20 p.3 hiểu như thế nào khi trích dẫn

Hiện nay có nhiều chuẩn trích dẫn khác nhau cũng như có những cách hiểu chưa rõ và đầy đủ về vấn đề trích dẫn trong nghiên cứu khoa học. Bài viết này chia sẻ một số nội dung cơ bản về trích dẫn trong nghiên cứu khoa học, bao gồm các nguyên tắc chính và một số lưu ý khi trích dẫn.

Bài liên quan
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn 1 bộ sách giáo khoa: Sẽ quay lại độc quyền?
  • Một số loại hình văn hóa học tập (Phần 1)
  • Ảnh hưởng của nhân tố quản trị tới kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên: Nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam

1. Trích dẫn và vấn đề đạo văn

Đạo văn (plagiarism) được định nghĩa là một đoạn văn bản được sao chép từ người khác và được coi là sản phẩm của chính mình hoặc lấy ý tưởng, ngôn ngữ của người khác như thể là đó là những ý tưởng và ngôn ngữ của chính mình (Helgesson & Eriksson, 2015). Trong nghiên cứu khoa học, đạo văn là một vấn đề nghiêm trọng và bị cấm theo nguyên tắc liêm chính khoa học. Đạo văn mặc dù đôi khi xảy ra một cách cố ý, nhưng đôi khi vẫn xảy ra với những người thiếu hiểu biết về các nguyên tắc trích dẫn.

Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học là cách mà chúng ta khai thác, sử dụng ý tưởng hoặc kết quả nghiên cứu của người khác để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu của mình hoặc dùng các ý tưởng đó để chứng minh cho luận điểm của mình. Trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong phần cơ sở lý luận của một bài báo khoa học, thiếu trích dẫn đồng nghĩa với thiếu chứng cứ thuyết phục để lập luận cho phần nền tảng lý thuyết (Pandey et al., 2020). Có nhiều người lầm tưởng rằng càng nhiều trích dẫn thì đồng nghĩa cơ sở lý luận của bạn càng yếu. Nhưng thực tế thì ngược lại. Càng nhiều trích dẫn đồng nghĩa với việc những gì bạn viết ra đều có bằng chứng cụ thể và được các công trình nghiên cứu trước đây đã chứng minh những luận cứ đó.

20 p.3 hiểu như thế nào khi trích dẫn

Hình 1. Trích dẫn trong bài báo khoa học (Nguồn: Truong et al., 2017)

2. Tại sao phải trích dẫn

Trích dẫn cho phép nhà khoa học diễn giải các ý tưởng và luận cứ khoa học, đánh giá, bình luận và thiết lập được các mối liên hệ giữa các kết quả nghiên cứu với những kết quả đã được công bố trước đó (Baird & Oppenheim, 1994). Việc trích dẫn các tài liệu liên quan còn chứng minh nhà khoa học làm việc một cách nghiêm túc đối với công trình nghiên cứu của mình, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên ngành mới hoặc xem xét nghiên cứu đó có cùng kết quả với các nghiên cứu về cùng một vấn đề hay lĩnh vực hay không để tìm ra chỗ trống trong nghiên cứu (research gap).

Trong một bài nói chuyện trước công chúng, bạn có thể dễ dàng nêu ý tưởng của mình mà ít ai bắt bạn phải chứng minh luận điểm mà bạn trình bày. Ví dụ luận điểm “Công nghệ thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo”. Với luận điểm đó bạn có thể trình bày dễ dàng trong một bài nói chuyện trước công chúng, nhưng sẽ phải trả lời các câu hỏi của các độc giả như “luận điểm này từ nghiên cứu nào?” “nghiên cứu nào đã chứng minh luận điểm đó là đùng?” nếu bạn đưa nó vào nội dung của một bài báo khoa học.

3. Nguyên tắc trích dẫn

Có rất nhiều nguyên tắc trích dẫn, nhưng cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản như sau:

- Trích dẫn tài liệu gốc được đọc trực tiếp: Việc trích dẫn tài liệu gốc là cách tác giả tôn trọng kết quả nghiên cứu của một nhà khoa học khác. Trích dẫn tài liệu gốc còn chứng minh tác giả có có hội đọc bài báo nguyên thủy (original) và những ý tưởng, luận cứ được sử dụng trong trích dẫn được chính tác giả thẩm định, không qua bước trung gian nào và điều đó tránh ý tưởng nguyên thuỷ bị “tam sao thất bản”.

- Hạn chế trích dẫn nguyên văn: Trong một số trường hợp, thực hiện trích dẫn nguyên văn vì tác giả thấy cần thiết giữ ý tưởng nguyên bản và không muốn làm sai lệch cách sử dụng ngôn ngữ của bản gốc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng cách trích dẫn này thì sẽ được coi là không có kỹ năng tổng hợp (summarising) và kỹ năng diễn giải (paraphrasing). Người phản biện hoặc độc giả sẽ đánh giá cao khi tác giả bài báo trích dẫn ý tưởng bằng kỹ năng tổng hợp (tức là trích dẫn 1 ý tưởng bằng nhiều nguồn tài liệu khác nhau) và kỹ năng diễn giải bằng ngôn ngữ riêng của mình mà vẫn giữ lại được luận điểm gốc của tài liệu trích dẫn.

- Không trích dẫn tài liệu người viết chưa đọc: Trong một số trường hợp, người làm nghiên cứu lấy ý tưởng, luận điểm của một tác giả khác thông qua bên thứ ba mà hoàn toàn chưa tiếp cận tài liệu gốc. Hiếm khi hoặc không có phản biện nào bắt tác giả phải chứng minh các luận điểm, ý tưởng đó được trích dẫn từ tài liệu gốc. Tuy nhiên, việc trích dẫn từ nguồn thứ cấp nhưng sử dụng nguyên tắc trích dẫn tài liệu gốc cũng được xem là không liêm chính trong nghiên cứu khoa học. Trừ khi có một số tài liệu gốc không thể tiếp cận thì tác giả có thể sử dụng nguồn thứ cấp nhưng cách trích dẫn bắt buộc phải tuân thủ nguyên tắc trích dẫn thứ cấp.

- Chỉ những tài liệu được trích dẫn trong nội dung bài báo hoặc công trình nghiên cứu mới được thống kê vào tài liệu tham khảo: Có một số trường hợp không hiểu nguyên tắc trích dẫn nên tác giả thống kê các tài liệu tham khảo khi cho rằng những tài liệu đó là có giá trị, liên quan đến nội dung nghiên cứu nhưng lại không sử dụng trong nội dung bài báo của mình.

- Không trích dẫn các nguồn tài liệu không tin cậy: Về mặt nguyên tắc, các nhà khoa học có thể trích dẫn những nguồn thông tin kể cả bằng lời chứ không nhất thiết là thông tin từ các bài báo khoa học chính thống. Tuy nhiên, việc trích dẫn thông tin không chính thống chỉ được áp dụng trong những trường hợp đặc biệt. Nguyên tắc chung là thông tin phải được trích dẫn từ các nguồn tài liệu có kiểm chứng (ví dụ như bài báo khoa học, sách nghiên cứu,…). Những thông tin từ các báo phổ thông, từ từ điển, từ bách khoa toàn thư mở (như Wikipedia) không được khuyến khích sử dụng.

- Không sử dụng học vị, chức danh và địa chỉ cơ quan khi trích dẫn: Các học vị và chức danh như “Tiến sĩ”, “Giáo sư” không đi kèm với tên tác giả khi trích dẫn. Ví dụ: Không viết “Tiến sĩ Nguyễn Văn A trong một báo cáo khoa học đã khẳng định rằng…” hoặc “GS. Nguyễn Văn B của Đại học Quốc gia Hà Nội trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng…”

- Các thông tin chung trong trích dẫn: Cho dù sử dụng kiểu trích dẫn nào thì các thông tin chung thường giống nhau, bao gồm: Tên tác giả, tên bài báo, tên tạp chí/sách.., tên nhà xuất bản, năm xuất bản.

4. Các loại trích dẫn

Hiện nay có rất nhiều loại trích dẫn. Tuỳ theo yêu cầu của cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu hoặc yêu cầu của từng tạp chí thì từng loại trích dẫn được áp dụng cho phù hợp. Có một số loại trích dẫn thông dụng sau:

APA:

Truong, T. D., Hallinger, P., & Sanga, K. (2017). Confucian values and school leadership in Vietnam: Exploring the influence of culture on principal decision making.