Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Để đi từ trong sách vở ra ngoài thực tế, tiếp xúc trực tiếp với công việc, chuyên ngành mình đang học thì việc thực tập là vô cùng cần thiết với mỗi sinh viên. Từ những khó khăn gặp phải trong quá trình thực tập, bạn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hiểu sâu hơn các vấn đề đã biết, mở rộng và tiếp thu những điều mới, học hỏi thêm khả năng liên kết các vấn đề với nhau để học cách sáng tạo. Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên FPT Polytechnic thấy được những bài học kinh nghiệm rút ra qua kỳ thực tập để các bạn hiểu điều đó quan trọng như thế nào với con đường sự nghiệp.

Bài học về sự chủ động

Bài học đầu tiên mà hầu hết các bạn thực tập sinh cần học hỏi đó chính là sự chủ động. Chủ động tìm hiểu công việc nơi thực tập, chủ động làm quen với mọi người xung quanh, chủ động đề xuất và làm việc cùng mọi người. Bởi khi đứng trong môi trường thực tế, bạn sẽ phải học hỏi và áp dụng sự chủ động từ những việc nhỏ nhất.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Sự chủ động sẽ giúp bạn nhanh chóng khắc phục những hạn chế của bản thân và cũng phần nào giúp bạn tự tin hơn. Ngoài ra khi đến cơ quan thực tập, mỗi người một công việc khác nhau, không phải ai cũng có thời gian theo dõi sát sao, tận tình chỉ việc cho chúng ta. Vậy nên sự chủ động trong mọi việc sẽ giúp ta nắm bắt được cơ hội và học hỏi được nhiều điều thực tế

Bài học từ trải nghiệm thực tế cùng những mối quan hệ mới

Kỳ thực tập là một cơ hội tuyệt vời để sinh viên bước ra từ những trang sách trên nhà trường, tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, là dịp để sinh viên áp dụng những lý thuyết đã học để ứng dụng vào làm việc thực tiễn. Những bài học nằm ngoài giáo trình, nằm ngoài những gì bạn từng suy nghĩ sẽ dạy bạn, giúp bạn trưởng thành hơn trong cách nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Đồng thời cùng với sự giúp đỡ từ những người có kinh nghiệm tại nơi thực tập, bạn sẽ có những bài học kinh nghiệm để tránh sai sót trong quá trình làm việc thực tế.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Ngoài ra, sau một khoảng thời gian thực tập, chính các bạn sẽ có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp và những người bạn lớn trong nghề. Hãyduy trì và phát triển các mối quan hệ này vì họ là những người ít nhiều liên quan đến ngành học cũng như công việc sau này của bạn, chính nhữngmối quan hệ đó đôi khi sẽ một phần giúp cho ta trong việc phát triển sự nghiệp mà không cần đòi hỏi giá trị về tiền bạc.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Trang bị thêm những kĩ năng mềm và cơ hội mới

Kĩ năng mềm, đó là điều mà sinh viên nào cũng muốn trang bị khi ra trường để tự tin và bắt đầu cho những công việc mới và đầu tiên của mình khi rời khỏi ghế nhà trường. Kỹ năng mềm được trang bị trong nhà trường là kỹ năng mền cơ bản mà các môi trường làm việc điều cần và đều yêu cầu. Tuy nhiên những môi trường làm việc cụ thể thì ngoài những kỹ năng mềm cơ bản, chúng ta cần những kỹ năng mềm khác nhằm phục vụ cho công việc.Kỹ năng mềm như chất xúc tác để bạn đưa những lý thuyết được học tiến gần với thực tiễn công việc. Đây là điều mà không chỉ sinh viên mà ngay cả người đã đi làm cũng liên tục phải trau dồi. Những kỹ năng tinh tế được dễ dàng thể hiện qua giao tiếp, cách lắng nghe, cách làm việc nhóm và thuyết trình, cách xử lý các vấn đề, cách tư duy để đưa ra quyết định nhanh và hiệu quả,…

Bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình,…các bạn sinh viên sẽ dần được trau dồi, rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng mềm của bản thân. Kỹ năng mềm sẽ là nhân tố quan trọng không kém giúp sinh viên có cơ hội việc làm, phát triển sau này.

Mỗi bài học kinh nghiệm sau khi đi thực tập sẽ là tài sản là hành trình quý báu để bạn vững bước trên con đường tương lai của chính mình, đừng lãng phí thời gian của mình bằng những việc làm vô nghĩa, hãy đi và khám phá những điều bạn cảm thấy tò mò biết đâu những kiến thức bạn học hỏi được ở ngoài xã hội trong sách, giáo trình lại chưa bao giờ đề cập đến.

Dưới đây là bài mẫu Bài học kinh nghiệm cho sinh viên sau đợt thực tập tại ngân hàng mình chia sẻ với các bạn sinh viên ngành Ngân Hàng kinh nghiệm sau khi kết thúc kỳ thực tập. Hy vọng bài viết này sẽ phù hợp với các bạn sinh viên chuyên ngành Ngân Hàng.

Trong quá trình viết bài báo cáo thực tập các bạn sinh viên gặp phải khó khăn, hoặc chưa biết làm như thế nào thì nhanh tay liên hệ mình ngay nhé. Bên mình có dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập trọn gói liên hệ sđt / zalo : 0973287149


Bài học về xin thực tập

Qua đợt đi thực tập tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và hơn hết là học hỏi được rất nhiều điều từ các anh chị nhân viên trong phòng ,tích lũy được những bài học vô cũng quý giá và ắt hẳn sẽ rất hữu ích cho công việc của tôi sau này. Tôi đã rút ra được một số bài học sau:

Bài học về thái độ khi đi làm, phải đi đúng giờ, đồng phục chỉnh chu, phải biết cách cư xử sao cho đúng mực với cấp trên cũng như các anh chị hướng dẫn cho mình. Phải tôn trọng quy tắc và tuân theo quy định mà ngân hàng đã đặt ra.

Khi gặp phải khó khăn trong quá trình làm việc,không nên lúng túng mà nên hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm, từ đó sẽ có những gợi ý và lời khuyên hữu ích, từ đó công việc sẽ dễ dàng và đạt yêu cầu hơn. Hơn nữa để dễ dàng hơn trong khi làm việc, bản thân cũng không ngừng học hỏi và trao dồi kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành, tích lũy vốn kiến thức cơ bản để hoàn thành tốt hơn.( Bài học kinh nghiệm cho sinh viên sau đợt thực tập tại ngân hàng.)

Xem Thêm ==> Top 3 đề cương báo cáo thực tập tín dụng tại ngân hàng, ĐIỂM CAO

Giúp tôi có cơ hội được học tập thực tiễn và áp dụng các kiến thức trong giảng dạy tại trường vào công việc thực tế, giúptôi phần nào hiểu hơn về công việc của mình trong tương lai. Tiếp cận với môi trường làm việc chuyên nghiệp tạo cho tôi có một trải nghiệm quý giá khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ngoài ra, tôi còn được thực hành một số công việc văn phòng nên bản than cũng có một số kinh nghiệm như: cách sắp xếp và quản lý hồ sơ, luyện tập sử dụng các phần mềm văn phòng, một số công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho các chuyến công tác hay kiểm tra...

Từ những bài học và kinh nghiệm quý báu đó giúp cho bản thân tôi mạnh dạn hơn, tự tin hơn và có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho bản thân trước những khó khăn thường gặp của sinh viên mới ra trường.


Bài học về thu thập thông tin tại NH

Sau khi đợt thực tập ở ngân hàng việc thu thập thông tin như thế nào sẽ tùy vào từng đề tài từng phòng ban thực tập mà tôi có thể thu thập những thông tin khác nhau. Tôi có thể lấy thông tin từ trên các trang website của NH, nhưng đa số thông tin không đủ để làm bài. Nên để thu được những thông tin hiệu quả, trung thực, chính xác và chất lượng thì đòi hỏi tôi ngay từ đầu phải biết tận dụng, tạo lập mối quan hệ thân thiện với tất cả mọi người trong các phòng ban mà mình được điều đến.

Phải có mục tiêu, định hướng rõ ràng, nắm được nội dung của báo cáo để khi xin thông tin cũng không bị trở ngại hay làm người nghe phải khó chịu và phiền phức, không hiểu là mình muốn xin cái gì. Phải có một thái độ đúng mực, không thờ ơ ỷ lại vào các mối quan hệ, phải làm tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình thực tập để chứng tỏ mình có thiện chí muốn làm và muốn giúp đỡ mọi người, luôn làm việc vui vẻ để tạo thiện cảm với mọi người từ đó việc xin thông tin cũng dễ dàng hơn.

Xem Thêm ==> 34 Đề tài viết báo cáo thực tập tại ngân hàng

Tuy nhiên, không phải ai cũng luôn sẵn sàng, nhiệt tình và có thời gian rãnh rỗi để hướng dẫn hay giúp tôi lấy thông tin, số liệu, đa số họ đều cảm thấy tôi phiền nên việc tôi cần phải làm đó chính là lựa chọn đúng đối tượng, đúng địa điểm, cũng như thời gian và cách thức xin số liệu, thông tin. Hơn nữa, không phải thông tin nào cũng chính xác và chất lượng, do đó tôi càng phải lên danh sách những thông tin cần thiết, lựa chọn, đánh giá, loại bỏ những thông tin dư thừa, thường xuyên cập nhật những số liệu, thông tin mới nhất về hoạt động sản xuất kinh doanh tại ngân hàng thực tập. Có như vậy thông tin thu được mới hiệu quả và bài báo cáo sẽ đạt chất lượng cao hơn.


Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn

Kỹ năng số một mà người sử dụng lao động tìm kiếm ở những ứng viên là kỹ năng giao tiếp tốt. Qua các buổi phỏng vấn thì người tuyển dụng cũng biết được khả năng giao tiếp của mình. Nên phải chuẩn bị thật kỹ để giao tiếp tốt trong buổi phỏng vấn đó.

Bằng việc tương tác với những người khác trong môi trường làm việc khi đi thực tập, chúng ta sẽ có cơ hội cải thiện kĩ năng giao tiếp của mình. Những ngày đầu sau khi được nhận vào thực tập, tùy vào từng phòng ban thực tập mà họ sẽ giao việc cho tôi. Ba ngày đầu, họ sẽ thường nhờ tôi làm những việc như: đi photo giấy tờ, đi qua phòng ban khác lấy số liệu hay là lên mạng tìm kiếm thông tin KH, kiểm kho, xuống xưởng để đo đạc (có người ở xưởng hướng dẫn).

Nhưng như vậy là họ đã truyền cho tôi một ít kinh nghiệm nho nhỏ, và cũng qua đó họ cũng muốn biết thái độ làm việc của tôi như thế nào. Họ muốn xem thử tôi có sẵn sàng làm các công việc ngân hàng giao hay không. Ngày đầu tiên, ít ai giao tiếp hay trò chuyện với tôi cả, chỉ khi có công việc họ mới gọi nên việc giao tiếp rất khó khăn, rất im lặng nhưng sau ba ngày thử việc thì không khí trong phòng rất khác họ rất nhiệt tình và nói chuyện rất vui vẻ, tôi nhận ra rằng đa số tâm lý các nhân viên ở đây đều nghĩ rằng sinh viên đi thực tập thì đầu không muốn làm việc và muốn ngồi chơi.

Để tạo mối quan hệ và giao tiếp với mọi người dễ dàng thì thời điểm tốt nhất là vào thời gian ăn trưa với mọi người, lúc đó sẽ trò chuyện giao tiếp dễ dàng hơn. Trong quá trình làm việc chúng ta cũng có thể giao tiếp tốt bằng cách khéo léo hỏi những việc được giao mà mình chưa hiểu rõ, và điều cần thiết nhất vẫn là khi muốn giao tiếp với mọi người mình phải hiểu rõ lĩnh vực, tình hình kinh doanh của ngân hàng


Bài học kinh nghiệm được rút ra từ hai lần phỏng vấn hai đối tượng

Hai đối tượng được phỏng vấn trực tiếp là phó giám đốc và kế toán, họ là những người đại diện cho ngân hàng, có vai trò quan trọng trong việc vạch ra những chiến lược, chính sách, kế hoạch, định hướng phát triển cho ngân hàng, điều hành, phân phối tất cả các hoạt động sản xuất, thương mại trong ngân hàng.

Xem Thêm ==>
Đánh giá huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng qua các chỉ tiêu nào

Do đó, điều đầu tiên tôi rút ra bài học ở họ đó chính là cần phải đặt ra được cho bản thân mình tiêu chí cho cuộc đời mình, học đến đâu và học để làm gì, học như thế nào. Sau đó, có sự quyết đoán, tự tin, bình tĩnh, nghiêm túc và thận trọng, tỉ mỉ, khéo léo trong mọi vấn đề, sự nhanh nhẹn, khôn ngoan, việc thì nhiều nên phải làm việc và phối hợp nó sao cho thống nhất không bị ùn và đòi hỏi sự chính xác cao để không xảy ra sai xót gì trong quá trình làm việc, và có một bề dày kinh nghiệm nghề nghiệp rất cao.

Tôi học được rằng để có nguồn kiến thức phong phú, sâu rộng, am hiểu các vấn đề về kinh tế xã hội, thì họ phải có tinh thần học hỏi cao, ý chí vươn lên mạnh mẽ, phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi và tích luỹ được cho bản thân nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp quý báu trong quá trình học tập lẫn trong quá trình giao tiếp thông thường hằng ngày.

Vì họ có một bề dày kinh nghiệm không những trong công việc, mà còn trong đời sống nên họ luôn chủ động và ứng biến linh hoạt trong mọi tình huống khó khăn, luôn biết cách từ chối khéo khi bị KH trêu ghẹo, hay mời đi ăn uống, biết cách xử lý khi ở tình huống bất ngờ, mà không làm KH phải có ấn tượng xấu hay là tức giận. Để làm việc tốt, trước hết mình phải am hiểu về sản phẩm ngân hàng đang kinh doanh để khi tư vấn cho KH sẽ làm họ hài lòng, tin tưởng và thuyết phục họ mua hay ký hợp đồng. Sau đó là phải có lòng yêu thích nghề và nhiệt huyết với nghề thì mới tồn tại lâu dài.

Tôi nghĩ cuộc sống luôn có những bài học cho ta, nếu ta học không được sẽ phải học lại. Các yếu tố khác như chuẩn bị hồ sơ, tác phong chuyên nghiệp…phải chuẩn bị cho thật chỉnh chu hết sức có thể khi đi xin việc.


Và trên đây là bài viết về Bài học kinh nghiệm cho sinh viên sau đợt thực tập tại ngân hàng mà mình chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn. Chúc các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập của mình nhé.