Việt Nam có bao nhiêu người năm 2023?

Cụ thể, năm 2022, Indonesia là nước có dân số đông nhất khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 281,17 triệu người. Xếp ngay sau Indonesia là Philippines, dân số đạt khoảng 113,46 triệu dân. Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, dân số Việt Nam đang xếp trên Thái Lan [70,25 triệu dân], Myanmar [54 triệu dân], Malaysia [34 triệu dân], Campuchia [17 triệu dân], Lào [8 triệu dân], Singapore [5,5 triệu dân], Đông Timor [1,4 triệu dân] và Brunei [0,45 triệu dân].

Như vậy, dân số Việt Nam hiện đang gấp 221 lần Brunei; 75,35 lần Đông Timor; 18,25 lần Singapore; 13,4 lần Lào; 6 lần Campuchia; 3 lần Malaysia; 2 lần Myanmar và 1,4 lần Thái Lan.

Dân số các nước trong khu vực Đông Nam Á năm 2022. Nguồn: Theo UNFPA.

Cùng với đó, theo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2022, Tổng cục Thống kê đã công bố dân số Việt Nam tương tự với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Cụ thể, dân số trung bình năm 2022 của Việt Nam ước tính 99,46 triệu người, tăng 955,5 nghìn người, tương đương tăng 0,97% so với năm 2021.

Trong đó, dân số thành thị 37,09 triệu người, chiếm 37,3%; dân số nông thôn 62,37 triệu người, chiếm 62,7%; nam 49,61 triệu người, chiếm 49,9%; nữ 49,85 triệu người, chiếm 50,1%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2022 là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2022 là 73,6 tuổi, trong đó nam là 71,1 tuổi và nữ là 76,4 tuổi.

Năm 2022, chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm thấp nhất trong giai đoạn 2018-2022 và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây, Tổng cục Thống kê cho biết.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm năm 2022 phục hồi tích cực nhưng có xu hướng tăng chậm lại trong quý IV năm 2022. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của lao động quý IV năm 2022 tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng so với quý trước do một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, các đơn hàng bị cắt giảm vào dịp cuối năm.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước năm 2022 là 51,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46 triệu người, tăng 1,4 triệu người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 50,6 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cả nước năm 2022 là 2,32%, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%.

Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2022 là 2,21%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,7%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,51%.

Ngoài ra, theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2022, ước tính thu nhập bình quân đầu người đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,5% so với năm 2021. Tỷ lệ nghèo tiếp cận đa chiều ước khoảng 3,6%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với năm 2021.

Khái quát lại, thị trường lao động quý IV năm 2022 tiếp tục phục hồi nhưng chậm dần. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động quý IV năm 2022 tiếp tục tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước.

Dự báo, trong thời gian tới, tình hình trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều biến động khó lường. Tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý II năm 2023 dẫn đến nhiều người lao động bị thiếu, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, đời sống.

  • Quyết định số 289/QĐ-LĐTBXH Ban hành kế hoạch tổng thể thực hiện chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng trợ cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030
  • Quyết định số 03/QĐ-UBQGNKT Quyết định ban hành Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gai về người khuyết tật Việt Nam năm 2023
  • Quyết định số 271/QĐ- LĐTBXH Quyết định Ban hành Chương trình tổng thể của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023
  • Công văn số 795/LĐTBXH-VP Vv thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo bộ
  • Công văn số 636/LĐTBXH-TE VV hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm trong công tác trẻ em năm 2023

Dân số nước ta hiện nay là hơn 99 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, thứ 8 Châu Á và thứ 3 cộng đồng ASEAN. Chúng ta sẽ đón chào công dân thứ 100 triệu vào năm 2023. Quy mô dân số lớn mang đến nhiều lợi thế nhưng cũng nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một đại gia đình ở Hà Nội với nhiều thế hệ cùng có mặt. Ảnh: Thùy Linh

Thách thức lớn cho ngành y tế

Ông Nguyễn Doãn Tú - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho biết: Nhờ sự nỗ lực của chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình trong thời gian qua, chúng ta đã đạt và duy trì mức sinh thay thế hơn một thập kỷ qua.

Tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở mức cao 74,7%, trong đó tỉ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 67%. Thành công của chương trình dân số-kế hoạch hóa gia đình đã mang đến nhiều cơ hội phát triển cho phụ nữ và trẻ em, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, ông Tú cũng cho hay: Việt Nam vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong lĩnh vực kế hoạch hóa gia đình: Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15-49 hiện nay của nước ta là gần 25 triệu người và vẫn tiếp tục tăng lên 26 triệu người vào năm 2030. Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình ngày một tăng lên với các yêu cầu ngày càng phong phú đa dạng về phương tiện, biện pháp và nâng cao về chất lượng. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại vùng sâu, vùng xa, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thách thức.

Ông Tú cho hay: Vị thành niên/thanh niên là nhóm dân số dễ bị tổn thương và đang ở độ tuổi thay đổi lớn về tâm sinh lý, tích lũy kiến thức, tri thức, hình thành nhân cách để chuẩn bị những hành trang quan trọng bước vào đời. Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đặt ra các chỉ tiêu tỉ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn, giảm số vị thành niên và thanh niên mang thai ngoài ý muốn và “hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ”. 

GS.TS Nguyễn Duy Ánh- Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng, Việt Nam đạt mốc 100 triệu dân vào năm 2023 là một thách thức rất lớn của ngành y tế nói chung và ngành sản khoa nói riêng.

"Với quy mô dân số như vậy, với khoảng 2 triệu em bé sinh ra một năm là một thách thức rất lớn, không chỉ riêng với ngành sản khoa. Chất lượng dân số, tương lai của đất nước nằm ở việc chăm sóc những em bé này. Nếu như chúng ta không có chiến lược chăm sóc trước sinh, trong sinh và sau sinh tốt thì có nghĩa là nhiều đứa trẻ sinh ra có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu mắc phải dị tật bẩm sinh, các loại bệnh tật... Nếu làm tốt việc chăm sóc những em bé này, thì sẽ mang lại hạnh phúc cho các gia đình và nâng cao chất lượng dân số" - GS Ánh nói. 

Để làm được như vậy thì ngành y tế cả ở tuyến Trung ương và địa phương cần phải đầu tư cho lĩnh vực sức khỏe sinh sản, vì đây là sự đầu tư cho tương lai. Đặc biệt, trong các lĩnh vực sâu, lĩnh vực mũi nhọn cần phải được chú trọng, để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của những đứa trẻ. 

Cơ cấu dân số Việt Nam. Biểu đồ: Bích Hà [nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê]

Chính sách cần phải thích ứng với dân số già, lao động cao tuổi

Bên cạnh những khó khăn trong việc đáp ứng với quy mô dân số lớn, theo các chuyên gia, vấn đề già hóa dân số cũng là một trong những thách thức lớn hiện nay. Tốc độ già hóa dân số tại Việt Nam được đánh giá diễn ra rất nhanh. Sau giai đoạn "dân số vàng", chúng ta phải chuẩn bị nhiều điều kiện để bước vào giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh từ già hóa dân số.

Dù có nhiều thay đổi trong chính sách và thực thi trong thực tế, nhưng do điều kiện kinh tế còn chưa đáp ứng hết được nhu cầu chăm sóc của hàng triệu người cao tuổi cũng như những thay đổi lớn trong kết cấu của hộ gia đình [từ gia đình nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân] nên việc chăm sóc người cao tuổi hiện nay vẫn đối mặt nhiều khó khăn.

GS.TS Giang Thanh Long, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Chúng ta đang từng bước thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng với già hóa dân số nên đương nhiên người cao tuổi sẽ là trọng tâm của các chiến lược, chính sách này. Khi nói về người cao tuổi cần lưu ý là có hai nhóm là người cao tuổi hiện nay và người cao tuổi trong tương lai [hay chính là những người trẻ tuổi, trung niên bây giờ]. Thích ứng với dân số già tức là phải chuẩn bị cho cả hai nhóm dân số này.

Mặt khác, với nhóm dân số trẻ hơn - những người cao tuổi tương lai - cần tận dụng ‘cơ hội vàng’ khi tỉ lệ và số lượng nhóm này còn tăng trong khoảng 2 thập kỷ nữa. Chuẩn bị kinh tế/tài chính, sức khỏe và các hoạt động cộng đồng để vừa đảm bảo an sinh thu nhập hiện tại cũng như trong tương lai và để chuẩn bị cho “kiềng ba chân” của già hóa tích cực - đảm bảo kinh tế; đảm bảo sức khỏe và hoạt động cộng đồng" - GS Long phân tích. 

Vị chuyên gia này nhấn mạnh người cao tuổi không phải là “gánh nặng” của xã hội, mà họ vẫn đang đóng góp công sức - một cách thầm lặng và nhiều khi không được ghi nhận - cho gia đình, cộng đồng và xã hội. 

"Biết tận dụng tri thức, kinh nghiệm của người cao tuổi một cách phù hợp thì sẽ mang lại những giá trị to lớn cho xã hội. Ngược lại, nếu không chăm lo, chuẩn bị thích ứng với dân số già hóa nhanh một cách phù hợp, đúng thời điểm thì sẽ bỏ lỡ “cơ hội vàng” dân số hiện nay cũng như tạo “gánh nặng” thực sự trong tương lai với gần 30 triệu người cao tuổi vào giữa thế kỷ này" - GS Long nói. 

Chủ Đề