1 bậc lương cơ bản là bao nhiêu

Trong nhiều năm trở lại đây, mức lương cơ sở liên tục tăng để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sống của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là chi tiết mức lương cơ sở qua các năm.

1. Lương cơ sở là gì?

Lương cơ sở là mức lương được đề cập đến rất nhiều trong các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ bảo hiểm xã hội được tính dựa vào mức lương cơ sở. Tuy nhiên, không có văn bản nào định nghĩa cụ thể lương cơ sở là gì?

Hiện nay, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP, Chính phủ đề cập đến lương cơ sở như sau:

1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
  1. Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
  1. Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
  1. Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Như vậy, mặc dù không có định nghĩa lương cơ sở là gì nhưng có thể hiểu đây là mốc lương tối thiểu, được dùng để tính lương trong các bảng lương, phụ cấp… của cán bộ, công chức, viên chức theo các phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Không chỉ thế, mức hoạt động phí, sinh hoạt phí và các chế độ khác theo mức lương cơ sở cũng lấy căn cứ từ mức lương này.

Điều đặc biệt và thường dùng để phân biệt mức lương cơ sở với các loại lương khác (lương tối thiểu vùng áp dụng với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước) là đối tượng được áp dụng mức lương cơ sở trong việc tính bảng lương.

Theo đó, lương cơ sở là mức lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.

Trước đây, tại các Nghị định của mình, Chính phủ gọi lương cơ sở là mức lương tối thiểu chung. Tuy nhiên, đến khoản 2 Điều 5 Nghị định 66/2013/NĐ-CP, để phân biệt rõ ràng giữa lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong các doanh nghiệp ngoài công lập, Chính phủ quy định:

2. Mức lương cơ sở quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế mức lương tối thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương của cơ quan có thẩm quyền.

1 bậc lương cơ bản là bao nhiêu

2. Lương công chức tính theo lương cơ sở thế nào?

Như phân tích ở trên, lương cơ sở là căn cứ để tính lương và phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức. Căn cứ hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV, Thông tư 79/2019/TT-BQP, lương cán bộ, công chức, viên chức, người trong lực lượng vũ trang được tính theo công thức:

Lương = Mức lương cơ sở x Hệ số hiện hưởng

Trong đó:

Mức lương cơ sở được nêu trong các văn bản của Chính phủ ban hành tại các thời điểm khác nhau.

Hệ số hiện hưởng là hệ số được nêu cụ thể tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP tuỳ vào từng đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc trong lực lượng vũ trang.

3. Mức lương cơ sở qua các năm biến động thế nào?

Hiện nay, mức lương cơ sở đang được áp dụng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP là 1,49 triệu đồng/tháng áp dụng từ ngày 01/7/2019. Từ 01/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP. Trước đó, từ 01/7/2018 mức lương cơ sở áp dụng là 1,39 triệu đồng/tháng.

Hệ số lương cơ bản chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà nhất định người lao động cần phải biết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều người lại chưa thật sự có sự quan tâm đến mức lương nhận vào cuối tháng mà không hề để tâm đến cách tính ra sao, có phù hợp và tương xứng với trình độ của mình hay không. Nhằm mang đến cái nhìn tổng quan nhất cho bạn đọc, Link Power tổng hợp đầy đủ, chi tiết các thông tin liên quan đến lương cơ bản.

Hệ số lương cơ bản là gì?

Hệ số lương là một chỉ số được dùng để áp dụng tính mức lương cơ bản cũng như một số chế độ khác. Hệ số này có sự chênh lệch, khác nhau giữa các cá nhân có cấp bậc, trình độ khác nhau. Nói tóm lại, đây là cơ sở để tính tiền lương, tiền làm thêm giờ, các chế độ BHXH, nghỉ phép,...

1 bậc lương cơ bản là bao nhiêu

Hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân không áp dụng theo cách tính lương theo hệ số lương cơ bản nhưng đây cũng được xem là căn cứ để xác định và xây dựng thang bảng lương tương ứng. Kết quả cuối cùng cần đảm bảo chi trả được lương phù hợp, hợp pháp và cân đối mức sống, sinh hoạt tối thiểu cho người lao động.

Bên cạnh đó, hệ số lương cơ bản còn phụ thuộc nhiều vào chức vụ - ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Nếu chỉ số về hệ số này càng cao thì đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ vị trí quan trọng trong công ty và thể hiện được năng suất làm việc cũng như kết quả tốt.

Hiện nay, pháp luật quy định rõ doanh nghiệp áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng với các cấp bậc, bằng cấp khác nhau. Cụ thể:

  • Trình độ Đại học: hệ số lương cơ bản là 2.34
  • Trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10
  • Trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86.

Chi tiết cách tính lương cơ bản theo hệ số lương

Tính lương cơ bản được áp dụng theo đúng quy định cũng như công thức tính để đảm bảo tính minh bạch và công khai.

\>> Chương trình giảm 50% học phí cho tất cả các khóa học nhân sự online tại Link Power từ ngày 20/12/2022 - 10/01/2023. Ưu đãi số lượng có hạn nên nhanh tay đăng ký tham gia ngay. Truy cập TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết chương trình

Hiểu đúng về lương cơ bản

Đây là khoản tiền được ghi trong hợp đồng lao động dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên là bên sử dụng người lao động và người lao động. Nó sẽ là căn cứ để tính và đóng các khoản tiền gồm: BHXH, BHYT, BHNT cho người lao động mà không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hay các phúc lợi khác.

1 bậc lương cơ bản là bao nhiêu

Theo quy định của Chính phủ, hệ số lương trong các công ty nhà nước được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

Công thức tính lương cơ bản theo hệ số lương

Công thức tính: Mức lương hiện hưởng = mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng

Cụ thể như sau:

  • Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh dựa trên các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở thời điểm đó. Mức lương này hiện nay là 1.490.000đ/tháng.
  • Hệ số lương hiện hưởng: được quy định ở từng nhóm cấp bậc sẽ có sự khác nhau. Đối với công chức, viên chức sẽ được xác định theo cách xếp loại công chức, viên chức dựa trên bảng hệ số lương được quy định tại Nghị định 204.

Với mỗi ngành nghề, bên cạnh mức lương cơ bản, người lao động còn có thể được hưởng thêm các khoản phụ cấp dựa theo hệ số tương ứng. Mức thu nhập hàng tháng vì thế được tăng lên đáng kể.

Mức năm cơ bản có sự điều chỉnh tăng dần qua các năm, từ năm 2013 cho tới nay. Cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

Năm áp dụng

Thời gian áp dụng

Mức lương cơ sở

2013 - 2016

Từ 1/7/2013

1.150.000 đồng/tháng

2016 - 2017

Từ 1/5/2016

1.210.000 đồng/tháng

2017 - 2018

Từ 1/7/2017 đến 30/6/2018

1.300.000 đồng/tháng

2018 - 2019

Từ 1/7/2018 đến 30/6/2019

1.390.000 đồng/tháng

2019 - 2020

Từ 1/7/2019 đến 30/6/2019

1.490.000 đồng/tháng

2020

Từ 1/7/2020

1.600.000 đồng/tháng

(Chưa áp dụng do tác động của đại dịch Covid - 19)

Một số nguyên tắc pháp lý trong điều chỉnh tiền lương hiện nay

Để việc điều chỉnh tiền lương dựa trên hệ số lương cơ bản được thực hiện đúng, đủ và tuân thủ pháp luật, cần thiết phải đảm bảo các nguyên tắc pháp lý sau:

Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tiền lương trong quan hệ lao động

Tiền lương bản chất chính là sự đánh đổi của sức lao động. Chính vì vậy, nó cần được hình thành dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa 2 bên và không làm trái pháp luật.

Tiền lương nằm trong nội dung hợp đồng lao động và cũng có thể là một nội dung của thỏa ước tập thể. Sự thỏa thuận này cần có sự tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo thực hiện đầy đủ ở trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực.

Điều chỉnh tiền lương ở giới hạn nhất định

Bên cạnh sự tôn trọng và thỏa thuận thì tiền lương còn cần được đảm bảo ở mức giới hạn nhất định. Nó thể hiện cho quy định: Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Đồng thời, thông qua nguyên tắc này cũng đảm bảo được quyền lợi của người lao động một cách tốt nhất, có tính pháp lý cao.

Đảm bảo công bằng và không phân biệt đối xử về tiền lương

Nguyên tắc này có vai trò cụ thể hóa việc phân phối theo lao động, đảm bảo được sự công bằng trong thụ hưởng. Từ đó cũng nêu rõ quan điểm trả lương theo năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động mà người lao động mang lại. Đồng thời, đây là một trong những cách giúp mang lại sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.

1 bậc lương cơ bản là bao nhiêu

Tính lương là một trong những đầu việc cơ bản của người làm nhân sự. Nếu bạn đang quan tâm đến các khóa học tiền lương và phúc lợi, mong muốn trở thành chuyên viên Payroll hoặc C&B, hãy để lại thông tin, Link Power sẽ liên hệ và tư vấn chi tiết.

Hệ số lương 2.34 là bao nhiêu?

Ví dụ: Công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2,34. Tương ứng mức tiền lương nhận được là 4.212.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ bản năm 2023 là bao nhiêu?

Và từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Như vậy, sẽ có 02 mức lương cơ sở được áp dụng trong năm 2023 gồm: + Từ ngày 01/01/2023 - 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng; + Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.

Mức lương bậc 3 là bao nhiêu?

2.1 Bảng lương công chức tính theo hệ số lương năm 2023.

Mức lương bậc 1 của công chức là bao nhiêu?

Hệ số lương có 8 bậc như sau: Bậc 1: 4.00. Bậc 2: 4.34. Bậc 3: 4.68.