Vì sao trẻ sơ sinh hay thức đêm

Những điểm chính:  •    Trẻ sơ sinh thường ngủ 16 giờ mỗi ngày •    Trẻ sơ sinh thường ngủ từng giấc ngắn 2-3 giờ cả ngày lẫn đêm.

•    Mỗi giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ ngủ khoảng 40 phút và trẻ cần giúp đỡ ổn định để đi vào chu kỳ ngủ tiếp theo.

Giấc ngủ trẻ sơ sinh: ngủ bao nhiêu và ngủ khi nào


Trẻ sơ sinh ngủ từ 16-18 giờ mỗi ngày. Mỗi trẻ sơ sinh khác nhau có cách ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh không biết “ngày thức đêm ngủ” như người lớn. Các bé thường có những giấc ngủ ngắn nối tiếp nhau cả ngày và đêm. Mỗi giấc ngủ trung bình kéo dài khoảng 2-3 giờ, có trẻ kéo dài đến 4 giờ. Bé thường dậy khi đói, khi khó chịu vì đi vệ sinh, khi tắm. Sau khi bú xong, bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ kế tiếp. Điều này có nghĩa là “thời gian chơi” ở lứa tuổi này rất ngắn.


Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh


Ở trẻ sơ sinh có hai loại ngủ: ngủ động [active sleep] và ngủ tĩnh [quiet sleep]


Trong giấc ngủ động: trẻ cử động tay chân và làm ồn, cơ mặt cử động, nhăn nhó hoặc giật nhẹ, miệng cười, vặn vẹo, uốn éo, rên ư ử. Trẻ dễ dàng bị đánh thức trong giấc ngủ này.


Trong giấc ngủ tĩnh: trẻ nằm yên, nhịp thở sâu và đều đặn, trẻ ít thức giấc và khó đánh thức hơn trong giấc ngủ này.


Trong mỗi giấc ngủ, trẻ sẽ trải qua các chu kỳ ngủ. Mỗi chu kỳ ngủ của trẻ sơ sinh có cả giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh, và mất khoảng 40 phút. Vào mỗi cuối chu kỳ, trẻ thức dậy trong một khoảng thời gian ngắn. Khi trẻ thức dậy, trẻ có thể nhăn nhó, rên rỉ hoặc khóc. Nếu trẻ thức dậy vào cuối chu kỳ ngủ, bạn có thể cần giúp trẻ ổn định chu kỳ ngủ tiếp theo. Làm ổ cuốn, vỗ về, hát ru, hoặc nghe tiếng ồn trắng là những cách làm ổn định bé.


Ở trẻ sơ sinh, giấc ngủ động và giấc ngủ tĩnh chiếm thời gian gần bằng nhau [50%]. Sau 3 tháng, giấc ngủ động còn 25-30% và giảm dần đến trưởng thành còn 20%. Vì vậy ở giai đoạn sơ sinh, giấc ngủ của bé thường không sâu giấc, hay vặn vẹo, uốn éo, rên ê ê trong giấc ngủ và dễ dàng bị đánh thức [một số mẹ nhầm tưởng trẻ thiếu Calci, Vitamin D]. Sau 3 tháng, tình trạng này sẽ giảm dần, bé ngủ sâu hơn, giấc ngủ hoàn thiện hơn. Do đó, trong tháng đầu, đối với những trẻ hay quờ quạng, uốn éo, vặn mình, nhăn nhó trong giấc ngủ, mẹ cần học cách ổn định bé. 


Giấc ngủ vào ban đêm


Trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường thức giấc nhiều lần để đòi bú. 

Từ 1 đến 3 tháng, con bạn có thể bắt đầu thức giấc ít hơn và có thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. 

Khi bé hơn 3 tháng, bé có thể thường xuyên ngủ lâu hơn vào ban đêm, ví dụ khoảng 4-5 giờ. Nhưng cho đến 6 tháng tuổi, nhiều trẻ vẫn cần bú vào ban đêm và giúp ổn định.


Bé sinh non hoặc nhẹ cân, nhân viên y tế sẽ tư vấn cho bạn nên để con ngủ trong khoảng thời gian nhất định trước khi đánh thức con dậy để bú.

Ban tư vấn sức khỏe - Khoa Nhi 
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Lý do trẻ sơ sinh hay thức đêm

benh tieu duong Đối với trẻ sơ sinh, việc thức giấc sau mỗi 3-4 giờ vào ban đêm là điều bình thường. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thức giấc là cảm thấy đói, tiểu dầm, hoặc do đã có một giấc ngủ khá dài trước đó. Ngoài ra, theo các chuyên gia nhi khoa, còn có một số lý do khác khiến trẻ thường thức giấc vào ban đêm: 1. Giờ giấc ngủ bất thường Các chuyên gia cho biết, trẻ sơ sinh thường không có thời gian ngủ nhất định cho đến khi được 6 tuổi. Đối với trẻ mới sinh, thời gian ngủ trung bình mỗi ngày là khoảng từ 16-17 giờ, và một giấc ngủ của bé thường kéo dài từ 1-2 giờ. Khi lớn lên, thời gian ngủ của bé sẽ ít đi. Đến khi được 6 tháng tuổi, bé sẽ thức giấc thường xuyên hơn vào ban đêm và ngủ trở lại sau vài phút. 2. Thay đổi môi trường Trong trường hợp bé thường ngủ ngon, nhưng đột nhiên thức giấc, đó có thể là do sự thay đổi nhiệt độ, ánh sáng và âm thanh trong phòng. Hoặc bé có thể thức giấc do tiếng ngáy ngủ, sự chuyển động hay tiếng ho của cha mẹ. 3. Đau Nếu bé thức giấc vào ban đêm và khóc ngặt không dứt, đó có thể do bé bị đau. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân và điều trị. Ảnh minh họa 4. Tăng trưởng và học hỏi Giấc ngủ đêm bị gián đoạn cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển và học hỏi những điều mới như lẫy, trườn, bệnh tiểu đường bò… Trong trường hợp này, sau khi đã thực hiện thành công các thao tác đó, bé sẽ ngủ bình thường trở lại. 5. Mọc răng Vào thời điểm mọc răng, bé cũng thường xuyên thức giấc vào ban đêm do có cảm giác khó chịu. Nhiều bé còn có biểu hiện sốt trong quá trình mọc

răng. 6. Ngủ riêng Tình trạng này thường xảy ra khi bé được từ 9-12 tháng tuổi, thời điểm cha mẹ bắt đầu cho bé ngủ riêng. Thỉnh thoảng, trong khi thức giấc, nhiều bé thường gọi ‘Ba, Mẹ’. Biểu hiện này là hết sức bình thường trong giai đoạn phát triển cảm xúc của bé. Theo Suckhoedoisong.vn

Ngủ ngày thức đêm là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này khiến cho các cha mẹ thường mệt mỏi, lo lắng. Vậy, phải làm gì khi bé ngủ ngày thức đêm?

Thời gian ngủ bình thường của trẻ

Giấc ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ ngủ đủ, đều đặn và ngon giấc thì sẽ khỏe mạnh, còn ngược lại thì sẽ mệt mỏi, kém ăn, kém hoạt động, sụt cân,vv...Thông thường, trẻ ở các lứa tuổi được đề xuất thời gian ngủ trong ngày cụ thể như sau:

  • Sơ sinh: 16- 20 tiếng
  • 6 tháng: 13- 14 tiếng
  • 1 - 3 tuổi: 12 tiếng
  • 3 - 6 tuổi: 11- 12 tiếng
  • 6 - 12 tuổi: 10-11 tiếng
  • Trên 12 tuổi : 9 tiếng

Đối với trẻ sơ sinh thường ngủ 16 giờ mỗi ngày và thường ngủ từng giấc ngắn 2-3 giờ cả ngày lẫn đêm. Mỗi giấc ngủ trải qua nhiều chu kỳ ngủ, mỗi chu kỳ ngủ khoảng 40 phút.

Mỗi trẻ sơ sinh khác nhau có cách ngủ khác nhau. Bé thường thức dậy khi đói, khi khó chịu vì đi vệ sinh, khi tắm… Sau khi bú xong, bé nhanh chóng đi vào giấc ngủ kế tiếp. Điều này có nghĩa thời gian thức chơi ở lứa tuổi này rất ngắn.

Nguyên nhân trẻ khó ngủ vào ban đêm

  • Chưa được bố mẹ thiết lập thói quen ngủ

Thông thường trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh thường thức giấc nhiều lần để đòi bú. Những ngày tiếp theo khoảng 1 tháng tuổi đến 3 tháng bé có thể bắt đầu thức giấc ít hơn và có thời gian ngủ dài hơn vào ban đêm. Khi bé hơn 3 tháng, có thể thường xuyên ngủ lâu hơn vào ban đêm, ví dụ khoảng 4-5 giờ.

Nguyên nhân này xuất phát từ các gia đình, việc cho con bú sữa và ăn uống cùng với các hoạt động khác như ngủ, vui chơi, tắm rửa không theo một lịch trình nhất quán nào đó sẽ khiến trẻ dễ bị mất ngủ và hay thức đêm.

Một số bé thì thức đêm và ngủ ngày do chưa phân biệt thời gian ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ cần số thời gian ngủ trưa khác nhau. Nếu bé ngủ trưa và ngủ quá nhiều vào ban ngày, hoặc do thói quen ngủ sát giờ ngủ đêm thì sẽ dẫn đến ban đêm khó ngủ, kết quả là thức đêm và rối loạn hoạt động.

Nếu trước khi đi ngủ, trẻ tham gia hoạt động vui chơi quá mạnh và thú vị, thần kinh trẻ có thể bị hưng phấn kéo dài và khó có thể rơi vào giấc ngủ được. Ngoài ra cũng có thể do phòng ngủ có nhiều ánh sáng gây khó ngủ.

  • Mọc răng hoặc các vấn đề thể chất khác

Trong giai đoạn mọc răng, các em bé thường cảm thấy khó chịu và đau nhức ở răng miệng, vì thế trẻ sẽ khó ngủ và hay quấy khóc.

Nôn trớ nhiều, cảm cúm, nhiễm trùng tai hoặc mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như: đau bụng, đầy bụng, chướng bụng hay táo bón hay bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác như chuyển từ bú sữa sang ăn dặm, cũng đều có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.

Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên mau đói nên phải thức dậy sau vài giờ để bú ... nhưng cha mẹ cần xác định đó là do đói hay do thích bú về đêm vì sợ xa mẹ hay thích ngậm bình.

  • Bé quá nóng hoặc lạnh hoặc tã bẩn

Ở một số trường hợp khác do thời tiết, môi trường phòng ngủ hoặc đơn giản hơn là tã lót, quần áo mặc nhiều… cũng khiến bé thức giấc…Nếu trẻ tè dầm hoặc đi ị trước khi ngủ nhưng chưa được thay tã, nó rất dễ sẽ khiến trẻ khó ngủ.

Nhiệt độ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ. Nóng quá hoặc lạnh quá đều khiến chúng ta khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Nếu bé của bạn hay thức đêm không chịu ngủ, hãy thử kiểm tra xem điều hòa có đang mở quá thấp, quần áo mặc cho bé có quá nhiều hay không, có thể vì sợ bé lạnh mà cho bé mặc quá nóng gây khó ngủ.

Cần làm gì?

Trước hết để bé ngủ ngon cần xem lại phòng ngủ có thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng không [chỉ nên để đèn ngủ trong phòng]. Do người mẹ  sữa về nên dễ nóng bức vì vậy cần xem lại nhiệt độ trong phòng ngủ có phù hợp với trẻ sơ sinh không [nhiệt độ nên khoảng 28 độ C]. Cần xem bé có mặc đồ thoáng mát hay quấn tã quá chặt, hoặc sợ bé lạnh mà cho bé mặc quá nóng không…

Nếu ban đêm bé thức dậy, bạn dỗ bé với giọng nhỏ, nhẹ nhàng và đừng mở đèn sáng để bé dễ ngủ lại. Tốt nhất là nên canh cho bé bú ngay khi bé vừa trở mình ọ ẹ để bé no và ngủ tiếp.

Nên căn giờ có thể cần sự hỗ trợ từ người thân để cho bé bú trước khi bé thức giấc. Nếu bé khó ngủ, bạn có thể massage bé để bé dễ chịu.

Sáng ra, cần mở cửa sổ, kéo rèm bế trẻ ra phía đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ nghe tiếng nhộn nhịp xung quanh. Lúc trẻ bú, mẹ nên lay trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ, không bắt trẻ phải thức suốt nhưng rút ngắn thời gian ngủ trái giờ của trẻ bằng cách chơi với trẻ, lay nhẹ…

Đến tối phòng ngủ của trẻ, người lớn không nên nói chuyện giảm tiếng ồn, tắm cho trẻ bằng nước ấm để dễ ngủ hơn. Tắt đèn để trẻ biết ban đêm, nên tập ngủ cho trẻ bằng massage, nghe nhạc, hát ru bằng những âm thanh đều đều.

Nguồn: Suckhoedoisong

Video liên quan

Chủ Đề