Ví dụ về mô hình doanh thu phí giao dịch

Dưới đây là 7 Mô hình doanh thu mà bạn có thể tham khảo cho Startup của mình:

1. Sản phẩm hoặc dịch vụ là miễn phí, doanh thu đến từ quảng cáo

Đây là mô hình phổ biến trong các Startup công nghệ hiện nay, chẳng hạn như mô hình của Facebook, nơi mà các dịch vụ là miễn phí còn doanh thu lại đến từ quảng cáo thông qua những cú click chuột. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng đối với Startup thì không dễ dàng gì, bởi vì bạn phải xây dựng được lượng người dùng tương đối lớn, chấp nhận lợi nhuận thấp trong ngắn hạn và có đủ tiềm lực để phát triển trong thời gian dài.

2. Sản phẩm là miễn phí nhưng phải trả phí dịch vụ

Trong mô hình này, sản phẩm được cho đi miễn phí và khách hàng phải trả tiền cho việc cài đặt, tùy biến theo yêu cầu, đào tạo hướng dẫn sử dụng và các dịch vụ đi kèm …

Ví dụ điển hình cho mô hình này là sản phẩm game: Bạn có thể tải về miễn phí các game mà mình thích nhưng muốn vượt qua các level, lên top nhanh chóng thì phải trả phí để mua vật phẩm, các tính năng nổi trội… Đây là một mô hình doanh thu tốt nhưng bạn cần lưu ý rằng về bản chất thì đó là mô hình kinh doanh dịch vụ trong đó sản phẩm được tính như là một phần của chi phí marketing.

Đây là một dạng biến thể của mô hình miễn phí về sản phẩm, dịch vụ được một số Startup ưa thích sử dụng như Linkedln chẳng hạn. Trong mô hình này thì các sản phẩm, dịch vụ cơ bản là miễn phí nhưng nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ cao cấp hơn thì phải trả một khoản phí bổ sung.

Trong khi Skype cho phép sử dụng dịch vụ thoại miễn phí đối với những người sử dụng [với chất lượng khá tốt] và thu tiền đối với các dịch vụ Premium [Voice over Interner] thì Flickr lại cho upload ảnh miễn phí với số lượng tốt đa là 200 tấm ảnh và dung lượng không quá 20 MB/tháng còn nếu nâng cấp lên Pro, người dùng có thể upload ảnh không giới hạn.

Mô hình “ Freemium” này cũng đòi hỏi khoản đầu tư lớn để có được số lượng người dùng cần thiết, và phải khiến khách hàng nhận thấy được lợi ích của họ khi sử dụng những dịch vụ cao cấp hơn so với dịch vụ cơ bản.

4. Mô hình dựa trên chi phí

Trong mô hình định giá sản phẩm truyền thống này, giá được đặt ở mức 2 đến 5 lần so với giá thành sản phẩm. Nếu sản phẩm của bạn là một mặt hàng, tỷ suất lợi nhuận có thể ở mức 10%. Mục tiêu của mô hình này là giảm thiểu chi phí sản xuất xuống mức tối thiểu, cạnh tranh bằng chiến lược giá, nhằm thu lợi nhuận ở mức cao nhất. Lời khuyên là hãy sử dụng mô hình này khi bạn sỡ hữu công nghệ có thể giúp chi phí sản xuất ở mức thấp, và bỏ qua mô hình này khi mà có quá nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường.

5. Mô hình giá trị gia tăng

Mô hình này đề cao việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ để đáp áp được tối đa các nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng bằng cách tạo ra những sản phẩm hữu ích, cung cấp các dịch vụ làm thỏa mãn khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này tiềm ẩn nguy cơ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận nếu không tính được đúng giá tương xứng với giá trị đã chuyển giao cho khách hàng.

6. Mô hình giá theo danh mục

Phù hợp nếu bạn có nhiều sản phẩm và dịch vụ, với mỗi mức phí và tiện ích khác nhau. Với việc đa dạng hóa các loại sản phẩm, đưa ra những mức giá khác nhau, doanh thu của các bạn sẽ đến từ nhiều nguồn hơn, tỉ lệ rủi ro cũng giảm bớt hơn. Ở đây, mục tiêu của bạn là thu lợi nhuận với các dòng sản phẩm khác nhau, một số ở thị trường cấp cao, một số ở thị trường cấp thấp, tùy thuộc vào đối thủ cạnh tranh, giá trị chuyển giao, khách hàng trung thành…

7. Mô hình kiểu “dao cạo”

Mô hình này được hiểu là ban đầu bán một sản phẩm với mức giá thấp để tạo doanh thu từ các sản phẩm bổ sung mà nó đòi hỏi phải có kèm theo. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ các ví dụ điển hình: bán dao cạo giá rẻ để lấy doanh thu từ việc bán lưỡi dao. Một ví dụ khác, trong ngành in, những chiếc máy in được bán với giá rẻ mục đích là tạo doanh thu chủ yếu từ bán được hộp mực in với số lượng lớn.

Internet đang ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến nền kinh tế của toàn cầu, dẫn đến việc các mô hình kinh doanh thương mại điện tử đã ra đời. Việt nam cũng đang bắt kịp xu thế nên thương mại điện tử rất được trú trọng và phát triển. Hãy cùng Landofcoder tìm hiểu thêm về các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử nhé.

1. Mô hình doanh thu? Mô hình doanh thu thương mại điện tử

Mô hình doanh thu [Revenue Model.] là cách thức để doanh nghiệp có doanh thu, tạo ra lợi nhuận, và mức lợi nhuận lớn hơn trên vốn đầu tư.

Mô hình doanh thu được xem như chiến lược quản lý các luồng doanh thu của doanh nghiệp và các nguồn lực cần thiết cho từng luồng doanh thu đó.

Thương mại điện tử hay kinh doanh thương mại điện tử là thực hiện việc mua, bán hay giao dịch trực tuyến thông qua mạng Internet. Các sản phẩm, dịch vụ đều được hiển thị thông qua trang web hay ứng dụng di động thông qua hệ thống bảng hiệu kỹ thuật số, được tích hợp với cổng thanh toán, bảo đảm tạo điều kiện cho việc mua sản phẩm và giao dịch tài chính. 

2. Tình hình doanh thu thương mại điện tử ở Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số [Bộ Công Thương], với 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đã thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18% [năm 2019 là 25%], đạt 11,8 tỷ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng về thị phần bán lẻ thuộc ba nước đứng đầu khu vực. Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng của 3 nền kinh tế internet lớn nhất khu vực Đông Nam Á đạt trung bình 35 – 36%, theo đó Việt Nam là 36%, đứng đầu là Indonesia với 41%, thứ ba là Philippines 30%.

Việt Nam có 49 triệu người dùng mua sắm trực tuyến ở độ tuổi 15 trở lên

Từ những số liệu trên có thể thấy rằng, kinh doanh thương mại điện tử là hình thức kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người tiêu dùng hiện nay.

Tìm hiểu thêm: 3 mô hình thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam

3. Các mô hình doanh thu trong thương mại điện tử

3.1. Mô hình doanh thu quảng cáo

Với mô hình doanh thu quảng cáo, luôn có một khoản chi phí được tính cho các nhà quảng cáo để đưa quảng cáo của họ lên một nền tảng tiếp thị trực tuyến nổi tiếng.

Đây là một trong những mô hình doanh thu trong thương mại điện tử cơ bản. Tận dụng lưu lượng truy cập khổng lồ, thường xuyên vào các nền tảng đã chọn để mua sắm, xem quảng cáo và được chuyển hướng đến trang web thực tế. 

Kinh doanh theo mô hình quảng cáo chính là cách kiếm thu nhập gián tiếp thông qua mạng Internet. Chúng được trả theo lưu lượng được điều khiển từ nền tảng thông qua quảng cáo.

Để có thể giữ chân được khách hàng, doanh nghiệp cần thu hút được hàng triệu người dùng nên việc đặt quảng cáo như vậy cũng gây đến nhưng sự phiền nhiễu. Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ nhấp chuột thấp và doanh thu bị ảnh hưởng. 

3.2. Mô hình doanh thu đăng ký

Mô hình doanh thu đăng ký được xem như là câu lạc bộ dành riêng cho hội viên và khách hàng. Ví dụ như mô hình của Netflix, Amazon Prime, YouTube Premium,…mọi người có thể sử dụng các dịch vụ không giới hạn của họ mà mỗi tháng chỉ cần bỏ ra một khoản phí nhỏ. 

Mô hình này giống như việc bạn có thể đặt mua một kỳ báo hàng tháng hay hàng quý, nhờ đó khách hàng có thể đọc được toàn bộ nội dung và tìm thấy những thông tin bổ ích hơn hẳn so với những người chỉ tham gia chứ không đăng ký.

Tóm lại, mô hình doanh thu đăng ký bắt buộc khách hàng phải đăng ký tên và mật khẩu đăng nhập để truy cập vào nội dung chính của website, sẽ phải trả tiền để được hưởng những quyền lợi đặc biệt.

Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là khách hàng thường cảm thấy gượng ép khi phải thanh toán cho các nội dung trên website và người dùng có thể sao chép được các nội dung khi mà truy cập được.

3.3. Mô hình doanh thu phí giao dịch

Ở mô hình này, doanh nghiệp nhận được khoản phí khi các đối tác thực hiện giao dịch thông qua website của họ. Như trường hợp của eBay.com, họ tạo một thị trường bán đấu giá và nhận một khoản phí giao dịch nhỏ từ người bán hàng khi họ bán hàng thông qua website của eBay. Nói chung, lợi nhuận có được thông qua việc cho phép và thực hiện các giao dịch.

3.4. Mô hình doanh thu bán hàng

Với mô hình doanh thu trong thương mại điện tử thì đây là mô hình phổ biến nhất. Các doanh nghiệp theo mô hình này sẽ có doanh thu từ việc bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Như Amazon bán sách, bán quần áo, đồ điện tử; Salesforce bán các dịch vụ quản lý năng lực bán hàng trên website;.. và còn rất nhiều doanh nghiệp khác đang theo mô hình doanh thu bán hàng. 

Ưu điểm của mô hình này là mang đến sự thuận tiện cho khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian của các doanh nghiệp, giá cả cũng cạnh tranh hơn so với giá các cửa hàng thực tế. 

3.5. Mô hình doanh thu liên kết

Với mô hình này, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết và hưởng phần trăm hoa hồng. Người cung cấp hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng để quảng cáo và bán sản phẩm của họ mang lại cho họ phần trăm lợi nhuận dưới dạng hoa hồng. 

Khi người dùng click bất kỳ vào một liên kết trên website, thì liên kết đó sẽ được điều hướng đến website của sản phẩm, dịch vụ đó. 

Đơn cử như Amazon, sàn này cho phép bạn liên kết các liên kết sản phẩm của mình và thúc đẩy lưu lượng truy cập. Đối với mỗi khách hàng tiềm năng hướng đến trang web của bạn, bạn cần trả một tỷ lệ phần trăm nhất định cho Amazon làm hoa hồng của họ.

Kết luận:

Trên thực tế, có rất nhiều mô hình doanh thu thương mại điện tử được áp dụng nhưng chủ yếu tập trung vào một hoặc sự phối hợp của một số các mô hình mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Nếu có gì thắc mắc, hãy để lại thông tin ở phần bình luận bên dưới bài viết nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của Landofcoder.vn.

[Tài liệu tham khảo: Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính; Giáo trình Thương mại điện tử, Thư viện số Trường Cao đẳng Thương mại; Founder Institute]

Đọc thêm:

Video liên quan

Chủ Đề