Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Laptop gaming Asus TUF FX504GD là một chiếc máy dành cho dân chiến game được ra mắt năm 2018. Vậy chiếc laptop gaming này có những tính năng gì đáng chú ý?

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá
Laptop Asus TUF Gaming là một trong hai dòng laptop gaming mà Asus đã tạo ra dành cho giới game thủ. Riêng dòng TUF sẽ phù hợp với các game thủ mới bắt đầu.

Thông số kĩ thuật Laptop Asus TUF Gaming FX504GD- E4262T - Intel core i5, 8GB RAM, HDD 1TB + SSD 128GB, Nvidia GeForce GTX 1050 4GB GDR5, 15.6 inch

Hãng sản xuấtAsus Hệ điều hànhWindows 10 Home Chất liệu vỏNhựa Công nghệ CPUIntel Core i5 Loại CPU8300H Tốc độ CPU2.3 GHzTốc độ tối đa4.0 GHz Loại RAMDDR4 Dung lượng RAM8 GBTốc độ bus2666 MHzHỗ trợ RAM tối đa32 GBLoại ổ cứngSSD + HDD Dung lượng ổ cứng1TB + 128GB Kích thước15.6 inchĐộ phân giảiFull HD (1920 x 1080) Công nghệ màn hìnhIPS Bộ xử lýNvidia GeForce GTX 1050 Kiểu card đồ họaCard rời Dung lượng VGA4 GBCổng giao tiếp1 x HDMI, 2 x USB 3.0 , 1 x USB 2.0 , LAN 1 Gb/s Kết nối không dâyWiFi 802.11ac , Bluetooth 5.0 Khe thẻ nhớSD WebcamHD Webcam Đèn bàn phímKhông Loại PinPin liền Dung lượng3 cellKích thước384 x 262 x 25 mmTrọng lượng2.3 kg

Phần mặt đáy sẽ có khu hút gió lớn hơn, tuy nhiên thì khả năng tháo ra nâng cấp sẽ khó khăn hơn nhiều so với FX503VD, vì bạn sẽ phải tháo tới 10 con ốc tất cả để có thể mở hoàn toàn được vỏ của mặt đáy.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Bản lề của máy được thiết kế dạng bản lề kép với 2 chân ở 2 bên. Tuy nhiên, theo trải nghiệm thì bản lề của máy khá rít và có vẻ hơi yếu. Khi kéo màn đến khu vực cố định, nó vẫn xảy ra trạng thái hơi rung lắc mà không cố định được ngay, và khi bạn để ở góc thấp thì bản lề sẽ không giữ cố định được nữa và nó sẽ tự đóng hẳn lại luôn. Nó sẽ gây khó chịu nếu bạn là người phải thường xuyên mang máy để sử dụng bên ngoài. Còn nếu bạn để máy trên bề mặt phẳng cố định thì nó không ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Các kết nối có trên FX504GD khá đầy đủ cho người dùng và được đưa dồn hết về phía cạnh trái của máy, giúp người dùng có không gian lớn hơn để tiện dụng cho việc sử dụng chuột rời để chơi game. Chúng ta sẽ có 2 cổng USB3.0, 1 cổng USB 2.0, 1 jack cắm tai nghe và micro tích hợp, 1 cổng HDMI 2.0, 1 cổng mạng LAN và 1 jack cắm nguồn DC. Cổng USB Type C và khe đọc thẻ SD card sẽ là những thiếu sót mà Asus đã cắt giảm đi trong dòng FX504GD.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Về màn hình, Asus có nhiều lựa chọn màn hình với các mã sản phẩm khác nhau. Lựa chọn tốt nhất có thể là được trang bị màn hình có tấm nên TN sắc nét với tần số quét là 120Hz và 94% dải màu NTSC. Còn ở phiên bản giá rẻ mà mình đánh giá ngày hôm nay sẽ chỉ ở mức cơ bản khá tương đồng với FX503. Chúng ta sẽ có màn hình 60hz được trang bị tấm nền Anti-Glare với độ phân giải là Full HD (1920x1080) và 45% dải màu NTSC mà thôi. Màu sắc hiển thị trên màn hình ở mức khá nhờ có độ tương phản tốt. Tuy nhiên, độ sáng màn hình sẽ hơi thấp và chỉ ở mức 220 nits. Do vậy, bạn sẽ vẫn cần phải tăng độ sáng tối đa để có trải nghiệm tốt nhất. Với chất lượng màn hình của Asus FX504GD, máy sẽ chỉ phù hợp với nhu cầu là chơi game và giải trí mà thôi.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Bàn phím của ASUS TUF Gaming FX504 là dạng bàn phím chơi game full size quen thuộc với 4 phím ADWS được tô viền cam đậm hơn so với các phím khác. Khoảng cách giữa các phím sẽ là 1.8mm, keycap sẽ được thiết kế vát cong rõ ràng hơn cũng như có độ ổn định tốt hơn nhiều so với phiên bản FX503 trước đó. Nó hoàn toàn cho cảm giác gần như giống với chiếc laptop ROG Strix của hãng. Trải nghiệm gõ phím là cực kì tốt và hỗ trợ tốt cho game thủ. Vì là thuộc dòng laptop gaming phổ thông nên chúng ta khó tránh được hiện tượng Flex nhẹ ở khu vực bàn phím.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Còn về khu vực bàn di chuột, bề mặt được nâng cấp hơn khi như được phủ 1 lớp kính giống với ROG Strix Hero. Bạn sẽ có cảm giác di chuột trơn tru và thoải mái hơn.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Về hiệu năng, ở phiên bản mà mình đánh giá, chúng ta sẽ có con chip Intel Core i5 8300H thế hệ Coffee Lake mới với 4 nhân và 8 luồng, Turbo Boost tối đa đạt xung nhịp là 4.0Ghz. Nếu để đem ra so sánh với 2 dòng CPU i5 và i7 thế hệ trước thì chúng ta có thể dễ thấy được rằng i5 8300H khá tương đương với sức mạnh của i7 7700HQ, thậm chí là còn nhỉnh hơn một chút. Vì tổng thể thì bus ram của FX504 là 2666Mhz, cao hơn so với FX503 chỉ là 2400Mhz mà thôi. Theo kết quả test tổng thể CPU trên Cinebench R15, i5-8300H đạt 766 điểm, nhỉnh hơn chút xíu so với i7 7700HQ. Với card cùng sử dụng GPU Geforce GTX1050 4Gb, FX504GD phiên bản mà mình đánh giá có kết quả test game khá tương đồng với kết quả thu được của FX503VD phiên bản i7 7700HQ.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Cùng sử dụng GPU GTX1050 4Gb, CPU cùng tiến trình 14nm mà có cùng mức TDP là 45W, do đó mức nhiệt độ cũng máy cũng khá tương đồng với nhau. Hệ thống tản nhiệt cho Asus FX504GD sẽ bao gồm 2 FAN và 2 ống đồng với công nghệ Overboost, giúp tối ưu khả năng làm mát cho CPU và GPU. Khi Stress Test trong nhiệt độ phòng 30 độ C, nhiệt độ tối đa của CPU là 86 độ và của GPU sẽ là 75 độ C. Còn nhiệt độ trên bề mặt phím cao nhất khi sử dụng max tải sẽ là 43 độ C tại khu vực trung tâm máy. Vậy nên Asus FX504GD sẽ không nên sử dụng max tải trong thời gian dài.

Asus tuf gaming fx504gd-e4262t đánh giá

Tóm lại, với một chiếc máy giá rẻ, chúng ta sẽ không thể đỏi hỏi quá nhiều và khiến nó trở nên hoàn hảo được. Chúng ta sẽ có một chiếc laptop hiệu năng mạnh mẽ hơn với giá thành rẻ hơn, thiết kế đẹp mắt và hệ thống tản nhiệt tốt hơn. Đó là những điều mà bạn cũng đáng để cân nhắc khi mua máy.