Viết đoạn văn giới thiệu về một tác giả văn học mà em yêu thích

Các tác giả văn học luôn là niềm tự hào của nên văn học Việt Nam bởi đã đem đến cho dân tộc những tác phẩm hay ý nghĩa được coi là kiệt tác của nền văn học. Một trong số đó chúng ta không thể không kể đến Nguyễn Trãi nhà văn hóa vĩ đại, nhà văn chính luận kiệt suất.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh năm 1380 quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang sau dời làng Ngọc Ổi, trấn Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc. Thân phụ là Nguyễn Ứng Long vốn là học trò nghèo, thi đỗ Thái học sinh. Thân mẫu là Trần Thị Thái, con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán dòng dõi quý tộc.

Năm 21 tuổi, Nguyễn Trãi đỗ thái học sinh thứ hai khoa Canh Thìn năm 1400 dưới triều Hồ. Tuy làm chức Ngự Sử đài chính chương ở đời Hồ Hán Thương năm 1401- 1407 nhưng mẩu đời chính trị này không được bao lâu, nên không có dấu vết gì in trên sử sách.

Nguyễn Trãi sống dưới thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vi, Hồ Quý Li lên thay, lập ra nhà Hồ. Khí thi đỗ thái học sinh cả Nguyễn Trãi và Nguyễn Phi Khanh đều làm quan cho nhà Hồ. Nhưng chẳng bao lâu quân Minh sang cướp nước ta, chúng bắt cha con Hồ Quý Li cùng các triều thần sang Trung Quốc trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Tương truyền lúc ấy, Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, đã cùng em trai sang Trung Quốc nhưng bị cha ngăn lại. Cha dặn phải tìm cách rửa nhục cho đất nước, ông đã trở về và bị bắt giữ ở Đông Quan. Nguyễn Trãi bỏ trốn, tìm theo Lê Lợi dâng Bình Ngô sách và được Lê Lợi tin dùng. Từ đó ông trở thành một quân sư số một của Lê Lợi.

Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các bài văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước. Sau khi đuổi xong giặc Minh, Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị, vua dân hòa mục như ông hằng mong ước, thì cuộc đời chuyển sang giai đoạn khó khăn và bi thảm. Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429 Lê Lợi nghi ngời Trần Nguyên Hãn mưu phản, sai quân bắt tội, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Sau đó Nguyễn Trãi cũng bị bắt. Sau khi được tha ông không còn được tin dùng nữa. Suốt mười năm chỉ được giao chức “nhàn quan” không có thực quyền. Ông xin về ở ẩn ở Côn Sơn nhưng chỉ mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông ra làm việc nước. Nguyễn Trãi đang hi vọng một thời cơ mới thì thật không may, chỉ ba năm sau một thảm họa đã giáng xuống. Vụ án Lệ Chi Viên, vụ án quan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam đã cướp đi sinh mệnh, khiến ông mãi mãi không còn cơ hội thực hiện hoài bão.

Nguyễn Trãi có sự nghiệp văn chương đồ sộ đa dạng phong phú. Ông viết rất nhiều nhưng sau vụ án Trại Vải nhiều tác phẩm của ông đã bị bè lũ quân thần đem đi tiều hủy. Phần còn lại ngày nay do người hồi ấy ghi chép lại. Đặc biệt một di bản của Ức Trai được đánh giá cao “văn chương đức nghiệp”. Phần lớn văn Nguyễn Trãi viết bằng chữ Nôm. Nhưng sự nghiệp văn chương vẫn còn một phần thơ tiếng việt. Tác phẩm viết bằng chữ Hán gồm văn xuôi và thơ. Về văn chính luận tiêu biểu là Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và một số bài chiếu. Về lịch sử gồm Lam Sơn thực lục, Vĩnh Lăng thần đạo bi. Về thơ thì gồm Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập. Đây là tập thơ Nôm xưa nhất của Việt Nam. Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm Việt Nam. Và còn Chí Linh sơn phú và Băng Hồ di sư lục..

Nôi dung trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng vô cùng giàu nhân đạo. Ông là một người có tư tưởng lớn. Đó là tư tưởng nhân nghĩa là vì dân, yêu dân, trọng dân và ơn dân. Có lí tưởng đạo đức yêu thương dân phải đối xử khoan dung với kẻ thù. Đó là tư tưởng yêu nước, ý thức về độc lập tự do của dân tộc, cùng khát vọng về đất nước hào bình nhân dân có cuộc sống ấm no.

Thơ ca Nguyễn Trãi còn biểu hiện nhân cách đẹp của một nhà nho chân chính. Với mong muốn tâm nguyện được cống hiến cho đất nước cho nhân dân. Đó là khi thời loạn Nguyễn Trãi xa dời những bon chen cám dỗ. rũ bỏ danh lợi để bảo toàn nhân cách và sự thanh sạch của tâm hồn. Nhân cách của Nguyễn Trãi là nhân cách của bậc thầy quân tử, ở ông có cái kiên trung cứng cỏi của cây tùng, có thiết thanh của cây trúc, tiết sạch của cây mai. Thơ văn ông là tâm hồn, nỗi niềm của chính mình. Tình cảm sâu nặng với quê hương tha thiết với thiên nhiên và với thế sự sâu sắc.

Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện đầy đủ và trọn vẹn phong cách và rõ nét con người Nguyễn Trãi. Đó là một anh hùng kiệt xuất về khí phách hùng tâm tráng trí nhưng đó cũng là con người trần thế với nỗi niềm sâu thẳm, với những rung động tinh tế. Nguyễn Trãi xứng đáng là người chúng ta tôn vinh và ngưỡng mộ

Hướng dẫn viết bài văn thuyết minh về một tác giả văn học lớp 10 hay nhất dưới đây cũng sẽ là một trong những đề văn mà các em học sinh tìm kiếm. Các em đã được học các tác giả văn học lớn nào? Các giới thiệu, thuyết minh tác giả văn học đó ra sao, các em hãy cùng theo dõi ngay bài viết ngay dưới đây nhé!

Dưới đây là một trong những bài văn về các tác gia văn học lớn các em có thể tham khảo. Các kiến thức tổng hợp về các tác gia lớn dưới đây sẽ mang đến cho các em học sinh nhiều kiến thức bổ ích nhất. Các em hãy tham khảo các bài viết dưới đây

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 1

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là “Truyện Kiều”.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm [1708 – 1775], làm quan đến tham tụng [tể tướng] tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca.

Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người.

Ba tập thơ chữ Hán thì “Thanh hiên thi tập” gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều” của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề “Chánh học và tà thuyết” giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến.

Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: “Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam”. Và ông kết luận: “Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc”. Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân.

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 2

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn có đóng góp vĩ đại vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam.

Nguyễn Trãi, sinh ở Thăng Long trong gia đình ông ngoại là quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán. Cha ông là Nguyễn ứng Long, hiệu ức Trai [tức là Nguyễn Phi Khanh]. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái Trần Nguyên Đán.

Năm Nguyễn Trãi lên 5 tuổi, mẹ ông mất. Sau đó không lâu, Trần Nguyên Đán cũng mất. Ông về ở với cha tại quê nội ở làng Nhị Khê. Năm 1400, để cứu vãn chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và tiếp tục thi hành các cải cách như chính sách hạn nô, hạn điền, tổ chức lại giáo dục, thi cử và y tế.

Cũng năm 1400, sau khi lên ngôi Vua, Hồ Quý Ly mở khoa thi. Nguyễn Trãi ra thi, ông đỗ Thái học sinh [tiến sĩ] năm ông 20 tuổi. Hồ Quý Ly cử ông giữ chức Ngự sử đài chánh chưởng. Còn cha ông là Nguyễn Phi Khanh đỗ bảng nhãn từ năm 1374, được Hồ Quý Ly cử giữ chức Đại lý tự khanh Thị lang tòa trung thư kiêm Hàn lâm Viện học sĩ tư nghiệp Quốc Tử Giám.

Năm 1406, Minh Thành Tổ sai Trương Phụ mang quân sang xâm lược Việt Nam. Nhà Hồ đem quân ra chống cự, nhưng bị đánh bại. Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh bị bắt và bị đưa về Trung Quốc.

Nghe tin cha bị bắt, Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng khóc theo lên tận cửa Nam Quan với ý định sang bên kia biên giới để hầu hạ cha già trong lúc bị cầm tù.

Nhân lúc vắng vẻ, Nguyễn Phi Khanh bảo Nguyễn Trãi: – Con là người có học, có tài, nên tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới là đại hiếu. Lọ là cứ phải đi theo cha, khóc lóc như đàn bà mới là hiếu hay sao? Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở lại tìm con đường đánh giặc, cứu nước. Về đến Thăng Long, ông bị quân Minh bắt. Thượng thư nhà Minh là Hoàng Phúc biết Nguyễn Trãi là một nhân vật có tài, tìm cách dụ dỗ, nhưng ông kiên quyết không theo giặc.

Sau một thời gian bị giam lỏng ở Đông Quan [tức Thăng Long], Nguyễn Trãi vượt được vòng vây của giặc vào Thanh Hóa theo Lê Lợi. Ông gặp vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn ở Lỗi Giang. Ông trao cho Lê Lợi bản chiến lược đánh đuổi quân Minh mà sử sách Việt Nam gọi là Bình Ngô sách.

Trong bài tựa ức Trai di tập, Ngô Thế Vinh cho biết: Bình Ngô sách “hiến mưu trước lớn không nói đến việc đánh thành, mà lại khéo nói đến việc đánh vào lòng người”.

Lê Lợi khen chiến lược của Nguyễn Trãi là đúng. Và ông đã vận dụng chiến lược này để đánh quân Minh. Từ đây, ông thường giữ Nguyễn Trãi gần bên mình để cùng bàn mưu tính kế đánh quân Minh.

Cuối năm 1426, Lê Lợi lập bản doanh ở bến Bồ Đề [Gia Lâm]. Tại đây, ông cho dựng một cái chòi cao ngang bằng tháp Báo Thiên ở Đông Quan. Lê Lợi ngồi tầng thứ nhất của chòi, Nguyễn Trãi ngồi tầng thứ hai. Hai nhân vật luôn luôn trao đổi ý kiến với nhau.

Trong kháng chiến, Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân thì mới đánh được giặc, cứu được nước. Khi kháng chiến đã thắng lợi, ông cũng thấy rằng phải lo đến dân, thì mới xây dựng được đất nước. Trong tờ biểu tạ ơn được cử giữ chức Gián nghị đại phu tri tam quân sư, ông đã viết: “Chí những muốn, việc cố nhân đã muốn: để tâm dân chúng, mình lo trước điều thiên hạ phải lo”.

Năm 1437, khi vua Lê Thái Tông cử ông định ra lễ nhạc, ông cũng nói cho vua biết những điều mà vua phải làm trước hết là chăn nuôi nhân dân:

– Dám mong Bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng, không có một tiếng hờn giận oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc.

Do luôn luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nhà của ông ở Đông Kinh [Thăng Long] chỉ là một túp nhà tranh [góc thành Nam lều một gian]. Khi ông cai quản công việc quân dân ở hải đảo Đông Bắc, nhà của ông ở Côn Sơn “bốn mặt trống trải, xác xơ chỉ có sách là giàu thôi” [thơ Nguyễn Mộng Tuân, bạn Nguyễn Trãi].

Bài Bình Ngô đại cáo của ông là một “thiên cổ hùng văn”. Đó là một thiên anh hùng ca bất hủ của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi là những thư từ do ông viết trong việc giao thiệp với quân Minh. Những thư này là những tài liệu cụ thể chứng minh đường lối ngoại giao vào địch vận hết sức khéo léo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi làm cho quân Lam Sơn không mất xương máu mà hạ được rất nhiều thành. Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được. Tác phẩm này rất quan trọng cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam và lịch sử ngôn ngữ Việt Nam.

Năm 1442, cả gia đình ông bị hãm hại [tru di tam tộc] khiến cho người đương thời vô cùng thương tiếc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng quan tước và tìm hỏi con cháu còn sót lại.

Nguyễn Trãi là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. ông là anh hùng dân tộc, là nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta. Tâm hồn và sự nghiệp của ông mãi mãi là vì sao sáng như Lê Thánh Tông truy tặng “Ưc Trai tâm thượng quang Khuê Tảo”.

Tác giả Xuân Diệu

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 3

Xuân Diệu là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam, một nhà thơ xuất sắc có đóng góp lớn vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Ông là con người toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, nhiệt thành cống hiến sự sống cho thơ ca, chạy đua với thời gian để giành giật lấy từng phút giây của cuộc đời.

Xem thêm:  Chứng minh câu tục ngữ: có chí thì nên

Nói đến Xuân Diệu [1916-1985], trước hết phải nói đến cuộc đời của nhà thơ. Xuân Diệu là bút danh, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Cha ông là Ngô Xuân Thọ, vốn quê ở xã Trảo Nha, nay là thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ tú tài kép Hán học, vào Bình Định dạy học, lấy vợ là Nguyễn Thị Hiệp, sinh ra Xuân Diệu tại Gò Bồi, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu thuở nhỏ sống ở quê mẹ, đến năm mười tuổi sống với cha.

Xuân Diệu trải qua quá trình đào tạo quy củ. Thuở nhỏ học chữ Nho và chữ Quốc ngữ với cha, sau đó học ở trường Bưởi [Hà Nội] và trường Khải Định [Huế].

Năm 1940, Xuân Diệu đỗ tham tá nha Thương chính vào làm ở ti Thương chính Mỹ Tho [nay thuộc tỉnh Tiền Giang]. Sau 4 năm làm công chức, ông thôi việc, ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Xuân Diệu là người thứ hai sau Tản Đà, một con người dám sống hết mình với nghiệp văn chương cao đẹp.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Xuân Diệu hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ hai cuộc kháng chiến. Năm 1948, Xuân Diệu được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. Sau đó, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 1, 2, 3 [1957-1985]. Ông được Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện sĩ thông tấn [1983]. Xuân Diệu đã được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật [đợt I – năm 1996]. Sự thành công của Xuân Diệu được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng không thể không kể đến ảnh hưởng to lớn của con người nhà thơ đối với sự nghiệp văn học của ông.

Xuân Diệu là một con người có tinh thần lao động nghệ thuật đầy đam mê và bền bỉ ngay từ thuở nhỏ “cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong – Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ”. Xuân Diệu trước hết học được ở cha – ông đồ Nghệ đức tính cần cù, kiên nhẫn trong học tập, rèn luyện tài năng và lao động nghệ thuật. Ở Xuân Diệu, học tập, rèn luyện và lao động sáng tạo vừa là một quyết tâm khắc khổ, vừa là một lẽ sống, một niềm say mê lớn.

Thế Lữ đã từng nhận xét về Xuân Diệu: “Một tâm hồn đằm thắm và rất dễ cảm xúc”. Sinh ra và lớn lên ở quê mẹ, sống giữa thiên nhiên phóng khoáng với những ngọn gió nồm và những con sóng biển đã tác động đến hồn thơ nồng nàn, sôi nổi của ông. Phải sống trong hoàn cảnh éo le, ông là con vợ lẽ, phải xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủi. Vì thế, thơ ông luôn thể hiện tâm hồn khao khát tri âm, khao khát giao cảm với đời một cách mãnh liệt và da diết. Đúng như ý kiến của một nhà phê bình đã đánh giá: “Xuân Diệu là nhà thơ của niềm khát khao giao cảm với đời”.

Về quá trình đào tạo: Một mặt, ông tiếp thu, học hỏi văn hóa phương Đông từ người cha là một nhà nho, tìm về vốn tri thức cổ, văn hóa truyền thống một cách tích cực. Mặt khác, Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đã hấp thụ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, đặc biệt là Pháp và các nhà văn thuộc trường phái tượng trưng một cách có hệ thống. Vì thế có thể tìm thấy ở nhà thơ sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ. Trong đó yếu tố Tây học, hiện tại ảnh hưởng sâu đậm hơn.

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Đặc biệt, ông nổi tiếng là một nhà thơ xuất sắc với mười lăm tập thơ. Đối với Xuân Diệu, làm thơ, văn không chỉ để khẳng định tài năng mà còn là một cách giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình trong cuộc đời.

Lao động nghệ thuật suốt hơn một nửa thế kỷ, Xuân Diệu đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học xuất sắc. Là một con người tài năng nhiều mặt, ở lĩnh vực nào Xuân Diệu cũng có những đóng góp lớn nhưng nói đến Xuân Diệu trước hết phải nói đến một nhà thơ, một cây đại thụ của thơ ca hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác thơ của Xuân Diệu có thể chia làm hai giai đoạn: Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu được xem là nhà thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào. Thơ mới với hai tập thơ xuất sắc Thơ thơ [1938] và Gửi hương cho gió [1945]. Xuân Diệu đã đem đến Thơ mới nguồn cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, thiết tha yêu đời, thể hiện niềm khát khao giao cảm tận độ với cuộc đời bằng một cái tôi cá thể ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thế giới.

Nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy, cuồng say trước cuộc đời, bắt nguồn từ quan niệm sống tích cực của cái tôi cá nhân cá thể ý thức sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời và khát khao sống cháy sáng.

Xuân Diệu không muốn hòa lẫn cái tôi của mình vào biển đời mờ mờ nhân ảnh mà khẳng định mình là đỉnh Hi Mã Lạp sơn, “là một, là riêng, là thứ nhất”:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Trong khi các nhà thơ mới khác đối lập cái tôi của mình với cuộc đời như tìm đến chốn bồng lai tiên cảnh như Thế Lữ, tìm về chốn quê như Đoàn Văn Cừ thì Xuân Diệu hòa lẫn cái tôi của mình vào cuộc đời trần thế, yêu đời tận tưởng đắm say cuộc đời.

Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu luôn thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao chiếm lĩnh và hưởng thụ những giá trị tươi đẹp của cuộc sống. Cái tôi Xuân Diệu được giải phóng khỏi ước lệ phi ngã cổ điển, nhìn đời bằng cái nhìn xanh non, biếc trời, đầy trẻ trung. Thiên nhiên và con người mang sức trẻ tình tứ sâu sắc, một thế giới xuân đời ngồn ngột hương sắc, tinh vi huyền diệu:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

[Vội vàng]

Thơ ca trung đại, tình gắn với nghĩa. Một số nhà thơ như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương nói được tình yêu cả về tinh thần và thể xác nhưng chỉ đến Xuân Diệu, khát vọng về tình yêu mới được thể hiện thành thục và mãnh liệt nhất, đem đến đương thời những ý tưởng mới mẻ và táo bạo.

Trong thơ Xuân Diệu, cảm thức thời gian được bắt nguồn từ quan điểm nhân sinh mới mẻ. Xuân Diệu với tâm hồn nhạy bén ý thức được sự chảy trôi của thời gian một đi không trở lại nên luôn mang trong mình nỗi ám ảnh, lo sợ. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, tận hưởng từng phút giây của cuộc đời, thể hiện niềm ham sống lành mạnh.

Bên cạnh niềm yêu say cuộc đời, thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nỗi buồn chán, hoài nghi, cô đơn. Do Xuân Diệu là một nhà thơ, một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn, đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng những ảo mộng cuộc đời, luôn thèm muốn giao cảm vô biên tuyệt đỉnh với cuộc đời, nên khi gặp phải hoàn cảnh xã hội tầm thường giả dối, sống trong đất nước mất chủ quyền, bản thân là người dân mất nước, chịu vòng nô lệ khao khát dâng hiến nhưng gặp phải xã hội kim tiền, Xuân Diệu rơi vào chán nản, hoài nghi, cô đơn, “buồn tịch mịch ngay trong cả những điều ấm nóng tươi vui”:

Tôi là con nai bị chiều đánh lưới

Không biết đi đâu giữa sầu bóng tối.

Yêu đời, thiết tha với cuộc sống nhưng mang trong mình nỗi chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai trạng thái cảm xúc này tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất của một hồn thơ khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời, của một cái tôi có thể ý thức đầy đủ về sự hiện hữu và giá trị của bản thân trước thế giới.

Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945 cũng thể hiện sự cách tân về nghệ thuật đầy mới mẻ và táo bạo Xuân Diệu đem đến nguồn thi tứ mới mẻ: Thơ xưa khi viết về nỗi cô đơn thường tạo ra không gian trống trải, thiếu vắng con người, còn đối với Xuân Diệu, ngay cả khi con người và cảnh vật ở bên mình, nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn:

Dù tin tưởng chung một đời một một

Em là em, anh vẫn cứ là anh

[Xa cách]

Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không diễn tả bóng gió, ước lệ như thơ xưa mà hiện lên với ý nghĩa đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, là sự hòa hợp về linh hồn và thể xác.

Hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo, mang đậm cảm giác phồn thực:

Trăng ác mộng đã muôn đời thi sĩ

Giơ hai tay mơn trớn vẻ tràn đầy.

Thơ Xuân Diệu với những hình ảnh đầy rẫy tính cảm giác, được cảm nhận bằng tất cả các giác quan:

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

hay:

Hương hiu hiu, nên gió cũng ngọt ngào

Từ ngữ sử dụng mới lạ, táo bạo, rất Tây:

Hơn một loài hoa đã rụng cành

hay:

Lòng anh thôi đã cưới lòng em

Cách ngắt nhịp mới, lạ [4 / 2 / 1]:

Đàn ghê như nước lạnh trời ơi

Câu thơ của Xuân Diệu mang đậm yếu tố khẩu ngữ, có tính chất đối thoại, mang màu sắc luân lí:

Yêu là chết ở trong lòng một ít

Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu.

Có nhiều khó từ, câu hỏi, cảm thán. Giọng điệu sôi nổi, cuồng nhiệt, đắm say.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu trở thành nhà thơ cách mạng, hòa mình vào cuộc sống mới, nhiệt thành phục vụ cách mạng. Thơ nở rộ với nhiều tập thơ lớn: Riêng chung [1960], Mũi Cà Mau – Cầm tay [1962], Một khối hồng [1964], Tôi giàu đôi mắt [1970], Thanh ca [1982].

Nếu trước đây, Xuân Diệu mang trong mình nỗi cô đơn hoài nghi trước cuộc đời thì sau cách mạng, nhà thơ đã nhanh chóng hòa nhập, tìm được sự tri âm. Cảm hứng thơ vì thế tươi vui và ấm áp.

Trước lệ sa ta oán hận đất trời

Nay lệ hòa ta lại thấy đời vui

Tình yêu có sự chung thủy, sum vầy, yêu thương, ấm áp.

Đề tài phong phú hơn, mở rộng hơn. Ngòi bút hướng đến Đảng, nhân dân, cuộc sống lao động mới.

Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đòi hỏi cách thể hiện mới. Ngòi bút của Xuân Diệu không thể đi theo lối cũ đường quen. Xuân Diệu học tập lời ăn tiếng nói của nhân dân, ngôn ngữ giản dị, gần với đời sống, tuy có lúc còn vụng về, dễ dãi.

Anh không xứng là biển xanh

Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng.

Giọng điệu thơ phong phú, không chỉ đơn thuần là giọng trữ tình mà còn mang giọng trầm hùng cổ kính của sử ca như trong tróng ca Ngọn quốc kỳ hay mang hơi thở triết lý như trong Lệ:

Máu của linh hồn là nước mắt

Còn rơi biết đến thuở nào thôi

Giọng đối đáp giao duyên như trong bài Hỏi:

Ai làm cách trở đôi ta

Vì anh vụng ngượng hay là vì em?

Trăng còn đợi gió chưa lên

Hay là trăng đã tròn trên mái rồi?

Ta còn gặp ở thơ Xuân Diệu sau Cách mạng giọng thơ chính luận, tự sự trữ tình, trào phúng đả kích.

Bên cạnh sáng tác thơ, Xuân Diệu còn viết văn xuôi, nghiên cứu phê bình văn học và dịch thuật. Phấn thông vàng [1939] và Trường ca [1945] là hai tập văn xuôi đặc sắc của ông. Xuân Diệu còn để lại những tập tiểu luận, phê bình có giá trị: Tiếng thơ, Phê bình giới thiệu thơ, Dao có mài mới sắc…

Xuân Diệu là nhà thơ lớn trong văn học hiện đại, nhà thơ lớn của dân tộc. Bài học Xuân Diệu để lại cho đời là tinh thần lao động nghệ thuật cần cù, là niềm tin yêu tha thiết đối với con người, là ý thức chân thành đối với văn chương. Dù đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng thơ Xuân Diệu vẫn đầy sức hấp dẫn và lôi cuốn các thế hệ độc giả.

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 4

Nhà văn Nam Cao sinh năm 1915, tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng [nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam].

Khi còn nhỏ, Nam Cao ở làng và thành phố Nam Định. Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo: Tiểu thuyết thử bảy, ích hữu… Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và biết báo. Năm 1941, ông dạy học tư ở Thái Bình. Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc. Cách mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc và là thư kí toà soạn tạp chí Tiên phong của Hội. Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ti Văn hoá Nam Hà. Mùa thu 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc và là thư kí toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. Nãm 1950, ông nhận công tác ở tạp chí Văn nghệ [thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam] và là Uỷ viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. Năm 1951, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III, bị địch phục kích và hi sinh.

Những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng tập trung vào hai đề tài chính: Cuộc sống của những người tiểu tư sản trí thức nghèo và cuộc sống của người nông dân. Dù viết về đề tài nào thì điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên là tình trạng người lao động bị tha hóa biến chất vì bát cơm manh áo.

Ở đề tài tiểu tư sản trí thức nghèo, đáng chú ý nhất là các tác phẩm “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà “, “Truyện tình”, “Quên điều độ”, “Nước mắt”, “Những truyện không muốn viết”, … đặc biệt là tiểu thuyết “Sống mòn” [1944]. Trong những tác phẩm này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực và cảm động tình trạng nghèo khổ, sống dở, chết dở của người trí thức nghèo. Qua đó, tác giả còn đặc biệt đi sâu vào những tấn bi kịch tâm hồn của họ. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của những tri thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, có hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo, và cuộc sống tàn nhẫn đầy rẫy bất công vô lý đầy vào cảnh “chết mòn” về tinh thần và sống cuộc “Đời thừa”. Phê phán cái xã hội phi nhân đạo đã bóp nghẹt sự sống và tàn phá tâm hồn con người, Nam Cao đồng thời cũng thể hiện niềm khao khát tới một cuộc sống đẹp đẽ xứng đáng với con người.

Về đề tài người nông dân: là nhà văn sinh ra và lớn lên nơi chốn bùn lầy nước đọng, Nam Cao hiểu biết khá sâu sắc cuộc sống của nhừng con người thấp cổ bé họng này. Ông đã để lại chừng hai chục truyện ngắn có giá trị về tài nông dân, đáng chú ý là “Lão Hạc”, “Chí phèo”, “Trẻ con không được ăn thị chó”, “Mua danh”, “Tư cách mõ”, “Một bữa no”, “Một đám cưới”, “Dì Hảo”, “Điếu văn”, “Lang Rận”, “Nửa đêm”, … Qua những tác phẩm trên, Nam Cao không chỉ mô tả một cách thấm thía và cảm động những số phận tăm tối, hẩm hiu, bị ức hiếp, bị tha hoá, lăng nhục mà còn phát hiện và khẳng định phẩm chất lương thiện đẹp đẽ của họ ẩn giấu đằng sau những tâm hồn tưởng như tăm tối và cằn cỗi đó. Chiều sâu mới mẻ của ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Nam Cao chính là ở đấy.

Cũng như các nhà văn tiểu tư sản khác chưa nắm được chân lý cách mạng, Nam Cao đã không thấy được khả năng đổi đời của người nông dân và triển vọng của xã hội. Song trong truyện ngắn “Điếu văn” [1944], Nam Cao đã viết những dòng dự báo đầy hào hứng “Cuộc đời không thể cứ mù mịt mãi thế này đâu. Tương lai phải sáng sủa hơn. Một rạng đông đã báo rồi!”. Đó là lời chào đón chân thành tha thiết tia sáng rạng đông đang báo hiệu ở chân trời lúc bấy giờ.

Sau cách mạng tháng Tám: Nam Cao là một trong số ít nhà văn đã đến với cách mạng ngay từ đầu. Năm 1948, Ông được kết nạp vào Đảng, ông tham gia Hội văn hoá cứu quốc, tích cực hoạt động cách mạng, kháng chiến, làm Thư ký Tạp chí “Tiền Phong”. Năm 1947 làm thư ký toà soạn báo “Cứu quốc Việt Bắc”. Năm 1950 nhận công tác ở tạp chí “Văn nghệ”.

Nam Cao được xem là một trong những cây bút tiêu biểu nhất trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này, ông viết được nhiều tác phẩm có giá trị như: Nhật ký “Ở rừng” [1948] “Chuyện biên giới” [1950], đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt” [1948] ra đời giữa lúc giới văn nghệ đang vất vả “nhận đường” là một thành công xuất sắc của văn nghệ kháng chiến lúc đó. Thông qua việc phê phán một nghệ sĩ có “đôi mắt” lệch lạc trong việc nhìn người, nhìn đời, có lối sống trưởng giả, kênh kiệu, nhởn nhơ, lạc lõng giữa cuộc kháng chiến sôi nổi của toàn dân tộc và khẳng định một người nghệ sĩ mới dứt khoát từ bỏ con người cũ, lối sông cũ, và quyết tâm “cách mạng hoá tư tưởng, quần chúng hoá sinh hoạt”, trở thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, “Đôi mắt” xứng đáng là một tuyên ngôn nghệ thuật của tầng lớp văn nghệ tiểu tư sản đi theo kháng chiến.

Nam Cao có biệt tài trong việc diễn tả phân tích tâm lý con người. Ngôn ngữ của Nam Cao sống động uyển chuyển, tinh tế rất gần với lời ăn, tiếng nói của quần chúng.

Ghi nhận những đóng góp của Nam Cao dối với nền văn học nước nhà, Nhà nước đã tặng thưởng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ 1 thuật [đợt I – năm 1996]. Nam Cao xứng đáng là lá cờ đầu của truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Tác giả Nguyễn Tuân

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 5

Nguyễn Tuân [1910-1987] là nhà văn lãng mạn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam, một cây bút tiên phong của nền văn học mới. Con người và sự nghiệp văn học Nguyễn Tuân với những nét phong cách nổi bật tài hoa, uyên bác đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.

Nguyễn Tuân quê ở Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân – Hà Nội. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Thân sinh của Nguyễn Tuân là cụ Nguyễn An Lan, tú tài khoa thi Hán học cuối cùng. Một nhà nho tài hoa bất đắc chí có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và phong cách Nguyễn Tuân.

Ông học đến cuối bậc thành chung thì bị đuổi vì tham gia cuộc bãi khoá phản đối mấy giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam. Năm 1930, do “xê dịch” không có giấy phép qua Lào sang Thái Lan, ông bị tù. Ra tù, ông bắt đầu nghiệp cầm bút bằng việc viết báo, viết văn. Nhưng ông chỉ thực sự nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm Một chuyến đi, Vang bóng một thời… Năm 1941, ông lại bị bắt giam vì giao du với những người hoạt động chính trị. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân trở thành một cây bút tiêu biểu hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến, giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam từ 1948-1958. Ông mất ngày 28/7/1987 tại Hà Nội. Với những đóng góp to lớn và có giá trị cho nền văn học nước nhà, năm 1996, ông được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.

Con người Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông yêu tiếng mẹ đẻ, trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, những kiệt tác văn chương trung đại, những lời ca tiếng hát của mỗi miền quê, các món ăn truyền thống, dân dã… Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Với ông, viết văn là để thể hiện cái tôi một cách kì cùng. Con người ông rất mực tài hoa, uyên bác, thông hiểu sâu sắc nhiều ngành khoa học và nghệ thuật. Ông cũng là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình, coi nghệ thuật là một hình thái lao động cực kì nghiêm túc, thậm chí nghệ thuật là một sự khổ hạnh [những đứa con hoang]. Những đặc điểm ấy về con người Nguyễn Tuân có ảnh hưởng lớn đến phong cách nghệ thuật của ông.

Nguyễn Tuân thử bút ở nhiều thể loại truyện ngắn hiện thực trào phúng, thơ, nhưng mãi đến đầu năm 1938 mới nhận ra sở trường của mình và thành công với: Một chuyến đi [1938]; Thiếu quê hương [1940], Chiếc lư đồng mắt cua [1941]. Sự nghiệp của ông có thể chia làm hai chặng khá rõ rệt trước và sau Cách mạng tháng Tám từ một nhà văn lãng mạn chuyển thành nhà văn cách mạng.

 Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân sáng tác xung quanh ba đề tài chính:

“Chủ nghĩa xê dịch” thể hiện cái tôi lãng tử của nhà văn theo bước chân qua những miền quê để đi tìm cảm giác mới lạ, “thay thực đơn cho các giác quan”. Tuy Nguyễn Tuân tìm đến với chủ nghĩa xê dịch “như một phản ứng bất lực trước thời cuộc nhưng với đề tài này, ông đã thể hiện được những cảnh sắc và phong vị quê hương đất nước bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa, qua đó nhà văn bày tỏ được tấm lòng yêu nước thiết tha trong tác phẩm của mình: Một chuyến đi, “Thiếu quê hương…”.

Ở đề tài “vang bóng một thời”, nhà văn đi tìm và làm sống lại vẻ đẹp riêng của một thời xưa cũ với những phong tục văn hóa, những thú tiêu dao lành mạnh, tao nhã, gắn với những con người thuộc lớp nhà nho tài hoa bất đắc chí. Những sáng tác này thể hiện một cách kín đáo và ý nhị tấm lòng yêu mến, trân trọng những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Tác phẩm chính là tập truyện ngắn Vang bóng một thời.

Đề tài đời sống tâm trạng bi quan của một cái tôi hoang mang, bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện, qua đó ta thấy được tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niên đương thời. Nhưng đôi khi ở đó vẫn vút lên “niềm khao khát một thế giới tinh khiết, thanh cao, được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật”. Tác phẩm chính là Chiếc lư đồng mắt cua, Tàn đèn dầu lạc…

Sau Cách mạng, lòng yêu nước và sự bất mãn với chế độ thực dân đã đưa Nguyễn Tuân đến với Cách mạng và kháng chiến. Sáng tác của ông trong thời kỳ này tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân anh hùng, tài hoa trong chiến đấu và sản xuất. Tác phẩm Đường vui [1949], Tình chiến dịch [1950], Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi [1972], Sông Đà [1960].

Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Tuân cũng có một phong cách nghệ thuật độc đáo mà biểu hiện chính là sự tài hoa, uyên bác.

Xem thêm:  Chia sẻ cách học tiếng Anh cho người mới bắt đầu hiệu quả

Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân được biết đến như là một nhà văn duy mĩ. Ông trân trọng và đề cao cái đẹp. Với ông, cái đẹp chỉ tồn tại trong một thời xưa cũ, do vậy, ông đi tìm và làm sống dậy cái đẹp của thời xưa và phê phán, chối bỏ xã hội trên phương diện văn hóa. Nguyễn Tuân quan niệm xã hội đương thời là “xã hội cơ khí giết chết cái đẹp”. Ông cũng nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ, tập trung miêu tả những nhà nho tài hoa bất đắc chí, đứng cao hơn hoàn cảnh. Nhân vật của ông trong giai đoạn này mang dáng dấp của những con người “đặc tuyển”. Nguyễn Tuân đi tìm cảm giác mới lạ, “cái nguồn sống bồng bột tắc lối thoát [Tóc chị Hoài] trong “xê dịch” và trụy lạc.

Ông có một lối viết tự do, phóng túng, vừa đĩnh đạc, cổ kính lại vừa trẻ trung, hiện đại không chỉ dùng vốn ngôn ngữ văn học phong phú, ông còn sử dụng hiểu biết về nhiều ngành nghệ thuật, khoa học khác như hội họa, điện ảnh, âm nhạc, quân sự, võ thuật… để gợi dựng hình tượng, đem đến người đọc nhiều liên tưởng thú vị.

Sau Cách mạng ông vẫn tiếp tục khẳng định nét tài hoa, uyên bác những cũng có những thay đổi rõ rệt. Cũng nhìn con người trên phương diện văn hóa nhưng Nguyễn Tuân không còn đối lập xưa và nay mà tìm được sự ấm áp của cuộc đời. Cái đẹp không chỉ có trong thời xưa cũ mà còn có trong thiên nhiên, đời sống lao động sản xuất và chiến đấu. Chất tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những con người đặc tuyển mà còn có ở đại chúng nhân dân, ngay trong nghề nghiệp của họ như anh bộ đội, chị dân quân, người lái đò sông Đà. Ông cũng không còn đối lập cái phi thường với cái bình thường. Nét tài hoa hòa lẫn với những tâm tư rất bình dị, rất người. Giọng văn không còn khinh bạc, mà có thì chỉ để ném vào mặt kẻ thù cướp nước, bán nước và các mặt tiêu cực của xã hội.

Với những nét độc đáo và riêng biệt nói trên, Nguyễn Tuân tìm đến với thể loại tuỳ bút như một tất yếu và có công nâng tuỳ bút lên đỉnh cao. Do đó, ông được mệnh danh là “ông hoàng” của thể loại tuỳ bút. Tuỳ bút Nguyễn Tuân cũng đã thể hiện rõ phong cách phóng túng của ông. Các sáng tác này giàu có thông tin và tính thời sự cao, có nhiều yếu tố truyện. Nhà văn đã

xây dựng được một lõi sự việc, các nhân vật được miêu tả một cách kĩ lưỡng, có tính cách riêng, đi sâu vào tâm lí. Lời văn kết hợp triết luận, trữ tình bàn bạc một cách thoải mái. Qua đó ta thấy được tâm hồn phóng túng, sức liên tưởng tưởng tượng bất ngờ, táo bạo của nhà văn, không tồn tại ở thể tĩnh tại mà nhìn trong chiều sâu thời gian và chiều rộng không gian. Ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân giàu có, đa dạng, một mặt thể hiện cảm xúc trữ tình của một cái tôi uyên bác mà trẻ trung, hiện đại; mặt khác thể hiện sự tinh tế, giàu cảm xúc thẩm mĩ, đầy chất thơ và khả năng tạo hình. Câu văn co duỗi nhịp nhàng.

Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm và khẳng định cái đẹp, một định nghĩa về người nghệ sĩ. Ông có đóng góp to lớn cho quá trình hiện đại hóa văn xuôi tiếng Việt, đặc biệt là thể loại tuỳ bút. Ông xứng đáng là một nghệ sĩ lớn một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 6

Trong chương trình Ngữ văn thực sự có rất nhiều những tác phẩm tự sự hay, mang những giá trị về nội dung và nghệ thuật lớn. Nhưng một tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất chính là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 tại Bắc Ninh. Kim Lân là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Tuy viết không nhiều nhưng ông có nhiều tác phẩm thành công. Kim Lân là nhà văn của nông thôn Việt Nam, ông đã viết về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Vì thế, ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của những người nông dân nghèo. Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Nhân vật của ông là những người nông dân chất phác, hiền hậu và khao khát cuộc sống bình yên.

Làng cũng là một tác phẩm rất đặc sắc của ông khi viết về đề tài trên. Nó ra đời đầu thời kì chông Pháp năm 1948. Làng kể về nhân vật có tên là ông Hai. Ông Hai vô cùng yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc, mặc dù tuổi ông đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo đơn, ông buộc phải cùng gia đình tản cư lên thị trấn Hiệp Hoà, đi đến đâu ông cùng hồ hởi khoe với mọi người cái làng của mình. Thế rồi một hôm, ông nghe tin sét đánh là làng Chợ Dầu đã theo giặc. Ông cảm thấy vô cùng đau khổ và gia đình ông có thể lâm vào tình cảnh mất nơi ở. Đến khi nghe tin cải chính làng của ông là làng kháng chiến thì ông vô cùng sung sướng, ông đi khoe củi nhà của ông bị đốt hết trong niềm tự hào, sung sướng. Vậy đó, với cốt truyện thật đơn giản, ít nhân vật, tuy nhiên lại có sự đỉnh điểm rồi cởi nút rất dễ dàng. Truyện ngắn Làng bao hàm một giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Thông qua nhân vật ông Hai, một con người vô cùng yêu làng quê của mình, khi nghe tin làng theo giặc, ông tỏ thái độ vô cùng bất ngờ, đau đớn, tâm trạng mâu thuẫn. Từ lúc đó trở đi, ông không ra khỏi nhà, gia đình ông im lặng và tràn ngập nỗi buồn. Nhà văn Kim Lân thật tài tình khi xây dựng tình huống truyện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Đó là chi tiết ông Hai trò chuyện với thằng con út đã thể hiện tình yêu làng sâu sắc, gắn bó tình yêu nước, niềm tin vào cách mạng. Đến một đứa trẻ bé tuổi như con út ông cũng tin cậy ủng hộ Cụ Hồ, không có lí gì lại không tin vào việc cái làng Chợ Dầu là làng kháng chiến, tất cả nhân dân trong làng đều đồng lòng chống Pháp. Mặc dù ở xa cái làng quê yêu dấu của mình nhưng ông vẫn luôn trông ngóng tin tức và dõi mắt theo công cuộc kháng chiến của cả làng. Câu chuyện đang lúc lên cao trào như vậy, mà Kim Lân đã có cách mở cởi nút câu chuyện hết sức đơn giản, nhẹ nhàng. Rằng ông nghe cái tin chính từ ông chủ tịch ở làng lên. Khỏi phải nói ông vui mừng cỡ nào, ông lại đi khoe với mọi người trong thái độ vội vàng, lời nói tràn đầy cảm xúc, có phần nào không rõ về chữ nghĩa [toàn sai sự mục đích cả], đã bộc lộ nội tâm một cách tự nhiên, phù hợp với tâm trạng của ông lúc đó. Qua đây, tác giả muốn nêu lên một ý nghĩa: bao trùm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến, tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng. Nhà văn cũng muốn nói lên rằng, người dân cần phải tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta, tin vào công cuộc cách mạng của nhân dân ta, cùng đoàn kết với mong đuổi được giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Để có được nội dung câu truyện sâu sắc ấy, Kim Lân đã tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như độc thoại, ngôi kể, điếm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm ….

Nếu được phép đặt tên lại cho tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân thì xin được đặt đó là “Tình yêu quê hương”, để những từ ngữ đó nói lên tình yêu của nhân dân ta với làng quê nói riêng và với Tổ quốc nói chung là mãi mãi, không bao giờ đổi thay.

Tác giả Hồ Chí Minh

Thuyết minh về một tác giả văn học – Bài làm 7

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới. Người như một vị cha già của cả dân tộc, công lao to lớn của người trong việc đi tìm đường cứu nước, dẫn dắt nhân dân thoát khỏi kiếp lầm than nô lệ.

Chính nhờ con đường mà người chỉ lối chúng ta mới có cơ hội chiến thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ, dân tộc ta thoát khỏi kiếp cai trị của những nước thực dân đế quốc. Con người mới được tự do làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh cuộc sống.

Hồ Chí Minh là một người yêu nước vĩ đại, chính vì yêu nước, nên trong thời người sinh ra đất nước ta đang trong đêm dài nô lệ. Những người dân khốn khổ, tối tăm, làm việc cực nhọc quanh năm nhưng không đủ cơm ăn áo mặc, bởi những bóc lột mà họ phải mang trên người, bởi chế độ phong kiến thối nát và thực dân Pháp cai trị.

Trong những năm cuối thế kỷ 18 đầu 19 nền kinh tế nước ta khủng hoảng. Chế độ phong kiến dưới thời cai quản của vua Khải Định một vị vua bù nhìn, ham hư danh, ham vinh hoa phú quý mà bỏ rơi vận mệnh thần dân, đất nước mình. Thực dân Pháp đội lốt khai hóa văn minh, tìm đường vào nước ta cai trị.

Bọn chúng khai hóa dân ta bằng lối sống ăn chơi hưởng thụ đầu độc người dân bằng rượu cồn và ma túy để người dân ta sống trong nghiện ngập cho chúng dễ bề cai trị. Những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh dù những người này yêu nước, cũng đã ra đi tìm đường cứu nước nhiều lần nhưng đều thất bại bởi các vị tiền bối chỉ đi sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á để học hỏi, nên không nhìn thấy con đường phục quốc hiệu quả.

Trong sự bế tắc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1911 ông 21 tuổi đã lên đường ra đi, ông không đi những nước gần mà ông muốn sang Pháp một đất nước thuyết giảng về văn minh, tự do bình đẳng bác ái, tại sao lại mang những xiềng xích nô lệ sang trói buộc nước ta.

Người muốn đi sang Pháp để hiểu hơn về kẻ thù. Trong qua trình chu du đó người đã tới với nước Nga, đã thấy sự thành công của giai cấp vô sản trong cách mạng tháng 10 Nga. Từ đó, người tới với chủ nghĩa Mác- Lê Nin. Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Sau đó, người trở về nước đứng ra sáp nhập ba tổ chức Đảng đang tồn tại trong nước lúc bấy giờ là An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Ba tổ chức này đều được cầm đầu bởi những nhà tiểu tri thức tư sản yêu nước, những người có tư tưởng tiên tiến, yêu nước nhưng chưa biết cách lãnh đạo đoàn kết thành một khối thống nhất, chưa biết sử dụng nông dân và công nhân những con người tưởng như không có tri thức, nhưng sẽ là người cầm súng cầm đao giết giặc vô cùng dũng cảm.

Chính nhờ sự thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam lấy lá cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ.

Nhờ sự ra đời của Đảng cộng sản dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh nên nước ta đã đi hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Từ cách mạng tháng 8/1945 thành lập nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Ngày 2/09/2015 tới chiến thắng thực dân Pháp năm 1954, thống nhất hai miền Nam- Bắc mùa xuân năm 1975 tất cả những chiến thắng đó đều có tâm huyết, công lao của vị lãnh tụ vĩ đại chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hi vọng với những bài văn Thuyết minh về một tác giả văn học với một số tác giả lớn trong văn học Việt Nam trên cũng mang đến cho các em có được rất nhiều bài học bổ ích. Chúc các em học thật tốt!

Video liên quan

Chủ Đề