10 chương trình mạng thực phẩm hàng đầu năm 2022

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Nhật Bản là một trong những thị trường tiềm năng và là “đích đến” của nhiều doanh nghiệp trong việc xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chất lượng cao.

Để xuất khẩu sang Nhật Bản, CPV Food phải truy xuất nguồn gốc 100% toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất theo đẳng cấp thế giới như môi trường và phúc lợi động vật... đáp ứng tất cả các tiêu chí khắt khe của Nhật Bản và các nước nhập khẩu khác.

10 chương trình mạng thực phẩm hàng đầu năm 2022

Dây chuyền sản xuất gà chế biến xuất khẩu đi Nhật Bản.

Trước đó, từ năm 2018, Cục Thú y - Bộ NN&PTNT đã phối hợp với CPV Food tổ chức triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh gia cầm, gắn với giám sát chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm; thực hiện các yêu cầu vệ sinh thú y với cơ sở giết mổ; sản xuất an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến để có được sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu an toàn và chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản.

Từ ngày 31/5 - 3/6, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã cử một đoàn kiểm tra thú y đến cơ sở sản xuất của CPV Food tại Bình Phước để đánh giá chuỗi sản xuất gà chế biến xuất khẩu. Ngày 30/8, kết luận của đoàn kiểm tra thú y Nhật Bản (MAFF) khẳng định: Công ty TNHH CPV Food đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y của MAFF để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Tại lễ công bố, Cục Thú y đã trao Chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate) cho đại diện CPV Food.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Liên bang Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà, trong khi Công ty CP Việt Nam có nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà lớn nhất tại Việt Nam, giai đoạn hiện tại có thể chế biến xuất khẩu 1 triệu con gà một tuần (50 triệu con/năm); sang giai đoạn 2, công suất sẽ được nâng lên thành 2 triệu con/tuần (100 triệu con/năm), vì vậy việc Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu thịt gà của Công ty CP Việt Nam đã mang tới cơ hội kinh doanh rất lớn cho Công ty CP Việt Nam nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói chung.

10 chương trình mạng thực phẩm hàng đầu năm 2022

Sản phẩm gà chế biến của Việt Nam lần đầu tiên chinh phục được thị trường Nhật Bản

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đánh giá, việc xuất khẩu lô hàng sản phẩm thịt gà chế biến đầu tiên của Công ty TNHH CPV Food sang thị trường Nhật bản - một thị trường đòi hỏi sản phẩm an toàn rất khắt khe - là bước ngoặt rất quan trọng, mở ra nhiều kỳ vọng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vào những thị trường khó tính đầy tiềm năng. Hy vọng các sản phẩm thịt gà an toàn của công ty không chỉ xuất sang Nhật Bản, mà còn mở rộng ra các thị trường khác như châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Ông Montri Suwanposri - Tổng Giám đốc C.P. Việt Nam - cho biết: “Việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật Bản lần này là niềm vui của C.P. Việt Nam và CPV Food, đánh dấu sự thành công của chuỗi giá trị Feed – Farm - Food của CPV, bắt đầu hành trình đưa sản phẩm gà chế biến của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, và tiếp tục xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà công ty hiện có.

10 chương trình mạng thực phẩm hàng đầu năm 2022

Công ty CP Việt Nam đã đầu tư xây dựng tổ hợp chuỗi sản xuất thịt gà khép kín từ trang trại đến bàn ăn (Feed - Farm - Food). Đây là một trong những chuỗi sản xuất thịt gà hiện đại, lớn nhất ở Việt Nam với giá trị hơn 250 triệu USD, công suất giết mổ 1 triệu con/tuần

Với thế mạnh và kinh nghiệm thành công của Tập đoàn C.P. trong việc xuất khẩu sản phẩm thịt gia cầm hơn 20 năm, CPV Food đặt mục tiêu đưa Việt Nam lên bản đồ xuất khẩu thịt gia cầm có thương hiệu ra thế giới.

(HNMO) - Vấn đề an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng tươi sống như rau, củ, quả, thịt đang rất bức thiết tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi một số kẽ hở tại các đơn vị phân phối bị vạch trần. Để không xảy ra những trường hợp tương tự, thành phố đang xây dựng cơ chế mới, tiến tới thống nhất một đầu mối quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiệu quả hơn.

10 chương trình mạng thực phẩm hàng đầu năm 2022

Chợ đầu mối Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những đầu mối lớn cung ứng thực phẩm cho thành phố. Ảnh: Lan Phương

Anh Ngô Mạnh Hải (phường Tân Thuận Đông, quận 7) cho biết, mấy ngày trước, anh mua một bó rau đắng tại một cửa hàng tiện lợi gần nhà có nhãn mác đầy đủ, nhưng lại là “tác nhân” khiến anh phải nghỉ làm do vấn đề sức khỏe. “Tôi chủ quan vì mua ở cửa hàng tiện lợi, lại có nhãn mác rõ ràng nên chỉ luộc sơ, không chế biến kỹ, do đó đường tiêu hóa của tôi gặp vấn đề”, anh Hải chia sẻ.

Cùng cảnh ngộ, chị Lâm Thị Hoài (ở phường 1, quận 8) mua một túi cải bẹ xanh tại siêu thị mi ni gần nhà, vì chủ quan trong khâu sơ chế, gia đình chị cũng phải tìm đến bác sĩ. “Do mua ở siêu thị nên tôi tin tưởng, chỉ rửa sạch bằng nước rồi ăn sống. Nào ngờ cả nhà đều bị đau bụng”, chị Hoài than thở.

Dọc tuyến đường Võ Văn Kiệt (đoạn qua địa bàn quận 5), tại các địa điểm buôn bán lấn chiếm vỉa hè, không khó để bắt gặp nhiều người bán gà, vịt sống. Người bán giết mổ gia cầm ngay trên vỉa hè và hầu hết số gia cầm này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận an toàn chăn nuôi.

Ông Nguyễn Ngọc Quang (phường 7, quận 5) cho biết, tâm lý của người tiêu dùng thích mua gà, vịt sống vì nghĩ là tươi ngon. “Tuy nhiên, gia cầm bán tại các tuyến đường, chợ tự phát thường không rõ nguồn gốc, không được kiểm soát quy trình chăn nuôi nên khó bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Quang nhìn nhận.

Với dân số thực tế trên 13 triệu người, thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối sản xuất, giao thương và tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm lớn. Tuy vậy, theo đại diện Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn các cơ sở nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm tại thành phố còn nhỏ lẻ, manh mún. Quy trình kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều bất cập, khó quản lý. Trong khi đó, khâu phân phối trong chuỗi sản xuất - phân phối - tiêu thụ thực phẩm được xem là khâu phức tạp khi những năm gần đây “bùng nổ” hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị mi ni…

Theo Sở NN&PTNT thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố có 27 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), trong đó có 6 sản phẩm đạt 3 sao và 21 sản phẩm đạt 4 sao. Trong năm 2022, ngành Nông nghiệp thành phố tổ chức đánh giá, công nhận 41 sản phẩm OCOP đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Từ nay đến năm 2025, chương trình OCOP sẽ mở rộng trên toàn địa bàn thành phố (hiện triển khai ở 5 huyện). Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ dân có đăng ký sản xuất kinh doanh cũng được thành phố khuyến khích lựa chọn sản phẩm tiềm năng tham gia OCOP, được hỗ trợ xây dựng quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những giải pháp nhằm đưa các sản phẩm của ngành Nông nghiệp thành phố tham gia chuỗi sản xuất, phân phối và tiêu thụ an toàn.

PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian qua, đơn vị đã tăng cường thanh tra, xử phạt theo thẩm quyền các vi phạm trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố cũng tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm thông qua việc kiểm nghiệm, đột xuất hoặc định kỳ với tần suất nhiều hơn ở tất cả các loại hình phân phối từ truyền thống đến hiện đại và cả chợ tự phát. Nhờ đó, tỷ lệ thực phẩm sạch tăng lên, ít xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm hơn.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức cho rằng, thành phố Hồ Chí Minh là một siêu đô thị với dân số đông nên vấn đề an toàn thực phẩm hết sức quan trọng. Thành phố sẽ đề xuất cơ chế đặc thù để thống nhất một đầu mối trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, một trong những cơ chế đó là xây dựng đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nâng cấp Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố.