3 số nguyên sinh vật là những cơ thể

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 30: Nguyên sinh vật chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 dễ dàng hơn.

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?

A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi.

C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.

Đáp án: C

Nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Tuy nhiên vẫn có một số loài có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Câu 2: Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

A. Hình [1] B. Hình [2] C. Hình [3] D. Hình [4]

Đáp án: D

Hình [4] là phẩy khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn, không phải là nguyên sinh vật.

Câu 3: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?

A. Trùng Entamoeba C. Trùng giày

B. Trùng Plasmodium D. Trùng roi

Đáp án: A

Bệnh kiết lị do trùng kiết lị Entamoeba gây nên.

Câu 4: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật dưới nước?

A. Trùng roi B. Tảo C. Trùng giày D. Trùng biến hình

Đáp án: B

Tảo có diệp lục nên có khả năng quang hợp tạo nguồn oxygen cung cấp cho các động vật dưới nước.

Câu 5: Bệnh sốt rét lây truyền theo đường nào?

A. Đường tiêu hóa B. Đường hô hấp

C. Đường tiếp xúc D. Đường máu

Đáp án: D

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu với vật trung gian truyền bệnh là muỗi Anophen.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không giúp chúng ta tránh bị mắc bệnh sốt rét?

A. Mắc màn khi đi ngủ B. Diệt muỗi, diệt bọ gậy

C. Phát quang bụi rậm D. Mặc đồ sáng màu để tránh bị muỗi đốt

Đáp án: D

Mặc đồ sáng màu không giúp chúng ta tránh khỏi việc bị muỗi đốt nên vẫn có khả năng bị mắc bệnh sốt rét.

Câu 7: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?

A. Mọc thêm roi B. Hình thành bào xác

C. Xâm nhập qua da D. Hình thành lông bơi

Đáp án: B

Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác để tránh khỏi các tác động từ môi trường.

Câu 8: Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trên cơ thể người?

A. Dạ dày B. Phổi C. Não D. Ruột

Đáp án: D

Trùng kiết lị thường kí sinh ở ruột người. Ngoài ra chúng có thể theo máu và gan và gây sưng gan.

Câu 9: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?

A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói

B. Da tái, đau họng, khó thở D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ

Đáp án: B

Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu và chất nhầy.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là vai trò của nguyên sinh vật với con người?

A. Cộng sinh tạo mối quan hệ cần thiết cho sự sống của con người

B. Cung cấp thực phẩm cho con người

C. Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất chất dẻo

D. Chỉ thị độ sạch của nước

Đáp án: A

Nguyên sinh vật không sống công sinh với con người.

Giới nguyên sinh bao gồm?

A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh

B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh

C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh

D. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh

Đáp án đúng D.

Giới nguyên sinh bao gồm tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh, giới nguyên sinh là sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục, sống dị dưỡng [hoại sinh], hoặc tự dưỡng.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi [giống], loài.

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Hệ thống phân loại 5 giới gồm:

1/ Giới Khởi sinh

– Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 μm [micrômet].

– Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

– Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

– Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ [sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%].

2/ Giới Nguyên sinh

– Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

– Sống dị dưỡng [hoại sinh], hoặc tự dưỡng.

– Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh [trùng đế giày, trùng biến hình].

3/ Giới Nấm

– Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

– Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

– Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

4/ Giới Thực vật

– Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

– Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

– Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

5/ Giới Động vật

– Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

– Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

– Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.

Động vật nguyên sinh [Protozoa-tiếng Hy Lạp proto=đầu tiên và zoa=động vật] là một thuật ngữ cổ gồm những sinh vật đơn bào [nguyên sinh vật-Protistatrong giới khởi sinh][1] thuật ngữ này hiện không còn được dùng trong phân loại sinh vật. Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác. Đây là khác biệt chính so với thực vật nguyên sinh [protophyta], được coi là những sinh vật đơn bào không có khả năng chuyển động và thực hiện trao đổi chất qua quá trình quang hợp. Động vật nguyên sinh có khoảng 40.000 loài, trong đó một số cũng có cả khả năng quang hợp như trùng roi xanh. Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh, chúng có thể thu lấy thức ăn, tiêu hóa, tổng hợp, hô hấp, bài tiết, điều hòa ion và điều hòa áp suất thẩm thấu, di chuyển và sinh sản. Sở dĩ chúng có thể thực hiện được các hoạt động sống đó là vì trong cơ thể cũng có những cấu tử giống với các cấu tử ở tế bào của cơ thể đa bào như nhân, ty thể, mạng nội chất, hệ Golgi, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Một số nguyên sinh động vật còn có bào hầu nối liền bào khẩu với túi tiêu hóa, tiêm mao hoặc chiên mao hoạt động được nhờ thể gốc. Động vật nguyên sinh thường có kích thước 0.01 - 0.05mm và không phải là động vật thực sự.

Phân loại

Gồm có 5, 6 hoặc 7 tiểu loại tùy theo cách phân loại trước đây, phụ thuộc cơ quan vận chuyển và loại nhân tế bào, tuy nhiên những phân loại này không thể hiện mối quan hệ thực sự giữa chúng theo quan điểm hiện nay:

  • Sarcomastigophora [gồm các loài thuộc hai lớp Sarcodina tức Amoeboid - trùng chân giả và Mastigophora tức Flagellate - trùng roi, kết hợp lại] bao gồm các sinh vật có cơ quan vận chuyển là chiên mao và giả túc hoặc một trong hai loại đó và có một loại nhân đơn giản
  • Large, amoeboid trophozoites of P. vivax in a thin blood smear

  • Foraminiferan [Ammonia tepida]

  • "Flagellata" từ Ernst Haeckel's Artforms of Nature, 1904

  • Parasitic excavate [Giardia lamblia]

  • Green alga [Chlamydomonas]

  • Labyrinthomorpha
  • Apicomplexa
  • Microspora
  • Fibrillanosema Microspora

  • Acetospora
  • Myxozoa

5 loại trên bao gồm các bào tử trùng sống ký sinh ở các cơ thể động vật khác [trước đây các ngành này được xếp chung cùng một lớp Sporozoa]

  • Ciliophora: có cơ quan vận chuyển là tiêm mao và có hai loại nhân khác nhau - nhân dinh dưỡng và nhân sinh dục [trước đây được xếp vào lớp Ciliata].

Cấu trúc

Cơ quan vận chuyển

Có ba loại vận chuyển ở các động vật nguyên sinh: vận chuyển bằng giả túc, bằng chiên mao và bằng tiêm mao

  • Giả túc [Pseudopod] là phần nhô ra của tế bào chất theo hướng di chuyển. Giả túc được dùng để di chuyển và để bắt thức ăn. Giả túc có bốn loại hình dạng:
  1. Giả túc hình sợi Filopodia
  2. Giả túc hình rễ cây Rhizopodia
  3. Giả túc hình tia Axopodia
  4. Giả túc hình chuỳ có đầu tròn
  • Chiên mao là bộ phận hoạt động rẽ trong vòng tròn xoáy trong nước như mũi khoan để kéo toàn bộ ĐVNS về phía trước, vừa tạo dòng nước cuốn thức ăn vào miệng [bào khẩu].
Một số ĐVNS có cả giả túc trùng lẫn chiêm mao, thậm chí cả màng uốn
  • Tiêm mao: hoạt động như mái chèo đẩy sinh vật tiến về phía trước, làm cho con vật tự xoay quanh mình nó khi vận chuyển đồng thời tạo nên dòng nước xoáy cuốn theo thức ăn đưa vào miệng.

Cơ quan tiêu hoá-Không bào tiêu hoá

Các mảnh vụn thức ăn được đưa vào bào khẩu [cytostome, thường nằm ở một vị trí nhất định nào đó trên cơ thể động vật nguyên sinh], theo bào khẩu vào bào hầu [cytopharynx] và được bao bọc trong một túi gọi là không bào tiêu hoá. Các men tiêu hoá được tiết vào trong túi để phân giải thức ăn. Các chất dinh dưỡng tạo thành sẽ được đưa vào tế bào chất còn những chất không tiêu hoá được tế bào thải ra ngoài qua bề mặt.

Trao đổi khí, bài tiết và điều hòa áp suất thẩm thấu

  • Ở Paramecium multimicronucleatum:
    • Không bào trương đầy nước với màng đóng kín lỗ thoát.
    • Sau đó: lỗ thoát mở ra, không bào dốc hết nước ra ngoài.
    • Tiếp tục: lỗ thoát được đóng lại.
    • Cuối cùng: hai túi nhập lại hình thành không bào trương đầy nước.
  • Ở Paramecium trichium:
    • Đầu tiên: không bào trương đầy nước, không bào thứ cấp và tam cấp được thành lập
    • Sau đó: không bào dốc hết nước ra ngoài, sau đó không bào nhận nước từ các không bào thứ cấp và tam cấp
    • Kết thúc: không bào lại trương đầy nước.

Xem thêm

  • Thực vật nguyên sinh
  • Phân loại động vật
  • Trao đổi chất
  • Tế bào học

Tham khảo

  1. ^ I. Edward Alcamo; Jennifer M. Warner [ngày 28 tháng 8 năm 2009]. Schaum's Outline of Microbiology. McGraw Hill Professional. tr. 144–. ISBN 978-0-07-162326-1. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2010.

  1. Abramoff, P. 1994. Laboratory Outlines in Biology VI. W. H. Freeman & Com., New York.
  2. Avila, V.L. 1995. Biology. Investigating life on the earth. 2nd Ed. Bookmark Pub. London.
  3. Ban thực vật. 1972 - 1973. Thực tập thực vật. Khoa học Đại học Đường - Sài Gòn.
  4. Barrett, J.M., P. Abramoff, A.K. Kumaran, W.F. Millington. 1986. Biology. Prentice - Hall; Englewood Cliffs, N.J.
  5. Campbell, N.A. 1996. Biology. 4th Ed. The Benjamin/Cummings Pub. Com., Inc. CA.
  6. Gould, J. L., W. T. Keeton. 1996. Biological science. 6th Ed. W.W. Norton & Co. New York - London.
  7. Phạm Hoàng Hộ. 1967. Sinh học thực vật. Tủ sách khoa học. Bộ Giáo dục. Sài Gòn.
  8. Phạm Hoàng Hộ. 1970. Hiển hoa bí tử. Trung tâm học liệu. Bộ Giáo dục. Sài Gòn.
  9. Phạm Hoàng Hộ. 1972. Tảo học. Trung tâm học liệu. Bộ Giáo dục. Sài Gòn.
  10. Keeton, W.T. & J.L. Gould. 1993. Biological Science. 5th Ed. W.W. Norton & Company. New York - London.
  11. Knox, B., P. Ladiges, B. Evans. 1994. Biology. McGraw-Hill Book Company. Australia.
  12. Lê Quang Long. 1986. Sinh lý động vật và người. Tập 1 và 2. Nhà xuất bản Giáo dục. Hà nội.
  13. McFadden, C.H. & W.T. Keeton. 1995. Biology. An exploration of life. W.W. Norton & Company. New York - London.
  14. Pechenik, Jan A.1996. Biology of the Invertebrates. 3rd. The MacGraw-Hill Com. Inc.
  15. Nguyễn Văn Uyển và các tác giả. 1984.Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.

Liên kết ngoài

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Động vật nguyên sinh.
Wikispecies có thông tin sinh học về Động vật nguyên sinh
Tiếng Việt
  • Bài giảng về Động vật bậc thấp
Tiếng Đức
  • Krankheitserreger unter den Protozoen
  • Protozoensystematik
Tiếng Bồ Đào Nha
  • Reino Protista[liên kết hỏng]
  • Bioscolos Lưu trữ 2005-12-31 tại Wayback Machine
  • BioNet Skola[liên kết hỏng]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Động_vật_nguyên_sinh&oldid=67584245”

Video liên quan

Chủ Đề