  1. Việt Nam, Biến đổi khí hậu, lâm nghiệp và REED+
  2. Chương trình hành động REED+ quốc gia
    1. Khái niệm REED, REED+
    2. Thế giới làm gì với khí thải
    3. Chương trình REED+ tại Việt Nam
    4. Mục tiêu chương trình, phương pháp tiếp cận
  3. Các dự án REED+, bài học và các thách thức

Chuyên đề 4 : NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4

Thuyết trình, thảo luận và tự nghiên cứu

  1. Phát triển nông nghiệp thông minh với BĐKH
    1. Tính cần thiết
    2. Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp thông minh với BĐKH
    3. Thách thức của phát triển nông nghiệp thông minh trong bối cảnh BĐKH
      1. Đảm bảo an ninh lương thực
      2. Tác động của biến đối khí hậu đến nông nghiệp và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp Việt Nam
      3. Tác động của ngành nông nghiệp đến biến đổi khí hậu và các biện pháp giám nhẹ biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp Việt Nam
    4. Một số khuyến nghị về phát triển nông nghiệp thông minh với khí hậu ở Việt Nam
  2. Phương pháp đánh giá mô hình nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
    1. Tính cấp thiết
    2. Khái niệm CSA và mô hình CSA
    3. Sự cần thiết phải rà soát, đánh giá nhanh các mô hình CSA
    4. Phương pháp

PHẦN BÀI TẬP VÀ THẢO LUẬN

14

Thảo luận theo nhóm

Bài 1 : Thế nào là ứng phó với biến đổi khí hậu? Liên hệ với thực tế ở địa phương/ngành nơi anh chị đang công tác [hoặc biết] đã và đang triển khai các hoạt động gì để ứng phó với biến đổi khí hậu?

Bài 2 : Anh chị hiểu gì về REDD và REDD+? Liên hệ thực tế ở địa phương/ngành nơi anh chị đang công tác [hoặc biết] đã và đang triển khai các hoạt động gì để thực hiện chương trình REDD và REDD+?

Bài 3 : Kiến thức bản địa có ý nghĩa như thế nào trong ứng phó với BĐKH

Bài 4 : Thảo luận các tiến bộ kỹ thuật có thể ứng dụng để phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

7. Tài liệu học tập 

       - Giáo trình nội bộ: Biến đổi khí hậu [dành cho chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Khoa học môi trường]

8. Tài liệu tham khảo chính

  1. Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam [2010]. NXB: Hà Nội
  2. Catherine Gautier [2008] Oil, Water, and Climate: An Introduction, Cambridge University Press
  3. Katherine Richardsons [2012] Climate Change: Global Risks, Challenges and Decisions, Cambridge University Press
  4. Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 [Implications of climate change for economic growth and development in VietNam]. NXB: Thống kê, 2012
  5. Tom Tietenberg,Lynne Lewis [2012] Environmental & Natural Resource Economics, NXB: Pearson.

يبدو أنك كنت تسيء استخدام هذه الميزة بسرعة الحركة. تم حظرك مؤقتًا من استخدامها.

إذا كنت تعتقد أن هذا المحتوى لا ينتهك معايير مجتمعنا، يرجى ‏إخبارنا‏.

Video liên quan

Chủ Đề