Vấn đề nhân cách người quản lý trong thời đại ngày nay

Dưới sự ảnh hưởng của nền cách mạng 4.0, lãnh đạo cần phải chuyển mình theo định hướng quản lý hiện đại với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin. Khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo truyền thống và một nhà lãnh đạo thời đại chính là tư duy táo bạo, cập nhật xu hướng mới và nhạy cảm với thị trường.

Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần gạt bỏ những tư tưởng truyền thống, dám thách thức, dám cải tiến, tích cực đổi mới nếu không muốn bị tụt lại trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt.

Phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo truyền thống: Xu hướng “đẩy” nhiều hơn “kéo”, phương thức lãnh đạo tiêu cực. Thường đi đôi với “ra lệnh – chỉ đạo – bảo thủ”.

Lãnh đạo thời đại: Truyền cảm hứng, xoá bỏ khoảng cách giai cấp; thấu hiểu nhân viên, chia sẻ thông tin, luôn tìm cơ hội truyền đạt; thúc đẩy giao thiệp giữa các thành viên trong tổ chức. 

Lãnh đạo thời đại với lối tiếp cận con người thông qua việc trao đổi, đồng cảm với cấp dưới. Khuyến khích, động viên, nâng cao tinh thần và ý thức làm việc của nhân viên nhằm đi đến mục tiêu chung của tổ chức. Zenger Folkman đã chỉ ra rằng một người lãnh đạo kiệt xuất có thể tăng mức độ gắn kết và năng suất của người lao động thêm 70%.

Sự đổi mới trong phong cách lãnh đạo phần nào đóng góp vào thành công của tổ chức

Tiếp nhận đổi mới

Lãnh đạo truyền thống: Tập trung vào vấn đề trước mắt. Tư tưởng an phận. Trung thành với thực tại. Ngại thử nghiệm. Sợ thất bại. Theo thống kê của  công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ – McKinsey, 65% lãnh đạo thiếu tự tin khi đề xuất những cải tiến.

Lãnh đạo thời đại: Hứng thú với xu hướng mới. Tập trung vào tương lai, phát triển đường dài. Hướng tới kết quả và sự phát triển liên tục. 

Lãnh đạo thời 4.0 quan tâm đến những vấn đề liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thao tác quản lý sản xuất cũng như quản lý con người. Người lãnh đạo thời đại hiểu những giá trị được tạo ra dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào sự phát triển lâu dài của tổ chức: giảm thiểu chi phí vận hành và tối đa chi phí nhân sự.

Luôn nhạy bén với thị trường giúp nhà lãnh đạo tìm ra những hướng đi mới trong công việc 

Trách nhiệm

Lãnh đạo truyền thống: Quy trách nhiệm và vai trò theo nhóm hoặc chức vụ. Điều này dễ dẫn đến hiềm khích và xung đột trong nội bộ.

Lãnh đạo thời đại: Phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viên trên tư tưởng thành công đến từ sự nỗ lực của tập thể. Trong một nghiên cứu về vai trò của lãnh đạo trong tổ chức của Đại học Gävle, Thụy Điển, một người lãnh đạo cần có những kỹ năng phân bổ nguồn lực để tạo ra liên kết, nhận thức để quyết định tương lai cũng như tập trung, hình thành cam kết và thúc đẩy các nhóm đạt được mục tiêu của một tổ chức.

Lãnh đạo đi đôi với trách nhiệm

Đổi mới sáng tạo

Lãnh đạo truyền thống: Cảm thấy áp lực và lo lắng khi phải đề xuất một ý tưởng mới cho tổ chức.

Lãnh đạo thời đại: Là người đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá, mang lại lợi ích cho tổ chức. Nhà lãnh đạo thời đại phân bổ tầm nhìn và chiến lược theo một chiến thuật đã được vạch ra rõ ràng. 

Lãnh đạo truyền thống thường gặp khó khăn khi phải sắp xếp lại những quy tắc, điều lệ cũ. Ngược lại, nhà lãnh đạo thời đại không ngừng cải tiến, học hỏi và sáng tạo nhằm đưa ra những thay đổi có khả năng mang tới ảnh hưởng tích cực cho tổ chức. 

Đổi mới sáng tạo chính là nhân tố quan trọng giúp nhà lãnh đạo phát triển

Kết quả

Lãnh đạo truyền thống: Đánh giá kết quả, kiểm soát đơn hàng qua báo cáo.

Lãnh đạo thời đại: Thảo luận với thành viên trong tổ chức hoặc dự án về phương án khả thi, phân bố nguồn lực phù hợp. Đánh giá kết quả dựa trên phản hồi liên tục giữa các bên liên quan trong tổ chức.

Tất cả nhân tố trên chính là những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo trong nền công nghiệp 4.0. Ngoài những yếu tố đó, nhà lãnh đạo thời đại cần rèn luyện cho mình sự táo bạo và khả năng đưa ra quyết định chính xác. 

Lãnh đạo thời đại biết tận dụng lợi thế của mình và môi trường xung quanh để tạo ra kết quả như mong muốn

“Thời đại” đi đôi với “Kiệt xuất”

Thực tế cho thấy, các nhà lãnh đạo tại Việt Nam vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng của bản thân và gặp những rào cản trong việc tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới, L & A tổ chức chuỗi hoạt động xuyên Việt về chủ đề “Đọc vị năng lực lãnh đạo của bản thân và con đường ngắn nhất từ giỏi thành kiệt xuất”. Tham dự cùng chúng tôi, các CEO, Giám đốc nhân sự, Giám đốc bộ phận tiếp cận phương pháp đánh giá năng lực lãnh đạo, cũng như từng bước hoàn thiện năng lực của mình với ưu đãi trị giá 175 $/người bao gồm báo cáo đánh giá và 1/2 ngày workshop để làm kế hoạch phát triển

Đây là hoạt động thường niên của L & A, tiếp nối với thành công của các sự kiện về Năng lực lãnh đạo của năm 2017, 2018.

Xem thêm:

Chi tiết các hoạt động trong chuỗi hội thảo xuyên Việt 2019:

Tại TP.HCM: 

L & A sẽ tham gia gian hàng số 22 của hội thảo VNHR Summit do Câu lạc bộ nhân sự Việt Nam tổ chức vào ngày 20 tháng 09 năm 2019 tại Trung tâm Hội Nghị White Palace [108, đường Phạm Văn Đồng, Quận Thủ Đức, TP.HCM]. Cụ thể, khi đến gian hàng L & A số 22, khách hàng sẽ được trải nghiệm bài đánh giá năng lực lãnh đạo miễn phí, sau đó tham dự workshop để phân tích về kết quả Bold Leadership của mình.

Tại Hà Nội: 

L & A kết hợp cùng Hiệp hội Nhân sự [HRA] tổ chức Hội nghị “Strengths-based Talent Management & Development” [Quản lý và phát triển nhân tài dựa trên thế mạnh] vào ngày 29 tháng 09 năm 2019, tại khách sạn Melia Hà Nội

Người tham gia được thực hiện miễn phí bài đánh giá Bold Leadership  trước khi tham dự hội thảo. Đồng thời, tại hội thảo, kết quả đánh giá sẽ được phân tích dựa trên tình huống thực thông qua phần bài tập thực hành của ông Trương Chí Dũng – Giám đốc R & D, Le & Associates.

Ngoài ra, L & A còn dành tặng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách hàng đến tham dự như sau:

  • Mua 5 bài đánh giá EL [Đánh giá nhà lãnh đạo kiệt xuất] được tặng thêm 1 bài
  • Mua 10 bài đánh giá FinxS [Đánh giá năng lực hành vi] được tặng thêm 3 bài

Nhân cách người lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân người lãnh đạo, quy định hành vi xã hội, giá trị xã hội và bản sắc của cá nhân đó[1][2]. Trong đó: “Tổ hợp” những đặc điểm, phẩm chất tâm lý này quan hệ tác động qua lại trong một cấu trúc nhất định, cấu trúc khác nhau nhân cách khác nhau. “Bản sắc” là nói đến cái riêng, cái đơn nhất. “Giá trị xã hội” là muốn nói các thuộc tính đó thể hiện ở việc làm, cách ứng xử, và hoạt động phổ biến được xã hội đánh giá.[3]

Mục lục

  • 1 Nhân cách con người
  • 2 Đặc điểm
    • 2.1 Tính thống nhất
    • 2.2 Tính ổn định
    • 2.3 Tính tích cực
    • 2.4 Tính giao lưu
  • 3 Cấu trúc
  • 4 Xu hướng nhân cách
    • 4.1 Khái niệm
    • 4.2 Biểu hiện
      • 4.2.1 Nhu cầu
      • 4.2.2 Định hướng giá trị
      • 4.2.3 Hứng thú
      • 4.2.4 Lý tưởng
      • 4.2.5 Thế giới quan
  • 5 Tính cách
    • 5.1 Khái niệm
    • 5.2 Một số tính cách
  • 6 Năng lực
    • 6.1 Khái niệm
    • 6.2 Năng lực cụ thể
  • 7 Bài liên quan
  • 8 Chú thích

Nhân cách con ngườiSửa đổi

Nhân cách con người được hiểu như sau:

  • Là tư cách và phẩm chất con người [Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê. Nhà xuất bản Đa nẵng- H.2006. tr 710]
  • Là tổng hòa tất cả những gì hợp thành con người, một cá nhân với bản tính rõ nét: Đặc điểm thể chất, tài năng, phong cách, ý chí đạo đức, vai trò xã hội. [Từ điển Tâm lý học - Nguyễn Khắc Viện. Nhà xuất bản Ngoại văn.H 1991 tr 190].
  • Là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của họ [Phạm Minh Hạc – Tâm lý học Nhà xuất bảnGD 1988 tr 85]
  • Nhân cách được hình thành quá trình cuộc sống và hoạt động. Từ khi sinh ra đến – “nên thân người”...

Đặc điểmSửa đổi

Tính thống nhấtSửa đổi

Nhân cách là chỉnh thể thống nhất của nhiều thuộc tính, đặc điểm tâm lý; các thuộc tính, đặc điểm tâm lý của một cá nhân đều liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể. Khi đánh giá một đặc điểm, thuộc tính nhân cách nào đó của một người cần xem xét trong mối liên hệ với các đặc điểm nhân cách khác.

Tính ổn địnhSửa đổi

Chỉ những đặc điểm tâm lý có tính ổn định tương đối mới được coi là thuộc tính của nhân cách.

Tính tích cựcSửa đổi

Nhân cách là sản phẩm của xã hội đồng thời cũng là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, nên nhân cách mang tính tích cực; thể hiện ở các hoạt động thích nghi và cải tạo thế giới và bản thân – nguồn gốc tính tích cực là nhu cầu...

Tính giao lưuSửa đổi

Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển gắn liền với các hoạt động và trong quan hệ giao lưu với những nhân cách khác.

Cấu trúcSửa đổi

  • Theo quan niêm coi nhân cách theo lĩnh vực, nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản là: Nhận thức [bao gồm tri thức và năng lực trí tuệ], rung cảm [tình cảm và thái độ] và phẩm chất ý chí.
  • Quan niệm coi nhân cách gồm nhiều tầng, cấu trúc gồm có: Tầng “nổi” gồm Ý thức, tự ý thức và ý thức nhóm. Tầng “Sâu” gồm tiềm thức và vô thức.
  • Quan niệm về các mặt đào tạo, nhân cách gồm: Đức, trí, thể, mỹ, lao động.
  • Quan niệm nhân cách gồm: Xu hướng, tính cách, năng lực và khí chất.
  • Quan niệm ở Việt Nam: Nhân cách gồm đức và tài, hay phẩm chất và năng lực.

Xu hướng nhân cáchSửa đổi

Khái niệmSửa đổi

Những thuộc tính tâm lý đóng vai trò như động lực thúc đẩy nhân cách hoạt động, đồng thời qui định chiều hướng vận động và phát triển của nhân cách người lãnh đạo. Xu hướng được biểu hiện thông qua: nhu cầu, hứng thú, định hướng giá trị, lý tưởng, thế giới quan.

Biểu hiệnSửa đổi

Nhu cầuSửa đổi

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu con người cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển; bao gồm nhu cầu về thể chất và nhu cầu tinh thần...; hoặc nhu cầu bậc thấp nhu cầu bậc cao. Đối với người lãnh đạo, bên cạnh nhu cầu của con người bình thường còn có nhu cầu về: đóng góp giá trị bản thân nhiều nhất cho cộng đồng xã hội; mong muốn tạo nên sự thay đổi sáng tạo theo hướng tốt đẹp hơn [cá nhân, tập thể và xã hội]; có quyền uy để gây ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến cấp dưới đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp.

Định hướng giá trịSửa đổi

Giá trị là một yếu tố quan trọng nhất mà người lãnh đạo sẽ cân nhắc và cách thức mà họ xác định một vấn đề nào đó. Các giá trị lãnh đạo theo đuổi: nhận biết, quyền lực, chủ nghĩa hưởng thụ, vị tha, liên kết, truyền thống, an toàn, thương mại, thẩm mỹ, khoa học.

Hứng thúSửa đổi

Khi người lãnh đạo thấy ý nghĩa hoạt động lãnh đạo cảm thấy bị lôi cuốn và hấp dẫn của công việc lãnh đạo. Người lãnh đạo say mê với công việc lãnh đạo, hướng dẫn, hỗ trợ tập thể, cộng đồng đạt đến mục tiêu chung; vì thế, người lãnh đạo thường làm việc quá giờ quy định mà không thấy mệt mỏi; không có hứng thú sẽ không có nhiều năng lượng vượt qua thử thách để đi đến mục tiêu.

Lý tưởngSửa đổi

Người lãnh đạo hướng đến mục tiêu cao đẹp, hấp dẫn bản thân và nhiều người khác đi theo. Mục tiêu này không xa thực tiễn, được xây dựng trên cơ sở thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy khoa học, hiểu bối cảnh xã hội của cơ quan, hiểu qui luật vận động của chính trị, kinh tế, xã hội...

Thế giới quanSửa đổi

Thế giới quan có vai trò định hướng, điều chỉnh mọi hoạt động, giúp người lãnh đạo nhìn nhận, đánh giá thế giới xung quanh và bản thân, định hướng cho thái độ và hành vi hoạt động. Người lãnh đạo phải có thế giới quan khoa học, nhìn nhận thế giới trong sự vận động, phát triển và trong mối quan hệ biện chứng của hệ thống mở.

Tính cáchSửa đổi

Khái niệmSửa đổi

Tính cách người lãnh đạo là hệ thống thái độ của người lãnh đạo đối với tự nhiên, xã hội và bản thân, biểu hiện ở hệ thống hành vi tương ứng. Hệ thống thái độ bao gồm:

  • Thái độ với bản thân: nghiêm với mình, hiểu đúng mình mình là ai trong mỗi tình huống cụ thể: là lãnh đạo, là cầu nối, là cấp dưới...
  • Thái độ với mọi người [với cấp trên, cấp dưới và cùng cấp]: Tôn trọng, yêu thương con người vì con người.
  • Thái độ đối với công việc: nghiêm túc, tận tụy, trách nhiệm, làm đến nơi, đến chốn...

Theo Hồ Chí Minh, tư cách của người Công an cách mệnh là: "Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”.[4]

Một số tính cáchSửa đổi

Tính tiên phong thể hiện có tham vọng, hòa đồng, thích chịu trách nhiệm với người khác, có nhiều bạn.

Tính thông cảm: tế nhị trong mối quan hệ liện nhân cách, đồng cảm với mọi người.

Tính đáng tin cậy, bao gồm: cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thực hiện những gì đã hứa.

Tính dễ thích ứng thể hiện ở việc điều chỉnh để thích nghi, giữ được bình tĩnh trong trường hợp bị áp lực, miễn nhiễm với những lời chỉ trích.

Tính sẵn sàng trải nghiệm thể hiện ở việc tò mò ham hiểu biết, có phương pháp học tập…

Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát về tính cách người cán bộ cách mạng nói chung và cán bộ lãnh đạo nói riêng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; lý luận gắn với thực tiễn, lời nói phải đi đôi với việc làm…[5]

Tư cách một người cách mệnh [theo Đường Kách Mệnh - Hồ Chí Minh]:[6]

  • Tự mình phải cần, kiệm, hòa mà không tư, cả quyết sửa lỗi mình, cẩn thận mà không nhút nhát, hay hỏi, nhẫn nại [chịu khó], hay nghiên cứu xem xét, vị công vong tư, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói thì phải làm, giữ chủ nghĩa cho vững, hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất, bí mật.
  • Đối với người phải: với từng người thì khoan thứ, với đoàn thể thì nghiêm, vó lòng bày vẽ cho người, trực mà không táo bạo, hay xem xét người.
  • Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán, dũng cảm, phụng tùng đoàn thể.

Theo Quyết định số 89 - QĐ/TƯ ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, tính cách người lãnh đạo như sau[7]:

  • Đạo đức trong sáng; trung thực, khiêm tốn, giản dị, tâm huyết và trách nhiệm với công việc, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
  • Tâm huyết trách nhiệm với công việc. Không háo danh, không tham vọng quyền lực.
  • Có ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, gương mẫu, thương yêu đồng chí, đồng nghiệp.
  • Công bằng, chính trực, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống những biểu hiện “lợi ích nhóm”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Năng lựcSửa đổi

Khái niệmSửa đổi

Năng lực của người lãnh đạo là tổ hợp những đặc điểm tâm lý phù hợp với yêu cầu đặc trưng của hoạt động lãnh đạo, đảm bảo cho cá nhân đó có thể thực hiện hoạt động lãnh đạo có hiệu quả. Đặc trưng hoạt động lãnh đạo là hoạt động phức tạp: cần đủ thông tin, đủ thời gian; phụ thuộc vào tình huống; ảnh hưởng phạm vi rộng lớn, thời gian lâu dài và người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.[3]

Năng lực cụ thểSửa đổi

Các nhóm năng lực cụ thể: Tư duy và tầm nhìn, năng lực trí tuệ cảm xúc, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề...

Theo Quyết định số 89 - QĐ/TƯ ngày 4/8/2017 về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá đánh giá cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, năng lực người cán bộ lãnh đạo như sau[7]:

  • “Có tư duy đổi mới, có tầm nhìn và phương pháp làm việc khoa học, có năng lực tổng hợp, phân tích dự báo. Có khả năng phát hiện những mâu thuẫn, thách thức thời cơ, thuận lợi, những vấn đề mới, những hạn chế bất cập trong thực tiễn; mạnh dạn đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi.
  • Có năng lực thực tiễn, nắm bắt và hiểu biết cơ bản tình hình thực tế để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở lĩnh vực địa bàn được phân công;
  • Cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm vì nhân dân phục vụ.
  • Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, gương mẫu quy tụ và phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng tín nhiệm.”

Bài liên quanSửa đổi

  • Nhà chính trị tiêu biểu
  • Tầm nhìn lãnh đạo

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ ThS Nguyễn Thị Hạnh - Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa [14 tháng 10 năm 2017]. “Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay”. Truy cập 3 tháng 1 năm 2021.
  2. ^ Vũ Anh Tuấn. “Nhân cách người lãnh đạo quản lý ở nước ta hiện nay” [PDF].
  3. ^ a b John C. Maxwell. “Phát triển kỹ năng lãnh đạo: Developing the leader within you” [PDF]. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2012. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2021.
  4. ^ Đại tướng, GS, TS TÔ LÂM [18 tháng 5 năm 2020]. “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân”. Truy cập 4 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả [liên kết]
  5. ^ NGUYỄN THỊ NGỌC - VKSND thành phố Đà Nẵng [5 tháng 8 năm 2008]. “MỐI QUAN HỆ GIỮA NĂM ĐỨC TÍNH CỦA NGƯỜI CÁN BỘ KIỂM SÁT VỚI ĐẠO ĐỨC, TÁC PHONG CỦA NGƯỜI CÁN BỘ CÁCH MẠNG THEO TƯ TƯỞNG VÀ ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”. Truy cập 4 tháng 1 năm 2021.
  6. ^ “Tư cách một người cách mệnh”.
  7. ^ a b Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [4 tháng 8 năm 2017]. “Quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”. Truy cập 6 tháng 1 năm 2021.

Video liên quan

Chủ Đề