Vì sao mật ong có màu đen

Nếu như mật ong thường có vị ngọt với màu nâu cánh gián hoặc màu vàng đặc trưng thì loại mật ong có màu đen, vị hơi đắng trở nên khá mới lạ với nhiều người.

Đây được coi là đặc sản hiếm có của vùng đất Tây Nguyên. Loại mật này chỉ có ở vùng núi cao, trên đỉnh Ngọc Linh từ độ cao 1.400m so với mực nước biển, rất khó khai thác. Thêm nữa, tổ mật ong đắng thường rất nhỏ, cho sản lượng mật ít nên chúng luôn được người sành ăn săn lùng mỗi khi đến mùa.

Chị Kiều Thị Thủy - một đầu mối bán mật ong rừng ở Kon Tum - cho biết, trong số các loại mật ong rừng thì mật ong đen từ hoa sâm Ngọc Linh, có vị đắng là hiếm hơn cả. Mỗi năm chỉ có vài chục lít nên chị để dành bán lẻ cho khách quen sành ăn, chứ không có nhiều để giao cho mối buôn.

Loại mật ong đen đang có giá vô cùng đắt đỏ, được nhiều người tìm mua về dùng [ảnh: Phạm Tươi]

Theo chị Thủy, sở dĩ loại mật ong này có màu đen, vị hơi đắng là bởi được khai thác từ con ong hút mật cây hoa sâm Ngọc Linh - loài hoa vốn có vị ngọt thơm, đắng nhẹ - và một số cây dược liệu quý khác tại vùng núi này. Từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm hoa sâm Ngọc Linh nở rộ cũng là lúc người dân trong bản kéo nhau đi khai thác mật.

Năm nay, do thời tiết nắng nhiều, mưa ít, hoa sâm Ngọc Linh không nhiều như mọi năm nên lượng mật ong khai thác được chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Tính từ đầu vụ đến nay, chị mới gom được khoảng 60 lít mật ong đắng của người dân trong bản.

“Hiện mật ong này tôi bán lẻ 900.000-1,2 triệu đồng/lít, đắt hơn so với mật ong hoa cà phê hay mật ong khoái, nhưng khách quen đặt trước gần hết. Từ cuối tháng 6 trở đi là bước sang mùa mưa, mật ong cũng hết mùa”, chị nói.

Anh Trần Văn Trường - một đầu mối khác chuyên bán dược liệu ở Kon Tum - cũng chia sẻ, từ lâu vùng núi Ngọc Linh là nơi sinh trưởng của loài sâm quý hiếm, được người dân dùng để bồi bổ và chữa bệnh. Vì vậy, mật của hoa sâm Ngọc Linh luôn được săn lùng, thậm chí cả mùa mới gom được một vài lít để dùng trong gia đình chứ không có để bán.

Những năm gần đây, để lấy được mật, người dân phải lặn lội trong rừng sâu núi thẳm. Hơn nữa, tổ mật ong này thường rất nhỏ, chỉ cho khoảng 300-600ml mật/tổ/năm, do vậy gom lâu mới có 1-2 lít. Tính ra, mỗi mùa anh Trường chỉ thu gom được vài chục lít mật ong sâm Ngọc Linh.

“Vừa rồi tôi có 2 lít mật ong đắng nhưng đã có khách quen ở ngoài Bắc đặt mua từ trước với giá 1 triệu đồng/lít. Hàng có bao nhiêu là hết sạch, thậm chí có tiền chưa chắc đã mua được”. Anh nói và cho biết, mật ong đã vào cuối mùa, nhiều khách đã hẹn đặt hàng tôi từ bây giờ cho mùa mật sang năm.

Mật ong được khai thác từ vùng núi Ngọc Linh có màu đen, sậm hơn so với các loại mật ong khác [Phạm Tươi]
Lượng mất ong này không nhiều nên rất khó mua [ảnh: Tuan Hung]

Bên cạnh tên gọi mật ong hoa sâm Ngọc Linh, nhiều người còn gọi là mật ong đắng tuy vậy không phải vị đắng ngắt mà người ăn sẽ cảm thấy đắng nhẹ nơi đầu lưỡi, sau đó có vị ngọt thanh, thơm mát nơi cuống họng giống như đang ăn sâm vậy, anh Trường cho hay.

Song, do loại mật này ngày càng quý hiếm, vì vậy người tiêu dùng cần thận trọng khi mua bởi có thể mối buôn sẽ trà trộn các loại hoa khác cũng có vị đắng quảng cáo thành mật ong hoa sâm Ngọc Linh; hoặc mật ong bị pha, không phải mật nguyên chất nhưng bán với giá khá đắt đỏ, anh Trường nói thêm.

Là một người khá sành về mật ong nên năm nào chị Phùng Thị Thu Lý ở Minh Khai [Hai Bà Trưng, Hà Nội] cũng đặt mua mật ong đắng, hay mật ong hoa sâm Ngọc Linh, tận trong Tây Nguyên để bồi bổ sức khỏe cho cả nhà.

Chị Lý chia sẻ, mật ong này càng ăn càng ngọt thanh mát giống như khi ăn sâm, chỉ hơi đắng thanh lúc đầu, giúp tăng cường sức đề kháng, thể lực, giải độc, giảm đau, sát khuẩn, tốt cho da và sắc đẹp phụ nữ. Tuy vậy, để đặt mua được mật uy tín chị phải đặt trước cả năm mới có với giá dao động 1-1,4 triệu đồng/lít. Có thời điểm khan hiếm, chị phải mua qua mối trung gian nên giá đội lên đến 2 triệu đồng/lít.

Nhật Thanh

Một công ty Kiwi tiết lộ về loại mật ong Mānuka cao cấp nhất có sẵn ở New Zealand, nó được mệnh danh là viên kim cương của thế giới mật ong. 

Mật ong rừng hoang dã chứa rất nhiều dưỡng chất, được cho là phương thuốc bổ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.Tuy nhiên có người dùng mật ong để chữa ho nhưng rốt cuộc lại nảy ra bệnh khác đáng sợ hơn nhiều: suy thận, và nguyên nhân được cho chính là do mật ong.

Tại sao lại như vậy?

Nhiều người cho rằng mật ong rừng có thể để mãi mà không hỏng, thậm chí để càng lâu càng tốt. Thực tế thứ gì cũng có hạn sử dụng của nó, mật ong cũng vậy, và hạn dùng phổ biến nhất được khuyến cáo cho người tiêu dùng tỉnh táo là chỉ 2 năm. Chúng ta cần bỏ ngay suy nghĩ mật ong có thể để muôn đời, vì theo thời gian, mật sẽ bị thay đổi, giảm giá trị dinh dưỡng và thậm chí gây hại.

Sự biến đổi dễ nhận thấy nhất ở mật ong rừng để lâu là:

  • Bằng màu sắc: như hình ảnh trên mật ong có rất nhiều màu, mật ong bình thường có màu vàng, để càng lâu màu càng chuyển sậm về đen, khi thấy mật chuyển màu thì nên bỏ đi;
  • Bằng cách ngửi: mật ong để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hoặc cay, khi ngửi cảm thấy vô cùng khó chịu;
  • Bằng cách nếm: mật ong rừng bình thường có vị ngọt xen lẫn chút chua, trong đó vị ngọt là chủ yếu. Càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, một số trường hợp mật có thêm vị cay do lên men. Khi độ chua còn chấp nhận được thì mật ong tuy không còn được khuyến khích để pha uống nhưng vẫn có thể sử dụng cho các món ăn; nhưng lâu hơn nữa, khi mật đã lên men, ngửi có mùi cay của rượu thì không nên dùng nữa.

Xem thêm: cách phân biệt mật ong rừng

Tại sao mật ong lại màu đen?

Mật ong màu đen là do các bạn để lâu trên 2 năm mật mới chuyển thành màu đen.

Nếu các bạn mua mật ong rừng về mà màu đen là có vài nguyên nhân sau đây:

  • mật ong rừng bán không được nên để lâu thành màu đen
  • mật ong hoa keo để khoản 5 tháng là chuyển thành màu đen
  • mật ong cuối mùa vụ màu đen

Kết Luận: mật ong rừng màu đen là mật ong đã biến đổi chất và các bạn nên bỏ đi không nên sử dụng nữa. Sẽ nguy hại cho sức khỏe có thể dẫn đến suy thận…

Để mật ong rừng xài được lâu chúng ta cần nên bảo quản cho tốt, cách bảo quản mật ong tốt nhất là bỏ vào chai lọ thủy tinh kín, để mật ong rừng ở nơi khô ráo thoáng mát.

Mật ong rừng là mật ong có vị ngọt thanh, có mùi thơm đặc trưng của các loài hoa rừng, màu của mật ong rừng rất đẹp, không phải màu đen. Các bạn hãy là một người tiêu dùng thông minh.

mua mật ong rừng nguyên chất hãy liên hệ theo sđt:

Vào một ngày đẹp trời, khi muốn sử dụng mật ong, bạn bỗng nhớ ra mình có một chai mật ong cất giữ đã lâu và khi lấy ra thì hỡi ôi, chai mật đẹp đẽ vàng óng của mình đã chuyển sang đen rồi. Bạn băn khoăn không biết tại sao lại như vậy và mình có sử dụng được chai mật này nữa không?

Khi nói đến mật ong có màu sậm đen, trước hết cần phải phân biệt mật ong tự bản thân nó khi mới thu hoạch đã có màu sậm và trường hợp mật ong bị sậm màu do để lâu.

Mật ong vốn có nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng óng, màu xanh nhạt, màu nâu cánh gián, màu nâu đen, nâu thẫm,…là do nguồn hoa mà ong hút mật. Cho nên mật  tự bản thân [mật mới thu hoạch] có màu sậm như màu đen là bình thường và cũng không thể đánh giá chất lượng mật dựa vào màu sắc, thậm chí các loại mật màu sậm có chứa nhiều chất chống oxy hoá hơn. Mật ong Manuka cũng có màu nâu thẫm và được xem là một trong các loại mật ong mắc nhất thế giới, và là một kháng sinh lành tính từ tự nhiên có rất nhiều công dụng chữa bệnh. [Hình dưới là màu sắc các loại mật ong khác nhau].

Mật còn bị đen dần đi khi mật để lâu, đăc biệt là điều kiện bảo quản không tốt. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất của mật ong là từ 20 ºc đến 25ºc, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản càng cao, ánh sáng chiếu trực tiếp càng nhiều thì mật càng mau bị ngả đen và đặc biệt nếu nhiệt độ > 40ºc thì mật ngả đen rất nhanh.

* Mật ong ngả đen có phải là mật ong nguyên chất hay không?

Hiện tượng mật bị tối dần đi là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên của mật ong dù là mật ong nguyên chất. Hiện tượng mật bị đen nhanh hay mau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ bảo quản, nơi bảo quản & mật có bị pha đường hay không. Nhiệt độ bảo quản trên 40ºC, bảo quản nơi có nguồn nhiệt trực tiếp như bếp nấu, ánh nắng mặt trời mật bị ngả đen nhanh hơn nhiều so với bảo quản ở nơi râm mát. Và đặc biệt, mật ong giả, có pha thêm dịch đường thì mật bị ngả đen rất nhanh và rất dễ bị hỏng.

* Khi mật đã bị đen do để lâu thì có sử dụng được không?

– Nếu mật ong bị đen kèm theo mùi khó chịu, mùi giấm, rượu, có vị đắng, chua,…thì tức là mật đã bị lên men, các chất dinh dưỡng đã bị biến đổi và có chứa nhiều chất gây hại cho cơ thể nên tuyệt đối là phải vứt bỏ ngay, không được sử dụng.

– Trường hợp mật bị đen nhưng mùi vị vẫn còn thơm ngon, không có mùi vị khó chịu thì bạn có thể vẫn sử dụng được.

Tuy nhiên bạn cần cân nhắc về thời gian bảo quản mật và điều kiện bảo quản để xem có sử dụng được hay không. Nói như vậy là vì, nếu mật bị lên men, hư hỏng có thể nhận biết dễ dàng bằng cách ngửi, nếm thì có một chất thầm lặng có hại cho sức khoẻ trong mật ong mà không thể nhận biết bằng giác quan được đó là HMF. Chúng ta cần xem xét với thời gian bảo quản và điều kiện bảo quản thì hàm lượng HMF tích tụ trong mật ong có đủ lớn để gây độc hay không.

HMF [Hydoxy Methyl Furfural] – là một hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ sự mất nước của đường Fructose trong điều kiện acid. HMF là một chất gây chết cho ong với hàm lượng trên 200mg/kg còn đối với con người thì tác hại chưa thật rõ, có một số nghiên cứu cho rằng nó gây hại, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư trên chuột thí nghiệm. Tuy nhiên, bạn cần bình tĩnh để suy xét vì HMF chỉ gây độc với một hàm lượng đủ lớn và hơn nữa, không chỉ riêng mật ong mà rất nhiều các thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày đều có sự hiện diện của HMF, và với hàm lượng HMF trong thực phẩm hằng ngày thì HMF không gây hại.

Ngưỡng gây độc của HMF cho con người là trong các nghiên cứu chỉ ra là 2.4mg/kg thể trọng. Nếu 1 người 50kg thì tiêu thụ trên 120mg HMF một lần có thể gây độc.

Trong mật ong mới thu hoạch hàm lượng HMF là

Chủ Đề