Xét nghiệm Thinprep bao lâu có kết quả

Phải cắt bỏ tử cung, mất cơ hội làm mẹ, nguy cơ tái phát cao, chi phí điều trị lớn, thậm chí tử vong ung thư cổ tử cung là cơn ác mộng cho phụ nữ. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, vì vậy, tầm soát ung thư cổ tử cung sớm là điều kiện tiên quyết.

Dưới đây là 4 phương pháp xét nghiệm, tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, được các chuyên gia y tế khuyến cáo.

Mục lục

  1. Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung [UTCTC]?
  2. 1. Phương pháp xét nghiệm Pap smear
    1. Xét nghiệm Pap smear là gì?
    2. Cách thực hiện xét nghiệm Pap smear
    3. Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Pap?
    4. Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Pap
  3. 2. Xét nghiệm Cobas test [cobas® HPV test]
    1. Xét nghiệm Cobas test là gì?
    2. Cách thực hiện xét nghiệm Cobas test
    3. Độ tuổi nào cần tiến hành Cobas test?
    4. Ưu, nhược điểm của xét nghiệm
  4. 3. Xét nghiệm Thinprep
    1. Xét nghiệm Thinprep là gì?
    2. Cách thực hiện xét nghiệm Thinprep
    3. Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Thinprep?
    4. Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Thinprep
  5. 4. Xét nghiệm HPV DNA
    1. Xét nghiệm HPV DNA là gì?
    2. Ưu, nhược điểm của xét nghiệm HPV DNA
  6. Lưu ý trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
    1. Xét nghiệm, tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả và an toàn ở đâu?
    2. Khác biệt khi lựa chọn tầm soát ung thư cổ tử cung tại BVĐK Tâm Anh

Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung [UTCTC]?

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ 4 nói chung, và là thủ phạm thứ 2 gây tử vong ở phụ nữ. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, với những tiến bộ của y khoa hiện đại, bệnh này được chữa khỏi gần 100% các trường hợp nếu bệnh được phát hiện sớm.

Việc xét nghiệm tầm soát UTCTC là việc thực hiện các xét nghiệm chuyên môn để phát hiện các tổn thương tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm [khi các dấu hiệu của bệnh chưa xuất hiện] để có biện pháp theo dõi và can thiệp kịp thời, tăng cơ hội điều trị và chữa khỏi bệnh.

Thường sẽ mất từ 15 20 năm để các thay đổi trong tế bào cổ tử cung biến đổi thành ung thư kể từ khi nhiễm HPV, thời gian này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào type huyết thanh HPV, tình hình miễn dịch của người nhiễm và các yếu tố nguy cơ khác [hút thuốc lá, bị nhiễm đồng thời với các bệnh viêm nhiễm sinh dục khác]. Nếu được phát hiện từ sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở giai đoạn tiền ung thư là 100%. Ở giai đoạn I, tỷ lệ điều trị khỏi là 85 90%. Tỷ lệ giảm còn 75% ở giai đoạn 2; 30 40% ở giai đoạn 3 và dưới 15% ở giai đoạn 4. Kể từ khi xét nghiệm tầm soát UTCTC ra đời và được ứng dụng rộng rãi trong cộng đồng thì tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh đã giảm một cách đáng kể. Hiện nay có 4 phương pháp xét nghiệm UTCTC gồm: Pap smear [phết tế bào cổ tử cung]; Cobas test; Thinprep và HPV DNA.

4 Phương pháp xét nghiệm, tầm soát Ung thư cổ tử cung hiệu quả

1. Phương pháp xét nghiệm Pap smear

Xét nghiệm Pap smear là gì?

Pap smear [còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung] là một xét nghiệm tế bào học nhằm xác định những thay đổi tế bào ở cổ tử cung chủ yếu do virus HPV gây ra, để phát hiện UTCTC kịp thời ở phụ nữ trước khi nó bắt đầu lây lan và trở thành mối quan tâm lớn hơn.

Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và phân tích tế bào ở cổ tử cung giúp phát hiện ung thư sớm. Hơn thế, Pap smear còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào tử cung để cảnh báo nguy cơ mắc UTCTC trong tương lai.

Xét nghiệm Pap là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình tầm soát và chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Cách thực hiện xét nghiệm Pap smear

Bước 1: Trong quá trình làm xét nghiệm, người bệnh sẽ được khám với các dụng cụ chuyên dụng, ở tư thế dang rộng hai chân và đặt chân vào giá đỡ gọi là kiềng.

Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng một thiết bị gọi là mỏ vịt đưa từ từ vào âm đạo của bạn. Thiết bị này giúp cố định vùng khám và giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy khu vực cổ tử cung bên trong.

Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu tế bào nhỏ từ cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng một công cụ là que gỗ để tiến hành lấy mẫu tế bào.

Bước 4: Sau đó, bác sĩ phết tế bào trên que gỗ lên một nửa lam kính ở bên phần kính mờ. Phết theo 1 chiều duy nhất. Phết mỏng đều, sao cho chỉ có 1 lớp tế bào. Dàn mỏng những vùng tế bào bị dồn cục. Tránh thao tác quá mạnh tay làm hủy hoại tế bào.

Tiếp đó, phết tế bào trên que gỗ lên một nửa lam kính còn lại, phía đối diện với phần kính mờ. Phết tế bào bằng cách xoay vòng bàn chải theo chiều dài của lam kính, vừa xoay vừa đè nhẹ que gỗ. Sau đó phết lớp thứ hai chồng lên phết thứ nhất. Cuối cùng chuyển đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Quá trình này được thực hiện trong khoảng 5 phút và thường không đau. Sau khi kiểm tra, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, chuột rút, hoặc bị chảy máu âm đạo rất nhẹ. Nếu tình trạng khó chịu hoặc chảy máu vẫn tiếp tục sau ngày làm xét nghiệm, hãy thông báo cho bác sĩ biết để kịp thời điều trị.

Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Pap?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ, thời gian và độ tuổi mà phụ nữ nên làm xét nghiệm Pap như sau:

Độ tuổi Tần suất làm xét nghiệm Pap
Dưới 21 tuổi Không cần làm.
21 29 tuổi 3 năm/lần.
30 65 tuổi Xét nghiệm Pap 3 năm/lần, hoặc xét nghiệm HPV 3 năm/lần, hoặc xét nghiệm Pap và HPV cùng nhau 5 năm/lần [đồng xét nghiệm].
Trên 65 tuổi Ngưng làm xét nghiệm.

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Pap

Ưu điểm:

  • Chi phí thấp.
  • Không yêu cầu kỹ thuật và trang thiết bị hiện đại.
  • Đơn giản, nhanh chóng và không đau.

Nhược điểm:

  • Độ nhạy thấp, chỉ đạt 50 70%, độ đặc hiệu 60 95%.
  • Phải lặp lại hàng năm: Khó tuân thủ.
  • Độ khách quan không cao do phụ thuộc vào người đọc. Do đó, vẫn có khoảng 33% UTCTC xảy ra ở những phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bình thường.
  • Có nguy cơ âm tính giả do bỏ sót tế bào trong quá trình chuẩn bị mẫu. Vì vậy nếu thấy xuất hiện các triệu chứng mà Pap âm tính thì khuyến khích nên làm thêm các xét nghiệm khác hoặc thực hiện kèm xét nghiệm HPV DNA để có kết quả chính xác hơn.

2. Xét nghiệm Cobas test [cobas® HPV test]

Xét nghiệm Cobas test là gì?

Giống như các loại ung thư khác, những thay đổi của UTCTC ở giai đoạn đầu diễn biến âm thầm, hầu như không có triệu chứng điển hình. Đến khi phát hiện bệnh thường đã ở giai đoạn muộn, nhiều trường hợp không còn điều trị được. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy đóng vai trò rất quan trọng giúp phát hiện nhiễm HPV.

Cobas test là một dạng xét nghiệm HPV DNA tiên tiến, cho phép dùng một xét nghiệm duy nhất từ một mẫu bệnh phẩm là có thể phát hiện và xác định 2 type HPV 16 và 18, chiếm tới 70% nguyên nhân gây UTCTC; đồng thời xác định có nhiễm ít nhất 1 trong 12 type HPV [31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68] nguy cơ cao còn lại hay không.

Hiện nay, xét nghiệm Cobas test đã được công ty Roche Diagnostics Việt Nam giới thiệu, chuyển giao công nghệ và áp dụng tại các bệnh viện phụ sản ở nước ta.

Cách thực hiện xét nghiệm Cobas test

Quy trình thực hiện xét nghiệm Cobas test như sau:

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm đúng tư thế trên bàn khám chuyên dụng, thả lỏng, gập đầu gối và bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để tiến hành xét nghiệm.

Bước 2: Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng que quấn gòn dài để thu mẫu tế bào ở cổ tử cung.

Bước 3: Mẫu tế bào sẽ được tiến hành phân tích bằng hệ thống cobas 4800 của Roche với quy trình tự động tinh sạch ADN, sau đó thực hiện phản ứng chuỗi trùng hợp PCR và real time PCR để phát hiện virus HPV với hiệu quả tối đa.

Bước 4: Kết quả thường có sau 7 10 ngày, sẽ xác định được 12 type virus HPV nguy cơ mắc cao.

Độ tuổi nào cần tiến hành Cobas test?

Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên thực hiện tầm soát UTCTC bằng cách kết hợp phết tế bào và xét nghiệm HPV bằng Cobas test. Nếu kết quả âm tính thì nên làm xét nghiệm này định kỳ 3 năm một lần để tầm soát bệnh an toàn và hiệu quả.

Nên thực hiện xét nghiệm Cobas test định kỳ để phát hiện sớm những bất thường.

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao: Cobas test có độ chính xác đạt 92%, cao hơn rất nhiều so với xét nghiệm Pap thường quy. Tỷ lệ đã được chứng minh trên 47.000 phụ nữ bằng nghiên cứu ATHENA, là xét nghiệm duy nhất được Cơ quan Quản lý Thuốc và Dược phẩm của Hoa Kỳ [FDA] và Cộng đồng chung châu u [CE] phê chuẩn.
  • Tỷ lệ âm tính giả thấp do đặc tính tự động của toàn hệ thống, giúp giảm việc xử lý bằng tay và các lỗi do yếu tố con người.
  • Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm đơn giản [như xét nghiệm Pap thường quy].
  • Đồng thời, xét nghiệm giúp phát hiện nguy cơ dẫn đến tiền ung thư ngay cả trước khi có những biến đổi tại các tế bào cổ tử cung, giúp bác sĩ có hướng xử trí chính xác và kịp thời.

Nhược điểm:

  • Thời gian đợi kết quả lâu, thường 7 10 ngày.
  • Yêu cầu trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nên chỉ thường áp dụng tại các bệnh viện lớn và hiện đại.

3. Xét nghiệm Thinprep

Xét nghiệm Thinprep là gì?

Đây là xét nghiệm phết cổ bào cổ tử cung [Pap smear] được cải tiến, trong đó các tế bào cổ tử cung thu lượm được không phải được phết [smear] vào một lam kính để làm tiêu bản như xét nghiệm phết tế bào tử cung thông thường mà được rửa toàn bộ vào một chất lỏng định hình trong lọ ThinPrep và được chuyển đến phòng thí nghiệm để được xử lý bằng máy Thinprep làm tiêu bản một cách tự động.

Xét nghiệm Thinprep là một bước tiến so với phương pháp xét nghiệm truyền thống, không phải phết tế bào cổ tử cung vào 1 lam kính làm tiêu bản như các xét nghiệm tầm soát UTCTC thông thường.

Cách thực hiện xét nghiệm Thinprep

Bước 1: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm ngửa trên bàn khám chuyên dụng, trong tư thế thả lỏng, gập đầu gối và bác sĩ sẽ dùng chổi tế bào để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung.

Bước 2: Các tế bào sẽ được cho vào 1 lọ Thinprep. Tế bào được bảo quản và mang đến phòng thí nghiệm thực hiện kỹ thuật chuyển tế bào bằng màng lọc có kiểm soát, tách tế bào từ mẫu bệnh phẩm và dàn lên mặt kính. Lớp tế bào mỏng, rõ ràng và thuận lợi cho việc kiểm tra.

Độ tuổi nào cần tiến hành xét nghiệm Thinprep?

Phụ nữ ở độ tuổi 21 29 nên thực hiện Thinprep để tầm soát UTCTC 3 năm/lần. Trước 21 tuổi không thực hiện tầm soát.

Phụ nữ ở độ tuổi 30 65 nếu âm tính với HPV thì nên thực hiện Thinprep 3 năm/lần và thực hiện đồng thời xét nghiệm Thinprep và HPV 5 năm/lần. Nếu dương tính nên làm đồng xét nghiệm Thinprep và HPV hàng năm.

Ngưng tầm soát sau 65 tuổi vì CIN 2+ hiếm sau 65 tuổi. Hầu hết các kết quả xét nghiệm tầm soát bất thường, HPV dương, đều là dương tính giả, không phản ánh đúng tiền ung thư, nguy cơ HPV chỉ còn 5 10%.

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm Thinprep

Ưu điểm:

Thinprep giảm nguy cơ bỏ sót mẫu tế bào bất thường nhờ đó giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu quả tầm soát UTCTC.

Nhược điểm:

Yêu cầu trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nên chỉ thường áp dụng tại các bệnh viện lớn và hiện đại.

4. Xét nghiệm HPV DNA

Xét nghiệm HPV DNA là gì?

Xét nghiệm HPV DNA là quá trình tách chiết DNA trên hệ thống máy tách chiết tự động, sử dụng công nghệ giải trình mới để phân tích.

HPV DNA là phương pháp xét nghiệm đầu tay [xét nghiệm tầm soát chính bước đầu] đã đem lại hiệu quả về lâm sàng, y tế và kinh tế, được đưa vào chương trình tầm soát quốc gia của nhiều nước trên thế giới như: Hoa Kỳ, Úc, Hà Lan, Thụy Điển

Ưu, nhược điểm của xét nghiệm HPV DNA

Ưu điểm:

  • Có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất [90-95%] trong tất cả các phương pháp, xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.
  • Thao tác đơn giản, thời gian ngắn hơn.
  • Giúp giảm 50% số tử vong vì UTCTC so với không sàng lọc.
  • Đảm bảo tính khách quan, giảm tỷ lệ nội soi cổ tử cung.
  • Không chỉ phát hiện virus HPV, mà còn xác định 14 chủng HPV nguy cơ cao khác.

Nhược điểm:

  • Thực tế, phương pháp HPV DNA chỉ giúp phát hiện virus HPV có đang tồn tại trong cơ thể hay không, tức là chỉ đánh giá nguy cơ mắc UTCTC chứ không giúp chẩn đoán có bị ung thư hay không.
  • Các chuyên gia Y tế khuyến cáo nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap smear và HPV DNA để việc tầm soát đạt hiệu quả cao nhất.

Xét nghiệm HPV DNA định kỳ giúp phát hiện và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.

Lưu ý trước khi xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Để đảm bảo việc tầm soát ung thư cổ tử cung đạt độ chính xác cao nhất, phụ nữ cần lưu ý những điều được khuyến cáo dưới đây trước khi thực hiện các xét nghiệm:

  • Tránh làm xét nghiệm tầm soát vào những ngày đang có kinh nguyệt. Tốt nhất là 5 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh. Mặc dù vẫn có thể thực hiện xét nghiệm này trong những ngày đèn đỏ, nhưng bác sĩ khuyến cáo nên tránh để đạt được kết quả chính xác nhất.
  • Không sử dụng tăm bông hay các loại kem thoa âm đạo khác trong 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Không thụt rửa âm đạo 2-3 ngày trước khi làm xét nghiệm.
  • Không quan hệ tình dục 2 ngày trước khi làm tầm soát vì có thể ảnh hưởng tới độ chính xác.
  • Khi đang đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm.
  • Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể âm tính hoặc dương tính, và đôi khi có thể xảy ra âm tính giả hoặc dương tính giả. Nếu kết quả dương tính sau khi tầm soát thì bạn nên bình tĩnh và tiến hành thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để xác định chính xác có phải mắc UTCTC hay không.

Xét nghiệm, tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả và an toàn ở đâu?

Ung thư cổ tử cung chưa bao giờ đáng sợ như lúc này, khi yếu tố nguy cơ hiện diện khắp mọi nơi, sẵn sàng cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Nguy hiểm hơn, UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa, hy hữu trường hợp bé gái 14 tuổi đã mắc bệnh [năm 2019]. Việc thực hiện tầm soát sớm và thường xuyên có thể giúp phát hiện sớm mầm mống ung thư, các dấu hiệu của bệnh, các khối u khi còn rất nhỏ trước khi người bệnh có triệu chứng lâm sàng để có thể điều trị kịp thời, gia tăng cơ hội chữa khỏi bệnh.

Xem thêm video: Tiêm phòng ung thư cổ tử cung rồi thì có phải làm tầm soát ung thư cổ tử cung nữa không?

Sàng lọc, phát hiện sớm UTCTC là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng để có cơ hội điều trị thành công cao. Chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sàng lọc UTCTC theo chỉ định của bác sĩ, cùng với đó, việc tiêm phòng vắc xin là cách chủ động phòng bệnh hiệu quả nhất, ThS.BS. Cao Thúy Hà, Bác sĩ Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh chia sẻ.

Khoa Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong và ngoài nước, đứng đầu là PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, Trưởng khoa Xét nghiệm, người đã dành hơn nửa đời người nghiên cứu, ứng dụng những phương pháp xét nghiệm tiên tiến, toàn diện, giúp hàng vạn người bệnh phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, an toàn khỏi bản án tử hình mang tên UTCTC.

Khoa Xét nghiệm của BVĐK Tâm Anh được trang bị các thiết bị lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu thế hệ mới nhất của các hãng nổi tiếng của các nước như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Thụy Sỹ Đồng thời, áp dụng các phương pháp xét nghiệm cao cấp: sinh học phân tử, giúp đưa ra các kết quả tầm soát và chẩn đoán UTCTC nhanh và chính xác nhất.

Khác biệt khi lựa chọn tầm soát ung thư cổ tử cung tại BVĐK Tâm Anh

  • Được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân.
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp. Quy trình thăm khám, tư vấn và điều trị khép kín giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là bệnh viện khách sạn 5 sao với cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp tầm soát và chẩn đoán ung thư nhanh chóng, hiệu quả.
  • Không gian khám chữa bệnh sang trọng, hiện đại, văn minh mang đến sự an tâm, thoải mái cho khách hàng.
  • Đặc biệt, chuyên khoa Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh được đầu tư đồng bộ trang thiết bị hiện đại bậc nhất, tiên tiến, toàn diện, nâng cao hiệu quả tầm soát và điều trị ung thư.
  • Tiết kiệm chi phí An toàn Chính xác Không đau Nhanh chóng là những cảm nhận của nhiều khách hàng sau khi trải nghiệm khám, tầm soát ung thư tại BVĐK Tâm Anh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung được xem là chìa khóa vàng để phát hiện sớm bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp giúp tiêu diệt và ngăn chặn tế bào ung thư phát triển, giảm đau đớn, chi phí điều trị và đặc biệt là tăng tỷ lệ sống cho người bệnh.

Với sự đầu tư về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ cao cấp, BVĐK Tâm Anh, Hà Nội là nơi tin cậy để Quý Khách hàng gửi gắm niềm tin, chăm sóc sức khỏe toàn diện. Để được tư vấn và đăng ký khám, vui lòng liên hệ hotline Hà Nội: 1800 6858 TPHCM: 028 7102 6789 website: //tamanhhospital.vn/ hoặc nhắn tin cho fanpage //www.facebook.com/benhvientamanh.

Địa chỉ BVĐK Tâm Anh, Hà Nội: 108 phố Hoàng Như Tiếp, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, TP. Hà Nội.

Địa chỉ BVĐK Tâm Anh, TP.HCM: 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề