Uống sủi có tốt không

Cùng với việc cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết việc tăng cường vitamin C cũng hết sức quan trọng nhưng không phải cứ uống C sủi mới là tăng cường vitamin C.

"Bị tróc da uống thật nhiều C sủi"

Khi thiếu Vitamin C da thường bị khô, dễ bị xuất huyết, chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương chậm lành. Nhưng cũng có những cái hiểu rất mơ hồ nên đã làm dụng vitamin C quá nhiều. Gần đây, gan bàn tay và bàn chân của Ngọc [Hà Nội] bị tróc một lớp da mỏng. Nghe mọi người nói là bị thiếu vitamin C nên uống C sủi để bổ sung. Không ngần ngại Ngọc tiến hành điều trị như vậy. Sau một tuần mỗi ngày uống tới 4 - 5 viên C sủi loại 8g/viên nhưng da Ngọc vẫn bị bóc ra. Khi đến bệnh viện da liễu mới hay là bị viêm da cơ địa chứ không phải thiếu vitamin C như người ta mách Ngọc. Chị Hương [Hà Nội] cho biết mới đây con gái chị cũng thường xuyên tróc da tay. Cứ nghĩ là thiếu C nên chị mạnh dạn cho cháu uống ngày tới 2 viên C sủi để tăng cường vitamin C nhanh nhất. Đến khi đi khám thì không phải là do bị thiếu vitamin C mà do bé bị viêm da do tiếp xúc với nước tẩy rửa. Được biết mỗi khi chị rửa bát hay giặt quần áo, bé thích vầy theo. Cứ nghĩ là con thích học việc nên chị cứ để cho bé nghịch. Chị Hương rất lo vì thời gian qua cho bé uống quá nhiều viên sủi.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dùng C sủi với liều lượng cao mặc dù không để lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng có thể gây sỏi thận, buồn nôn. Các chất đều tan trong nước vì thế khi thừa sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Nhưng không phải uống thật nhiều là cung cấp đủ vitamin C.  Một ngày đối với trẻ em chỉ cần uống ½ viên C sủi loại 6-8 g/viên, còn đối với người lớn thì dùng một ngày 1 viên là đủ. Không nên uống quá nhiều.

Không nhất thiết phải dùng C sủi

Vitamin C là loại vitamin dễ hòa tan trong nước, có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp vết thương mau lành, ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ tái tạo tế bào hồng cầu. Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin C cho mình. Không phải uống thuốc C hay dùngviên sủi mới đủ Vitamin C. Hàng ngày trong mỗi bữa ăn hãy tự bổ sung vitamin C cho mình bằng cách ăn trái cây, rau tươi. Khi nấu ăn, vitamin của thức ăn sẽ bị hao hụt một phần vì thế không nên nấu ở nhiệt độ quá cao. Nên ăn rau quả còn tươi khi đó lượng vitamin C rất nhiều.

Đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nên ăn dùng nhiều nước cam, nước chanh tươi thay vì dùng viên sủi và thuốc C. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai cần dùng vitamin C theo liều lượng cho phép hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không nên dùng quá liều dễ có dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bà Lâm nhấn mạnh. Do  vitamin C không tích luỹ nên không gặp trường hợp thừa vitamin C đối với cả trẻ em, người có thai và người già. Theo TS Lâm, đối với người bình thường, một ngày chỉ sử dụng từ 50 đến 80 mg vitamin C là đủ. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn thì có thể dao động thêm lượng dùng. Đối với trẻ mới dưới 6 tháng tuổi việc cung cấp vitamin để tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất vẫn là bú sữa mẹ. Dưới 4 tháng tuổi chưa cần bổ sung vitamin bên ngoài.

Ngoài viên sủi, còn rất nhiều người quan niệm vitamin C chỉ chứa trong những thức ăn, đồ uống có vị chua nên ăn thật nhiều. Có trường hợp còn bồi thêm một cách tăng cường vitamin C nhanh nhất là ăn đồ chua những hoa quả có vị chua “càng chua càng tốt”. Cách bổ sung vitamin C bằng phương pháp này là không đúng mà còn có thể bị viêm loét dạ dày và đường ruột. Vì hoa quả chua có tính axit cao.

Bị nhiệt miệng uống C sủi là cách được nhiều người truyền tai nhau khi bị nhiệt miệng. Liệu cách này có thực sự mang lại hiệu quả hay không, nếu có thì nên uống như thế nào cho đúng cách? Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Dược liệu Ngọc Châu sẽ giải đáp ngay sau đây.

C sủi được khuyến khích sử dụng khi bị nhiệt miệng

Mục lục

  • 1. Uống C sủi có tác dụng chữa nhiệt không? 
  • 2. Cách uống viên C sủi chữa nhiệt miệng đúng cách 
  • 3. Bị nhiệt miệng uống C sủi cần lưu ý gì? 

1. Uống C sủi có tác dụng chữa nhiệt không? 

Thành phần chính của C sủi là vitamin C và các thành phần khoáng chất khác. Vitamin C có tác dụng kích thích hệ thần kinh tỉnh táo hơn; đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế C sủi được sử dụng phổ biến nhất khi bị cảm cúm, hoặc cơ thể mệt mỏi. 

Với những công dụng trên, Viên sủi được khuyến khích sử dụng khi bị nhiệt miệng. Đặc biệt khi nhiệt miệng xảy ra là do hệ miễn dịch suy yếu, hoặc khi thiếu hụt hàm lượng vitamin C cần thiết cho hoạt động của cơ thể. 

Theo đó, C sủi giúp tăng sức đề kháng để cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn, nấm gây hại trong khoang miệng. Nhờ vậy, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng, giúp cho các vết loét mau lành hơn. 

2. Cách uống viên C sủi chữa nhiệt miệng đúng cách 

C sủi cũng giống nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác, chỉ phát huy tối đa tác dụng khi dùng đúng cách. Do đó, khi uống viên C sủi trị nhiệt miệng bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị một ly nước có dung tích vừa đủ theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. 
  • Thả viên C sủi vào ly nước, chờ tan hết bọt rồi uống. 
  • Uống trước 4h chiều và mỗi ngày dùng không quá 60mg C sủi.

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhiệt miệng nên uống vitamin gì?
  • 15 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

3. Bị nhiệt miệng uống C sủi cần lưu ý gì? 

Dù viên C sủi có chứa vitamin tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi uống viên sủi trị nhiệt miệng, cần ghi nhớ một số điểm sau để tránh gây ra những tác dụng phụ không đáng có: 

  • Uống C sủi theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. 
  • Thời điểm uống C sủi tốt nhất là vào buổi sáng, sau khi ăn. Không nên uống sau 4h vì có thể gây khó ngủ.
  • Không nên uống C sủi khi đói, vì có thể gây kích thích dạ dày.
  • Không cho trẻ em dưới 2 tuổi uống C sủi. 
  • Viên C sủi phải còn nguyên vẹn, không bị ẩm mốc. Nếu thấy viên C sủi có dấu hiệu khác thường thì không nên uống, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Chỉ uống C sủi khi đã tan hoàn toàn trong nước. Tuyệt đối không uống C sủi trực tiếp như các loại thuốc uống thông thường.
  • Không uống C sủi với bia rượu hoặc nước có gas, vì có thể gây đầu bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Như vậy, qua bài viết trên Dược liệu Ngọc Châu đã chia sẻ đến bạn những thông tin về viên C sủi chữa nhiệt miệng. Hiệu quả của phương pháp này đã được ghi nhận. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, thì cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ. Tránh chủ quan dẫn đến những tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

Chủ Đề