Văn tả bà nội của em lớp 5 năm 2024

Em có một người mẹ thứ hai, đó chính là bà ngoại của em. Mỗi kỳ nghỉ hè đi học, em luôn trở về thăm ông bà ngoại vài tháng. Em thích được ở bên cạnh ông bà ngoại.

Bà ngoại em đã gần 60 tuổi. Mặc dù là hội viên của hội người cao tuổi, nhưng bà vẫn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Bà có dáng người cao, đậm, đôi chân chắc khỏe. Tóc bà mới lấm tấm vài sợi trắng, còn lại vẫn dài đen, bóng mượt. Khi bà buông tóc ra, mái tóc như những làn sóng uốn lượn đẹp mắt. Mỗi sáng, bà chải đầu và tết tóc hai bím cho em, gọn gàng và xinh xắn. Bà có làn da khỏe mạnh, hồng hào, nụ cười tươi tắn, làm cả nhà phải cười theo. Đôi tay bà gồ ghề từ việc làm ruộng nhưng luôn ấm áp. Sáng sớm, bà thường đi bộ rồi về nhà lấy xe đạp đi chợ, mua quà bánh đặc biệt như bánh giò, bánh đúc cho em. Bà là người yêu thương con cháu một cách vô điều kiện. Dù vậy, bà không chiều chuộng những thói hư tật xấu, luôn muốn cháu lớn lên làm người có ích.

Em rất yêu quý bà ngoại. Em mong bà sẽ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc để có thể sống lâu bên gia đình em.

"""HẾT BÀI 1"""

Để hỗ trợ các em học sinh viết bài văn tả người bà của mình một cách thành công, chúng tôi đã giới thiệu những bài văn mẫu trong bài học hôm nay. Ngoài ra, các em cũng có thể tham khảo thêm những bài văn tả bà khác như: Tả bà ngoại yêu quý của em, hoặc viết một đoạn văn ngắn tả về bà ngoại của mình, cũng như bài Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn... để làm giàu vốn từ và viết bài sáng tạo hơn.

2. Bài văn tả bà hay nhất, mẫu số 2 [Tiêu chuẩn]:

'Bà ơi bà, cháu yêu bà lắm! Tóc bà trắng, bạc trắng như mây', câu hát này khiến em nhớ về người bà kính yêu của mình. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với những kỷ niệm ấm áp bên bà.

Bà ngoại của em năm nay đã tròn 60 tuổi, dẻo dai và khỏe mạnh. Bà luôn tỏa ra sự lạc quan, yêu đời, luôn tươi cười và yêu thương con cháu. Dáng vẻ của bà mảnh mai, cao ráo, đi nhẹ nhàng và chắc chắn. Mái tóc bạc của bà dày và khỏe mạnh, mặc dù đã ngả màu nhưng vẫn rất đẹp. Đôi mắt của bà đã mờ đi nhiều nhưng vẫn tràn đầy tình yêu và hiền hậu với con cháu. Bà luôn hy sinh và vất vả cho gia đình, không bao giờ than trách về tuổi già mà luôn tìm niềm vui trong cuộc sống hàng ngày.

Em luôn rất vui khi được ở bên bà ngoại. Bà dạy em biết những điều quan trọng trong cuộc sống và luôn luôn để lại trong em những lời khuyên bổ ích.

3. Bài văn tả bà ý nghĩa nhất - mẫu số 3:

Chắc hẳn mọi người đều có những kỷ niệm đẹp từ tuổi thơ bên ông bà. Với em, những kỷ niệm đó đều gắn liền với người bà yêu quý của mình.

Bà của em tên là Mai, 'mai' trong 'hoa mai' là biểu tượng của sự tươi mới, vẻ đẹp của bà cũng tỏa sáng như loài hoa ấy. Bà đã trải qua tuổi xanh của mình với vẻ đẹp của một thiếu nữ, và khi bước vào tuổi xanh thì bà vẫn giữ được vẻ thanh xuân. Bà của em đã bước sang tuổi ngoài 50, là một người giáo viên về hưu, nhưng tinh thần và tác phong của bà vẫn giữ nguyên vẹn. Bà luôn nhẹ nhàng, chu đáo và gọn gàng trong mọi việc. Giọng nói của bà truyền cảm và ấm áp, những câu chuyện mà bà kể luôn làm cho em mê mệt và chìm vào giấc ngủ. Bà cũng là một ca sĩ tài năng, những bài hát dân ca mà bà thường thể hiện luôn mang lại niềm vui cho mọi người xung quanh. Niềm hạnh phúc của bà là được đi chợ, nấu những món ngon cho gia đình và thư giãn cùng con cháu vào những ngày cuối tuần. Bà luôn nhớ từng sở thích của mỗi người trong gia đình và luôn chăm sóc họ tận tình. Khi em ốm, bà luôn nấu cháo gà hạt sen và các loại nước ép hoa quả để chăm sóc em, nhưng khi bà ốm thì em lại không biết làm gì để chăm sóc cho bà, chỉ biết đọc truyện cho bà nghe.

Em rất yêu quý bà, biết ơn bà rất nhiều vì sự hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến mà bà dành cho em và gia đình. Bà là người bà tuyệt vời nhất của em.

"""-HẾT"""

Trong gia đình, có rất nhiều người mà em yêu mến và kính trọng, đó có thể là bố mẹ, ông bà, anh chị... Để cải thiện kỹ năng viết văn tả người thân, bên cạnh bài tả người bà yêu quý của em, em cũng không nên bỏ qua những bài văn mẫu đặc sắc khác như: Bài văn tả mẹ, Tả bố của em, Tả anh trai yêu quý của em, Tả ông của em.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: hotro@mytour.vn

Bài văn Tả ông, bà lớp 5 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn Tả ông, bà hay hơn.

30+ Tả ông, bà lớp 5 [điểm cao]

Quảng cáo

Dàn ý Tả ông, bà lớp 5

  1. Mở bài: Giới thiệu ông hoặc bà mà em đang muốn tả.

II. Thân bài: Tả ông, bà lớp 5.

1. Tả bao quát về người ông [bà].

- Tuổi tác, dáng người, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc...

2. Tả tính tình.

- Tính tình ôn hòa, hiền hậu.

- Luôn yêu thương và chăm sóc con, cháu chu đáo...

– Luôn chỉ bảo mọi người trong nhà những điều hay lẽ phải, đưa ra những lời khuyên với con cháu.

- Yêu thương mọi người

- Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chăm lao động, chăm việc nhà, tích cực tham gia các công việc xã hội của địa phương...

III. Kết bài:

- Em rất yêu quý và kính trọng ông, bà của mình.

- Em luôn mong ông [bà] của em mạnh khỏe để sum vầy bên con cháu.

- Ông [bà] sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà.

Quảng cáo

Tả ông, bà lớp 5 - tả bà ngoại em

“Bà ơi bà cháu yêu bà lắm!

Tóc bà trắng, màu trắng như mây…”

Có lẽ tuổi thơ của ai cũng từng nghe những giai điệu trong câu hát trên. Bà ngoại em cũng có mái tóc bạc trắng như mái tóc bà của bạn nhỏ đó.

Năm nay, bà ngoại em đã ngoài sáu mươi. Bà có thân hình mập mạp. Trên khuôn mặt chữ điền, phúc hậu đã điểm những nếp nhăn rõ rệt. Nếp nhăn xô lại trên làn da hơi sạm mỗi khi bà cười. Nhưng nụ cười của bà còn tươi tắn lắm. Chiếc mũi nhỏ cùng khóe miệng móm mém của bà lúc nào cũng rạng ngời. Mái tóc của bà ngắn ngang vai. Mái tóc óng mượt ấy đã điểm những sợi tóc bạc trắng. Có lẽ, những sợi tóc bạc ấy chính là nỗi lo âu, sự chăm sóc và tình yêu thương bao năm tháng bà dành cho em. Sự chăm sóc còn thể hiện qua đôi tay nhăn nheo, đôi tay đã bồng bế em từ khi còn trong nôi.

Bà là một người hiền hậu, ấm áp và tràn ngập tình thương yêu. Em còn nhớ, ngày em mới 5 tuổi, em đến nhà bà chơi. Em nhìn thấy các anh chị đi xe đạp thật thích làm sao! Em đã đòi bà cho em tập đạp xe. Do bất cẩn, em đã bị ngã xe. Chiếc xe đè lên bàn chân em, bàn chân thâm tím và sưng lên. Bà rất lo lắng, bà đưa em vào nhà và lấy đá chườm vào chỗ xưng. Em bị đau, cứ òa khóc nức nở. Lúc đó, mắt bà đỏ hoe. Em hiểu bà thương em lắm. Bà vừa là một người bà đáng kính, lại vừa là một người bạn thân thiết của em. Có những lúc, em gặp chuyện khó khăn, bà luôn là người động viên em và cho em những lời khuyên thật bổ ích. Ngày chị em em còn bé, bà thường hát ru chúng em bằng những câu hát dân ca “à ơi” ngọt ngào. Dường như, lời ca thuở ấy cho đến bây giờ vẫn vang mãi trong tâm hồn em. Những câu chuyện cổ tích bà kể thật lí thú biết bao! Nhờ bà, em đã biết đến cô Tấm dịu hiền, anh chàng Thạch Sanh tốt bụng và tài giỏi, Chử Đồng Tử hiếu thảo,….

Quảng cáo

Em rất yêu quý bà ngoại của em. Bà như một bà Tiên hiền hậu, mang đến cho em những phép nhiệm mầu bằng tình yêu thương và sự chở che. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai sau khôn lớn và trưởng thành, để luôn là cháu ngoan của bà.

Tả ông, bà lớp 5 - tả ông ngoại của em

Gia đình luôn là nơi mà ta nhận được tình yêu thương vô bờ bến. Em cũng vậy, trong gia đình, em luôn nhận biết bao tình yêu thương từ mọi người nhưng người em yêu quý nhất đó chính là ông ngoại của em.

Ông em năm nay đã gần tám mươi tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe lắm. Ông có dáng người hơi gầy do tuổi đã cao với một làn da hơi ngăm của một người con xuất thân từ miền biển đầy nắng, gió. Mái tóc ông giờ đã thưa, không còn dày như khi còn trẻ, điểm những khoảng tóc trắng như cước. Khuôn mặt hiền từ, phúc hậu như ông tiên trong truyện cổ tích, khuôn mặt ấy hơi gầy gò, nhăn nheo những nếp nhăn xô lại vào nhau cùng những chấm đồi mồi do dấu hiệu của tuổi tác. Tuy vậy, đôi mắt ông vẫn sáng trong như vì sao trên bầu trời, nhìn rõ được mọi vật xung quanh. Hai gò má ông cao, cùng vầng trán nhẵn nhụi tựa như hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cũng hiền hậu như vậy. Đôi bàn tay của ông tuy đã yếu, những đường gân tay nổi hẳn lên nhưng hằng ngày ông vẫn làm những việc nhỏ trong gia đình như chăm sóc cây cối, cho chim ăn.

Ông thường mặc trang phục rất giản dị. Ở nhà ông chỉ mặc áo sơ mi, áo phông cùng chiếc quần dài ống rộng, khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng, ông lại khoác lên mình khi thì bộ quần áo ka-ki đậm màu, khi thì bộ com-lê trung tuổi. Ông em rất thích đọc sách, ngày ngày, ông đều đeo chiếc kính lão nhỏ, ngồi trước ban công đọc những cuốn sách về mọi lĩnh vực, vậy nên ông là một kho kiến thức sâu rộng. Ông thường kể cho em nghe những câu chuyện về ngày xưa, về chiến tranh, về cuộc sống con người, những tập tục truyền thống, những lúc như vậy, em lại đắm chìm trong giọng nói ấm áp mà cũng có phần dõng dạc của ông.

Quảng cáo

Ông rất yêu thương em, ông luôn dạy dỗ, chỉ bảo em từng li từng tí, ông dạy em những bài học làm người sâu sắc, dạy em cách trở thành một con người tự lập. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đưa em đi chơi, mua những thứ đồ ăn em thích, kể chuyện cho em nghe và lúc nào trên môi ông cũng nở nụ cười đầy hiền từ, ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy.

Em rất yêu quý ông ngoại của em. Cả cuộc đời ông đã luôn hy sinh hết mình để con cháu có được ngày hôm nay. Ông luôn là một người ông với những đức tính tốt đẹp để em noi theo. Em mong ông sẽ luôn khỏe mạnh để mãi ở bên cạnh em.

Tả ông, bà lớp 5 - tả ông nội kính mến của em

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Ông tôi năm nay bảy mươi tuổi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là díp cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.

Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người nội trợ chính. Đứng cạnh Ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi.

Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.

Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!

Chủ Đề