Ví dụ về dịch vụ công trực tuyến

Dịch vụ công trực tuyến được coi là một giải pháp hiệu quả thực chất trong quá trình cải cách hành chính ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu dịch vụ công trực tuyến là gì?

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ cùng bạn đi tìm hiểu khái niệm về dịch vụ công trực tuyến cũng như những nội dung liên quan đến chủ đề thú vị này.

Xem thêm: > Dịch vụ công là gì?

Mục lục

Hình ảnh Dịch vụ công trực tuyến là gì?

Dịch vụ công trực tuyến là gì? Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ được nhà nước cung cấp đến cho công dân bao gồm cá nhân và doanh nghiệp sử dụng trên môi trường môi trường mạng. Môi trường mạng được đề cập ở đây là mạng máy tính, chủ yếu là mạng Internet. 

Dịch vụ công trực tuyến được coi là một bước tiến mới giải quyết các vấn đề, hạn chế của dịch vụ hành chính công hiện nay tại Việt Nam. Thực hiện áp dụng dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi cả nước sẽ đem đến những lợi ích cho cả bên cung cấp là nhà nước và bên tiếp nhận là cá nhân và doanh nghiệp. 

2. Các mức độ dịch vụ công trực tuyến là gì?

Dịch vụ công trực tuyến được chia là 4 mức độ khác nhau cụ thể bao gồm:

  • Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: 

Ở mức độ này, nhà nước đảm bảo cung cấp đến cho người dân và doanh nghiệp dịch vụ với đầy đủ các thông tin cơ bản và cần thiết về thủ tục hành chính cùng những văn bản, giấy tờ có liên quan. 

  • Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: 

Bản chất vẫn là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 nhưng được cải tiến hơn cho phép người dùng tải về các mẫu văn bản để khai báo trực tuyến để thực hiện hoàn thành hồ sơ cần thiết. 

Khi hoàn thiện hồ sơ, người dùng có thể theo đường bưu điện về các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác nhận, cấp phép. 

  • Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: 

Bản chất vẫn là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 nhưng thay vì tải về các mẫu văn bản, hồ sơ để khai báo thì ở mức độ này, người dùng có thể điền hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin sau đó gửi về cơ quan cung cấp dịch vụ. Tất cả được thực hiện thông qua môi trường mạng. Tuy nhiên, người dùng sẽ nhận kết quả và nộp lệ phí [nếu có] trực tiếp tại các cơ quan trên. 

  • Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: 

Mức độ này tương tự như dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 nhưng có giải quyết được hạn chế của mức độ 3. Với mức độ 4, người dùng sẽ nộp lệ phí [nếu có] thông qua mạng Internet trực tuyến mà không cần đến trực tiếp cơ quan cung cấp dịch vụ. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

3. Vai trò của dịch vụ công trực tuyến là gì?

Hình ảnh Vai trò của dịch vụ công trực tuyến là gì?

Vai trò của dịch vụ công trực tuyến ngày càng rõ ràng hơn trong bối cảnh đất nước ta đang thực sự cần phải cải cách hành chính một cách toàn diện. Đổi mới và hiện đại hóa trong thực hiện các thủ tục hành chính sẽ là nền tảng vững chắc đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, cá nhân và doanh nghiệp. 

  • Tạo môi trường hoạt động hiệu quả cho cá nhân, doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận thông tin, hồ sơ cũng như giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn, mọi lúc mọi nơi.

Sự thống nhất và liên thông của dịch vụ công trực tuyến đóng vai trò kết nối, tích hợp quá trình xử lý thủ tục hành chính nội bộ của đơn vị với dịch vụ thanh toán, tin nhắn trực tuyến.

  • Hình thành cơ sở dữ liệu: 

Khi dịch vụ công trực tuyến được áp dụng trên phạm vi toàn quốc, một kho dữ liệu hồ sơ công dân và doanh nghiệp sẽ được xây dựng. Từ đây, việc xác thực, tra cứu hồ sơ điện tử sẽ không còn tốn thời gian, công sức và tiền bạc như trước, đồng thời không bị giới hạn về mặt khối lượng cũng như không gian. 

  • Là nền tảng tạo môi trường hành chính công khai minh bạch: 

Quá trình tiếp nhận, xử lý, hoàn trả hồ sơ sẽ được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ do đó có thể giảm thiểu được sai sót, tiêu cực tiến đến tạo lập môi trường làm việc minh bạch, là chỗ dựa để người dùng tin tưởng. 

4. Ưu nhược điểm của dịch vụ công trực tuyến là gì?

4.1. Ưu điểm

Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công thực hiện hoàn toàn nhờ vào hoạt động của mạng máy tính. Do đó mà nó mang đầy đủ những ưu điểm mà mạng máy tính hiện đại có thể đem đến cho người dùng bao gồm: 

  • Không hạn chế về mặt không gian: 

Dịch vụ công trực tuyến không giống như dịch vụ hành chính công thông thường, nó có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi, không phụ thuộc vào trụ sở của các cơ quan cung cấp dịch vụ. Tất cả những gì người dùng cần chỉ là một thiết bị có thể kết nối với mạng Internet.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của dịch vụ công trực tuyến là gì?

Đối với dịch vụ công trực tuyến, mọi người dùng đều là bình đẳng với nhau, không có trường hợp nào được ưu tiên xử lý trước trường hợp nào.

Dịch vụ công trực tuyến có thể hạn chế những tiêu cực trước đó, nó chỉ thu phí và lệ phí mà người dùng bắt buộc phải nộp vào ngân sách nhà nước thay vì các loại phí “ưu tiên” khác. 

4.2. Nhược điểm

Nhìn chung, nhược điểm của dịch vụ công trực tuyến là không thể tìm thấy. Tuy nhiên, tại nước ta, nếu muốn áp dụng dịch vụ công trực tuyến thì cần phải khắc phục được những nhược điểm sau: 

  • Phải đầu tư và thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, duy trì hoạt động, nâng cấp, chỉnh sửa cổng thông tin điện tử, các phần mềm chuyên dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao cùng với khối lượng công việc lớn
  • Bảo đảm đường truyền, máy móc, trang thiết bị phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác 
  • Bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu trên môi trường mạng không để bị đánh cắp dữ liệu
  • Đối với dịch vụ công trực tuyến, người được phục vụ phải có những điều kiện nhất định, như phải có máy vi tính có kết nối mạng Internet, phải có hiểu biết và sử dụng tốt về máy tính, về mạng Internet, biết sử dụng các phần mềm chuyên dụng hoặc trên website của cơ quan nhà nước

Trên đây là câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất cho câu hỏi dịch vụ công trực tuyến là gì cũng như những nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề này. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể thu nạp cho mình những kiến thức hữu ích nhất phục vụ cho quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.

Nếu như vẫn còn bất cứ băn khoăn và thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: để được giúp đỡ sớm nhất.

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí [nếu có] được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.

Hiện nay, Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được triển khai có hiệu quả tại các đơn vị: Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Sở Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Sở Giao thông Vận tải, UBND TP Hà Tĩnh, UBND TX Hồng Lĩnh, UBND huyện Hương Khê.

Để sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, chúng ta mở trình duyệt web và truy cập vào Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hà Tĩnh bằng cách gõ vào địa chỉ //dichvucong.hatinh.gov.vn

Ví dụ: Sử dụng dịch vụ công mức 4 - Thanh toán phí dịch vụ công của dịch vụ “Cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho ô tô”.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ các bước theo mức độ 3, thực hiện các bước tiếp theo để thanh toán phí

1. Thanh toán phí dịch vụ công

Đối với các hồ sơ của dịch vụ công “Cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho ô tô” doanh nghiệp phải thanh toán phí. Hồ sơ sau khi được cán bộ chuyển về doanh nghiệp ở trạng thái “Chờ thanh toán”, doanh nghiệp sẽ thực hiện  thanh toán phí cho thủ tục theo các bước sau:

- Bước 1. Doanh nghiệp nhấn tab “Quản lý hồ sơ”. Hiển thị danh sách hồ sơ đã nộp và ở trạng thái “Chờ thanh toán”.

- Bước 2. Nhấn nút lệnh “Thanh toán” tại cột Thao tác để thực hiện Thanh toán phí cho thủ tục.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn thanh toán theo 2 phương thức sau:

Thanh toán trực tuyến Thanh toán chuyển khoản

2. Thanh toán trực tuyến

Để thực hiện thanh toán phí thủ tục theo phương thức thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng trực tuyến có thể kết nối thanh toán qua hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia Keypay.

Doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán trực tuyến theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp chọn phương thức thanh toán “Thanh toán trực tuyến” và nhấn nút “Thanh toán”.

Màn hình sẽ hiển thị thông tin phí và nội dung phí cần nộp.

- Bước 2: Doanh nghiệp nhấn nút lệnh “Nộp phí”, hệ thống hiển thị màn hình giao dịch keypay, doanh nghiệp chọn ngân hàng thanh toán [trang sau].

- Bước 3. Nhấn nút “Thanh toán” để điền thông tin tài khoản.

Nhấn “Thanh toán” để tiếp tục quá trình. Doanh nghiệp nhập OTP [OTP] và mã xác nhận, nhấn nút “Thanh toán” để hoàn thành quá trình nộp phí.

Hệ thống sẽ hiển thị thông báo giao dịch thanh toán thành công.

Sau khi thanh toán thành công, quá trình sẽ quay trở lại hệ thống cấp [đổi] giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô và hồ sơ sẽ ở trạng thái “Chờ xác nhận thanh toán”.

3. Thanh toán chuyển khoản

Để thanh toán phí thủ tục bằng phương thức chuyển khoản, doanh nghiệp  cần thanh toán trực tiếp tại ngân hàng hoặc chuyển khoản qua ATM đến số tài khoản tiếp nhận phí của Cơ quan chức năng mình đăng ký. Sau đó, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giao dịch chuyển khoản tại các ngân hàng để thực hiện  phương thức thanh toán chuyển khoản trên hệ thống.

Tải file tại đây!

Video liên quan

Chủ Đề