Vì trí vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh

24/09/2021

BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG NAM ĐỊNH
NĂM HỌC 2021-2022

 
Căn cứ Thông tư số 55/2011/TT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22/11/2011 về việc ban hành Điều lệ ban đại diện phụ huynh học sinh, kế hoạch số 126/KH-THPTCLHP ngày 13/9/2021 về Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2021-2022 và cuộc họp đại diện cha mẹ học sinh nhà trường với lãnh đạo nhà trường ngày11/9/2021, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã ban hành Quyết định số 65/QĐ-THPTCLHP ngày 15/9/2021 thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh [viết tắt Ban đại diện CMHS] nhà trường năm học 2021 - 2022 với số lượng 18 thành viên. Là tổ chức tự nguyện trong nhà trường, Ban đại diện CMHS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học. Ban đại diện CMHS trường là “cầu nối” giữa nhà trường với gia đình có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Từng thành viên Ban đại diện cũng nắm bắt, lắng nghe ý kiến của các phụ huynh trao đổi về tình hình sinh hoạt, học tập của học sinh, những khoản thu, chi của lớp, của trường…, từ đó tổng hợp, trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường. Ban đại diện CMHS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Sau khi thành lập, Ban Đại diện CMHS nhà trường đã thống nhất đề cử ông Hoàng Đình Trung - Đại diện CMHS lớp 11A2 là Trưởng ban đại diện CMHS nhà trường. Các ông Trần Hồng Đăng - Đại diện CMHS lớp 12 chuyên Hóa, ông Nguyễn Văn Vương - Đại diện CMHS lớp 11 Nga, ông Ninh Viết Đào - Đại diện CMHS lớp 10A1 được đề cử là Phó trưởng ban đại diện CMHS nhà trường và 14 thành viên. Ban đại diện CMHS nhà trường đã xây dựng Quy chế và Kế hoạch hoạt động năm học 2021 - 2022 nhằm phát huy cao nhất vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của ban đại diện CMHS trường, ban đại diện CMHS các lớp trong việc đồng hành cùng nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Sau đây là Danh sách ban đại diện cha mẹ học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong năm học 2021 -2022 [theo QĐ 65/QĐ-THPTCLHP ngày 15/9/2021 của Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Hồng Phong]


 

DANH SÁCH
BAN ĐẠI DIỆN CHA MẸ HỌC SINH NĂM HỌC 2021-2022

 
STT HỌ TÊN PHHS HỌ TÊN HS LỚP SĐT CHỨC DANH
1 Hoàng Đình Trung Hoàng Thị Minh Thu 11 A2 0945467928 Trưởng ban CMHS
2 Trần Hồng Đăng Trần Anh Thư 12 Hóa 0912062431 Phó ban CMHS
Trưởng khối 12
3 Nguyễn Văn Vương Nguyễn Quang Thịnh 11 Nga 0962416666 Phó ban CMHS
Trưởng khối 11
4 Ninh Viết Đào Ninh Viết Dũng 10 A1 0913019150 Phó ban CMHS
Trưởng khối 10
5 Đinh Thị Bích Hạnh Lê Thảo Nguyên 12 Anh 1 0968924999 Uỷ viên
6 Đỗ Văn Thiện Đỗ Mai Anh 12 A2 0915586086 Uỷ viên
7 Ngô Văn Thống Ngô Phương Anh 12 Sinh 0915373377 Uỷ viên
8 Nguyễn Thị Thu Hà Nguyễn Thị Minh Trang 11 Văn 1 0914658088 Uỷ viên
9 Phạm Ngọc Hưng Phạm Gia Khánh 11 Anh 1 0913299115 Uỷ viên
10 Phạm Thanh An Phạm Khánh Linh 11 Hóa 0945658999 Uỷ viên
11 Trần Trọng Bẩy Trần Thị Hương Giang 11 Văn 1 0948905575 Uỷ viên
12 Phạm Thị Hồng An Phạm Duy Nguyên 10 Toán 2 0948089696 Uỷ viên
13 Vũ Diệu Anh Vũ Thuỷ Tiên 10 Anh 1 0919289299 Uỷ viên
14 Hoàng Huy Hùng Hoàng Huy Hiệp 10 Toán 1 0904239545 Uỷ viên
15 Nguyễn Mai Thuận Nguyễn Thị Ngọc Khánh 10 A2 0913290325 Uỷ viên
16 Nguyễn Minh Phúc Nguyễn Diễm Hằng 10 Văn 1 0912137713 Uỷ viên
17 Trần Thị Thanh Xuân Tống Gia Huy 10 Pháp 0915549295 Uỷ viên
18 Bùi Thị Thanh Hằng Phạm Sỹ Toàn 10 Toán 2 0918477366 Uỷ viên

 
Danh sách gồm có 18 [mười tám] người./.  

Là một tổ chức tự nguyện, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh [Hội cha mẹ học sinh hay Hội Phụ huynh học sinh] có ý nghĩa, lợi ích thiết thực trong việc kết nối giáo dục giữa nhà trường và gia đình, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Tuy nhiên, Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ hoạt động hiệu quả và có ý nghĩa khi phát huy được đúng vai trò của mình trong việc đảm bảo quyền lợi cho học sinh và phụ huynh.

Chị Mai Thị Hương, phường Nam Bình [thành phố Ninh Bình] chia sẻ, khi con vào lớp 1 năm học 2017-2018, ngay buổi họp phụ huynh đầu năm, chị đã được các phụ huynh bầu làm Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Theo chị Hương, công việc của Ban đại diện cha mẹ học sinh không chỉ là "cầu nối" giữa nhà trường với gia đình mà có rất nhiều việc phải làm và cần số người nhất định để hoạt động hiệu quả. Ban đã phải kêu gọi sự tự nguyện của 5 phụ huynh khác, là những người có công việc không quá đòi hỏi nghiêm ngặt về giờ giấc. Theo đó, Ban có nhiệm vụ thu tiền quỹ lớp, thống nhất việc mua sắm các đồ dùng cần thiết ban đầu cho học sinh mới vào lớp 1, như chăn, chiếu, gối, nước uống… Cùng với đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh tại lớp, tại trường; tham gia và hỗ trợ nhà trường trong việc chăm lo đời sống sinh hoạt, học tập của con em mình... Từng thành viên Ban đại diện cũng nắm bắt, lắng nghe ý kiến của các phụ huynh trao đổi về tình hình sinh hoạt, học tập của học sinh, những khoản thu, chi của lớp, của trường…, từ đó tổng hợp, trao đổi kịp thời với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường

Trước những thông tin hiện nay cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh là cánh tay nối dài kết hợp với nhà trường để thu những khoản phí không phù hợp, chị Hương cho rằng không hoàn toàn là như vậy. Bởi trong các cuộc họp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh để thống nhất những khoản thu, với những khoản không hợp lý, chúng tôi vẫn ý kiến với nhà trường để xem xét lại. Không phải nhà trường đưa ra khoản thu nào, chúng tôi cũng thực hiện theo, mà phải xét theo mức độ cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tế, tránh tình trạng đưa ra phụ huynh phản đối hoặc có ý kiến gây hiệu ứng không tốt. Theo chị Hương, hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường là cần thiết và quan trọng hơn cả là phải phát huy được đúng vai trò, thực sự là "cầu nối" để bảo vệ quyền lợi của phụ huynh và học sinh, đóng góp hiệu quả vào nhiệm vụ dạy và học trong các nhà trường.

Theo đại diện lãnh đạo Ban giám hiệu một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Ninh Bình, Ban đại diện cha mẹ học sinh có vai trò rất quan trọng giúp nhà trường trong việc quản lý, giáo dục học sinh, nhất là đối với những ngôi trường trung tâm, trọng điểm có quy mô đông, quá tải đến hàng nghìn học sinh. Bởi họ giúp nhà trường theo dõi, quản lý các hoạt động của lớp, của trường; chung tay trang trí, huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; truyền tải những quy định, chủ trương trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo tại trường. Đặc biệt hiện nay, hầu hết các trường đều khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, mục tiêu cũng là để cho học sinh được học tập trong môi trường đầy đủ và tốt nhất nên việc đóng góp các khoản thu tự nguyện, xã hội hóa là cần thiết. Việc lạm thu trong nhà trường không nên đổ lỗi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh, nếu nhà trường đưa ra những khoản thu không hợp lý, phụ huynh có thể ý kiến với Ban đại diện, khi đó nhà trường có muốn cũng không thể tiến hành thu được.

Theo Công văn số 811, ngày 15/8/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện thu, chi, quản lý và sử dụng các khoản thu trong trường học năm học 2017-2018, quy định rõ, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến. Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Được biết, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 55, ngày 22/11/2011 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đã tạo hành lang pháp lý cho tổ chức này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Theo đó, nhiều Ban đại diện hội cha mẹ học sinh không chỉ đại diện tiếng nói, bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh, là "cầu nối" để thống nhất các hoạt động giữa nhà trường và gia đình, mà còn huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chăm lo tốt đời sống cho đội ngũ giáo viên, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nhiều Ban đại diện cha mẹ học sinh đã góp phần quan trọng trong việc đưa đường lối, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo đến phụ huynh học sinh. Ngoài ra, nhiều nơi đã thực hiện tốt việc phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống và nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trách nhiệm của gia đình về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh...

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một thực tế là, nội dung hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhiều nơi vẫn còn những bất cập; mối quan hệ giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhiều trường thường mới chỉ dừng ở việc tham dự vào các hoạt động bề nổi, các hoạt động chung của trường mà chưa phát huy được vai trò, tiếng nói của mình trong nhiều hoạt động quan trọng khác. Trong đó vấn đề nổi cộm nhất là việc vận động thu những khoản tiền không trong quy định mà nhà trường đặt ra; khi phụ huynh có ý kiến thường bị động hoặc ngại không trao đổi, phản hồi lại với nhà trường khiến phụ huynh thiếu niềm tin, cho rằng Ban đại diện đứng về phía nhà trường…Thực tế đó đòi hỏi Ban đại diện cha mẹ học sinh phải đổi mới nội dung hoạt động phù hợp với thực tiễn sao cho phát huy được vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong hoạt động của các nhà trường, bảo đảm tính chủ động, độc lập, tạo sự đồng thuận cao trong các phụ huynh học sinh, thực sự trở thành tiếng nói của đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động giáo dục, cùng với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Mỹ Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề