Vai trò của cha mẹ đối với việc học tập của con

Từ việc khuyến khích con học tập ở trường và tổ chức cho trẻ các hoạt động vui chơi và thể thao, cha mẹ còn là hình mẫu cho trẻ noi theo [con làm theo những điều cha mẹ làm, không phải như cha mẹ nói], cha mẹ là những người sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Tuy nhiên, cha mẹ không phải là những người có ảnh hưởng trực tiếp duy nhất — đặc biệt là sau khi trẻ bắt đầu đến trường học và tương tác với thế giới rộng lớn bên ngoài.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều nỗ lực để tạo cho trẻ một khởi đầu tốt nhất có thể, nhưng điều quan trọng, cha mẹ cần nhận thức được rằng trẻ sẽ bước vào thế giới bằng chính khả năng, tính cách và với mục tiêu cá nhân. Mặc dù cha mẹ có thể muốn con mình đi theo con đường mà chính cha mẹ đã chọn, tuy nhiên cha mẹ hãy là người cung cấp một giao diện về thế giới để trang bị cho trẻ sự độc lập và khả năng theo đuổi ước mơ của mình

Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, việc nuôi dạy con cái cũng luôn phát triển, tuy nhiên, nguyên tắc chung vẫn là đảm bảo sự an toàn, tạo ấm áp và cấu trúc.

Làm thế nào để trở thành một cha mẹ tốt?

Để làm cha mẹ tốt, chỉ cần tránh việc lạm dụng trẻ, bỏ bê hoặc quan tâm quá mức là chưa đủ. Thật vậy, theo các chuyên gia tâm lý nhân định bốn trách nhiệm chính của cha mẹ: đảm bảo sự an toàn của trẻ, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ, dạy trẻ các kỹ năng xã hội và phát triển trí tuệ cho trẻ.

Nhiều nghiên cứu cho rằng những bậc cha mẹ trong giáo dục trẻ kết hợp giữa sự ấm áp và nhạy cảm với những kỳ vọng hành vi rõ ràng sẽ nuôi dưỡng những đứa trẻ có khả năng thích nghi tốt. Cha mẹ có thể thấy Four C [4 chữ C] là một từ viết tắt hữu ích: Care – quan tâm [thể hiện sự chấp nhận và yêu thương], Consistency – tính nhất quán [duy trì một môi trường sống ổn định], Choices – lựa chọn [cho phép trẻ phát triển tính tự chủ] và Consequences – hậu quả [kết quả của lựa chọn, dù tích cực hay tiêu cực ].

Phong cách nuôi dạy con cái không lành mạnh là gì?

Không phải mọi phong cách nuôi dạy con đều mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ. Bao bọc, che chở hay can thiệp quá mức của cha mẹ sẽ khiến con cái thiếu năng lực một cách báo động khi phải đối mặt với cuộc sống trưởng thành.

Hai ví dụ nổi tiếng về kiểu nuôi dạy con cái quá mức bao gồm kiểu cha mẹ trực thăng “bay lượn”, bảo vệ, quan tâm đến cuộc sống và cố gắng giám sát mọi điều con làm từ xa. Kiểu cha mẹ này sẵn sàng phàn nàn với giáo viên về việc con bị điểm kém; nói với sếp của con về việc phải làm nhiều. Trẻ bị giám sát quá mức và luôn bị cha mẹ kiểm soát để tránh xa các nguy cơ gây hại và kiểu ” Cha mẹ “snowplow” được định nghĩa là người liên tục loại bỏ các chướng ngại vật ra khỏi đường đi của con cái. Họ chỉ để mắt đến thành công trong tương lai của con mình, và bất cứ ai hay bất cứ điều gì cản đường đều phải bị loại bỏ. Cả hai đều có thể tác động tiêu cực đến sự độc lập, sức khỏe tinh thần và lòng tự trọng sau này của trẻ.

Tất nhiên, cũng có một vấn đề như việc nuôi dạy con cái quá ít và nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu sự quan tâm của cha mẹ thường dẫn đến những vấn đề về hành vi ở trẻ. Điều này một phần có thể là do giới trẻ dễ bị tác động từ việc áp lực đồng trang lứa [Peer pressure] là khi cá nhân chịu ảnh hưởng của những người thuộc cùng một nhóm xã hội [cùng độ tuổi, cùng lớp, cùng công ty, lĩnh vực chuyên môn,…] và phải thay đổi thái độ, giá trị hoặc hành vi của họ để phù hợp với các chuẩn mực của nhóm. Trớ trêu thay, phong cách nuôi dạy con cái quá khắc nghiệt hoặc độc đoán có thể gây ra hậu quả tương tự.

Cuối cùng, cha mẹ yêu thương nhưng kiên quyết, đồng thời cho phép trẻ có đủ không gian để phát triển bản thân, rèn luyện tính độc lập và trải nghiệm thất bại.

Chuyên gia tâm lý Ngô Phạm Thị Thúy Trinh
Đơn vị tâm lý – Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố

Vai trò của cha mẹ đối với sự phát triển của con cái

Chúng ta thường nói con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Trẻ sinh ra tiếp xúc với người thân trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ là nhiều nhất. Chúng có khả năng bắt chước và thể hiện lại tất cả những biểu hiện, lời nói, cử chỉ, cảm xúc tích cực hay tiêu cực từ cha mẹ. Điều đó thể hiện vai trò lớn của cha mẹ ảnh hưởng đến con cái như thế nào.

Phát triển về mặt nhận thức

Những năm đầu đời trẻ có khả năng học hỏi rất nhanh. Chúng thu nạp những kiến thức từ những thói quen rất đơn giản trong gia đình. 

Nếu cha mẹ nuôi con theo hướng tích cực sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, kỹ năng giải quyết các vấn để chúng gặp trong cuộc sống.

Phát triển về thể chất

Hầu hết những đứa trẻ lớn lên đều trải qua những cột mốc phát triển về thể chất. Nhưng điều đó không phải mục tiêu duy nhất. 

Trẻ cần hiểu được tầm quan trọng về sức khoẻ, rèn luyện mỗi ngày và duy trì đều đặn. Đồng thời, trẻ cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học để có được sức khoẻ, thể chất tốt, làm nền tảng để phát triển các kỹ năng khác. Những điều này cũng do cha mẹ xây dựng thói quen cho con từ bé là tốt nhất.

Phát triển về mặt tinh thần

Việc dạy bảo, sát cánh ở bên của bạn sẽ giúp con cái mạnh mẽ vượt qua những thăng trầm trong cuộc sống, những khi thành công hay thất bại, khi buồn khi vui, khi hạnh phúc hay đau khổ,... con đều biết cách phải vượt qua thế nào. Đó chính là sức mạnh tinh thần to lớn nhất mà bạn có thể giúp con xây dựng và từng bước vượt qua. 

Vai trò của cha mẹ trong giáo dục trẻ tại nhà là rất lớn về mặt tinh thần của trẻ

Phát triển về văn hoá

Trẻ quan sát được tất cả những hoạt động trong gia đình, cách đi đứng nói chuyện, cách ăn cơm, trao đổi, thảo luận, tranh luận,... giữa mọi người trong gia đình với nhau và với người khác. Tất cả những điều đấy làm nên văn hoá của trẻ, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. Vì vậy đôi khi cha mẹ buộc phải nghĩ đến sự phát triển của trẻ để bớt đi cái tôi của mỗi người. 

Cha mẹ cần làm gì để phát huy vai trò trong việc giáo dục trẻ tại nhà

Hãy tích cực, tránh tiêu cực

Bạn muốn con thế nào thì chính mình hãy thế ấy. Nếu bạn muốn con luôn suy nghĩ và hành động tích cực, tránh nói lời hay có thái độ tiêu cực thì bạn cũng hãy như vậy từ khi con còn nhỏ. Chắc chắn con sẽ giống như bạn. Điều này giúp con rất nhiều trong quá trình lớn lên. 

Là người bạn tin cậy của con

Chắc chắn rồi, nếu bạn muốn con gần gũi, tin tưởng thì không còn cách nào khác là bạn cần hạ bớt cái tôi cũng như không nên lúc nào cũng coi mình là bậc bề trên sẽ khiến con cái cảm thấy bạn khó gần, khó ưa và dần khép mình với bạn. Muốn con tâm sự với bạn mọi chuyện trong cuộc sống thì bạn cần là người bạn của con. Muốn con tin tưởng thì bạn cần là người tin cậy, uy tín. 

Thiết lập thói quen tốt cho trẻ

Ban đầu có thể con chưa vào “khuôn khổ" hay chưa có ý thức về sự kỷ luật. Nhưng một khi bạn đã rèn giũa cho con có những thói quen tốt thì nó sẽ đi theo con suốt cuộc đời. Đó sẽ là tiền đề cho những thành công của con trong sự nghiệp cũng như cuộc sống mà sau này con sẽ muốn cảm ơn bạn.

Trở thành người đáng để con học tập

Chắc chắn rồi, hãy gương mẫu và là người con kính trọng, cảm thấy học hỏi được nhiều từ cha mẹ. Bạn sẽ không dạy được con cái nếu bạn không là người khiến chúng có thể học hỏi, tôn trọng.

Tôn trọng con cái

Không chỉ con cái cần tôn trọng cha mẹ, mà ngược lại, cha mẹ cũng cần tôn trọng con cái. Khi con đến độ tuổi nhất định bạn nên dần tách con ra và trở thành người đứng sau để con thoả sức vẫy vùng và luôn có cảm giác an toàn cũng như là chỗ dựa tin cậy, là nơi để chúng có thể trở về bất kỳ khi nào cảm thấy mệt mỏi trên đường đời. 

Để con gần gũi với cha

Khoa học đã chứng minh con gần gũi với bố sẽ có sự phát triển tốt. Do vậy bên cạnh sự chăm sóc tận tuỵ của người mẹ thì người cha cũng rất nên gần gũi và chăm sóc cho con cái. Điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến nhận thức, cảm xúc, tinh thần của các con và cũng là niềm vui dành cho các bậc cha mẹ. 

Người cha gần gũi con cái sẽ giúp con có sự phát triển đồng đều, cân bằng hơn

Bài viết trên đây đã nêu lên tầm quan trọng trong vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục trẻ tại nhà, đối với sự phát triển của con cái từ nhỏ đến lớn và những việc mà cha mẹ nên làm để tốt cho sự phát triển đó của các con. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn tích cực đồng thời biến thành hành động để có sự thay đổi ngay hôm nay. “Lá vàng là bởi đất khô, nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình". Chắc chắn với những điều dạy dỗ của bạn con sẽ rất biết ơn trên hành trình lớn lên sau này. Chúc các bậc phụ huynh thành công trong việc dạy dỗ con cái. 

Video liên quan

Chủ Đề