Về mùa hè bị cháy rừng là hiện tượng gì

Đêm ngày 8/8/2023, do gió bão thổi bùng cùng tình trạng hạn hán kéo dài, ở vùng cực tây của Maui đã bùng lên một ngọn lửa dữ dỗi. Sau đó, điều kiện gió mạnh đã khiến đám cháy nhanh chóng lan ra và tán phá trên diện rộng ở Lahaina, có ít nhất 2.200 toà nhà đã bị hư hại hoặc bị phá huỷ ở phía tây đảo Maui, thành phố nghỉ mát ven biển nổi tiếng với khoàng 13.000 người sinh sống và đón 2 triệu khách du lịch mỗi năm ở phía tây bắc Maui. Trên khắp hòn đảo, thiệt hại ước tính lên tới gần 6 tỷ USD.

Đây là thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất mà Hawaii từng đối mặt, vấn đề này đã nằm ngoài tầm kiềm soát và vượt qua cả thảm hoạ sóng thần khiến 61 người thiệt mạng vào năm 1961.

Một số nhà khoa học ở trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã nhận định rằng tình trạng ấm nóng lên toàn cầu do con người sử dụng nhiên liệu hoá thạch, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, đã dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn. Qua các dữ liệu và hình ảnh của sự kiện trên, chúng ta không khó khi thấy rằng biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên nơi chúng ta sinh sống. Và nó là nguyên nhân chắc chắn khi gây ra thảm hoạ ở Hawaii. Trong đó, hai sự kiện thời tiết đã tạo điều kiện cho cháy rừng dữ dội và khó dập tắt ở Maui. Thứ nhất, hòn đảo vừa trải qua một đợt hạn hán, biến thảm thực vật thành nhiên liệu khô dễ bắt lửa. Thứ hai, một cơn bão càn quét ở phía nam đã tạo ra những đợt gió lớn kéo dài, thổi bùng các đám cháy khắp hòn đảo.

Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, môi trường do con người tạo ra ở Maui và các đảo khác thuộc Hawaii cũng trở nên thuận lợi hơn cho các vụ cháy rừng. Reuters dẫn lời Elizabeth Pickett, đồng giám đốc điều hành tổ chức Quản lý cháy rừng Hawaii tiết lộ, chỉ chưa đầy 1% các sự cố như vậy ở bang này là do nguyên nhân tự nhiên.

Trong nửa thế kỷ qua, diện tích đất của Hawaii dành cho trồng trọt và chăn nuôi gia súc đã giảm hơn 60% do cạnh tranh quốc tế và giá bất động sản tăng cao. Một phần những đồng ruộng trên các đảo từng được tưới tiêu để trồng mía, đu đủ, dứa và hạt mắc ca, đã trở thành đất ở hoặc không còn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhiều mảnh đất bị bỏ hoang, tạo điều kiện cho một loại cỏ ngoại lai, dễ bắt lửa sinh sôi, phát triển và hiện chiếm 25% diện tích toàn bang. Chuyên gia Matthew Zeitlin giải thích trên trang Heatmap rằng, những loại cỏ xâm lấn đó đã lấn án các loài thực vật bản địa, khô héo nhanh và dễ bắt lửa, khiến các đám cháy rừng lan rộng với tốc độ chóng mặt. Điều đó góp phần khiến các đám cháy ở Hawaii, kể từ những năm 1990, đã thiêu rụi số diện tích mỗi năm cao gấp 4 lần so với thế kỷ trước.

Nắng nóng cùng nền nhiệt độ cao kỷ lục trong mùa hè này cũng góp phần gây ra vô số vụ cháy rừng nghiêm rộng tương tự, bất thường ở Châu Âu và miền tây Canada, hoặc chúng ta có thể nhìn thấy sự kiện rõ nhất là vụ cháy rừng ở Amazon được mệnh danh là “lá phổi xanh”.

Từ thảm hoạ của Hawaii, có thể thấy rằng biến đổi khí hậu là những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế ký XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang tạo ra những thay đổi trong điều kiện khí hậu dẫn đến hạn hán và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái và đó là nguyên nhân chính dẫn đến cháy rừng ở Hawaii do tình trạng này đã tích tụ và kéo dài từ lâu.

Mặc dù tình trạng đã kéo dài từ lâu, nhưng ta có thể thấy sự thờ ơ trong công tác phòng chống thiên tai ở Hawaii thật sự “yếu kém”. Các nhà quan chức có thẩm quyền đã không coi trọng vấn đề này và hiện nay đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về con người và tài sản biến thiên đường nghĩ dưỡng thành “địa ngục trần gian”. Câu chuyện này là một lời cảnh báo về việc cần tăng cường công tác phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ tác động của con người đối với môi trường và cách môi trường cũng có thể trở nên thuận lợi cho các vụ cháy rừng.

Nhìn vào sự việc nghiêm trọng của Hawaii, chúng ta hiện nay phải ưu tiên việc phóng chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Đầu tiên là quản lý rừng, bền vững để duy trì môi trường rừng lành mạnh, loại bỏ cây cỏ, cành cây khô để giảm nguy cơ cháy rừng. Thứ hai là kiểm soát cây cỏ ngoại lai, điều này đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn sự lan rộng của cỏ ngoại lai dễ bắt lửa, tạo kế hoạch để xử lý loài cây gây hại này.

Nắng nóng cực đoan là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ, mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là từ hoạt động của con người.

Về mùa hè bị cháy rừng là hiện tượng gì
Người dân giải nhiệt tại đài phun nước ở Nantes, Pháp, khi nhiệt độ lên quá 42 độ C. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nắng nóng khắc nghiệt đang hoành hành khắp châu Âu và Mỹ trong tuần này và được dự báo sẽ bao trùm phần lớn các khu vực của Trung Quốc cho tới cuối tháng 8.

Ngoài mức nhiệt vượt 40 độ C, cháy rừng cũng đang lan rộng tại miền Nam châu Âu, buộc Italy và Hy Lạp phải sơ tán người dân tại một số thị trấn.

Nắng nóng cực đoan là một phần của xu hướng toàn cầu liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ, mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân chính là từ hoạt động của con người.

Biến đổi khí hậu khiến các đợt nắng nóng gia tăng cả về cường độ và tần suất. Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhận định tình trạng này đang xảy ra tại phần lớn các lục địa.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các hoạt động của con người đã khiến nhiệt độ Trái Đất tăng thêm khoảng 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này đồng nghĩa rằng nhiệt độ có thể tăng cao hơn khi hiện tượng nắng nóng cực đoan xuất hiện.

Việc nhiệt độ Trái Đất tăng thêm 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết nóng cực đoan.

Theo nhà khoa học về khí hậu Sonia Seneviratne của Đại học ETH Zurich (Thụy Sĩ), trung bình tại lục địa, các hiện tượng nắng nóng cực đoan, đáng lẽ chỉ xảy ra 10 năm 1 lần nếu không có tác động của con người đối với khí hậu, nay lại xuất hiện với tần suất cao gấp 3 lần. Nhiệt độ sẽ chỉ ngừng tăng nếu con người ngừng thải ra khí nhà kính vào khí quyển.

Sự thất bại trong nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu sẽ khiến nắng nóng cực đoan ngày càng nguy hiểm hơn. Mặc dù các nước đã nhất trí với mục tiêu giảm mức tăng của nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng 1,5-2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, song các chính sách hiện nay không đủ hiệu quả để đáp ứng mục tiêu này.

Theo nhà khoa học Seneviratne, để nhiệt độ Trái Đất tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C đồng nghĩa rằng hầu hết các năm đều sẽ bị ảnh hưởng bởi nóng cực đoan trong tương lai.

Ngoài biến đổi khí hậu, các hiện tượng khác cũng tác động đến nắng nóng. Tại châu Âu, hoàn lưu khí quyển là một nhân tố quan trọng.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature chỉ ra rằng các đợt nắng nóng tại châu Âu đang tăng nhanh gấp 3-4 lần so với những quốc gia thuộc khu vực vĩ độ trung bình ở phía Bắc như Mỹ.

Tác giả nghiên cứu cho rằng xu hướng này có liên quan đến thay đổi về dòng tia (luồng gió thổi cực nhanh từ Tây sang Đông tại Bắc bán cầu).

Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu để xác định chính xác biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào đến các đợt nắng nóng.

Về mùa hè bị cháy rừng là hiện tượng gì
Nhân viên cứu hỏa nỗ lực khống chế các đám cháy rừng do nắng nóng tại Gironde, tây nam nước Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kể từ năm 2004, hơn 400 nghiên cứu như vậy đã được tiến hành đối với các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm nắng nóng, lũ lụt, hạn hán, đồng thời đánh giá vai trò của biến đổi khí hậu trong từng hiện tượng.

Điều này bao gồm mô phỏng khí hậu hiện đại hàng trăm lần và so sánh với các mô phỏng về khí hậu khi không có khí thải gây hiệu ứng nhà kính do con người tạo ra.

Trong một ví dụ cụ thể, các nhà khoa học đã kết luận rằng khả năng nắng nóng kỷ lục tại Tây Âu vào tháng 6/2019 xảy ra hiện nay tại Pháp và Hà Lan sẽ tăng 100 lần, nếu như không con người không làm biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu làm tăng tình trạng khô, nóng, góp phần khiến hỏa hoạn lan nhanh, kéo dài và cháy dữ dội hơn. Tại Địa Trung Hải, đây là nguyên nhân khiến mùa cháy rừng bắt đầu sớm hơn và tác động nghiêm trọng hơn.

Năm ngoái, hơn nửa triệu hecta đất đã bị thiêu trụi tại Liên minh châu Âu (EU), khiến đây trở thành mùa cháy rừng nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử sau mùa cháy rừng năm 2017.

Thời tiết nóng nực cũng khiến cây cỏ trở nên khô héo, trở thành nhiên liệu khô khiến cháy rừng lan rộng. Các nước như Ba Lan và Hy Lạp thường hứng chịu cháy rừng trong phần lớn các mùa Hè, nên đều có hạ tầng để ứng phó.

Tuy nhiên, nhiệt độ ngày càng tăng cũng khiến cháy rừng lan sang cả những vùng chưa quen với tình trạng này, do đó ít có sự chuẩn bị để ứng phó kịp thời.

Trên thực tế, biến đổi khí hậu không phải là nhân tố duy nhất dẫn đến cháy rừng. Công tác quản lý rừng và các nguồn gây cháy là cũng những nhân tố quan trọng.

Theo số liệu của EU, hơn 90% các vụ cháy trong khu vực là do hoạt động của con người, như phóng hỏa, các dụng cụ nướng thịt dùng một lần, đường dây điện...

Một số quốc gia, trong đó có Tây Ban Nha, đang đối mặt với thách thức suy giảm dân số tại các vùng nông thôn, khi người dân có xu hướng chuyển lên thành phố. Điều này khiến nguồn nhân lực phụ trách dọn cây cỏ - nguồn nhiên liệu góp phần gây cháy rừng - cũng giảm theo.

Mặc dù có một số biện pháp cũng giúp kiểm soát cháy rừng nghiêm trọng, song các nhà khoa học khẳng định nếu không cắt giảm mạnh khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, nắng nóng, cháy rừng, lũ lụt và hạn hán sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn./.