Tỷ lệ đô thị hóa ở việt nam

BNEWS Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt khoảng 41%, tăng hơn 5,3% so với năm 2015 nhưng còn cách xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới.

Hiện tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt khoảng 41%, tăng hơn 5,3% so với năm 2015 nhưng con số đạt được vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và còn khoảng cách khá xa so với tỷ lệ bình quân của khu vực và thế giới. [Tại các nước phát triển, tỷ lệ đô thị hóa thường có mức từ 80% trở lên - PV].

Đây là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng thông tin khi đề cập về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn tại báo cáo gửi đại biểu Quốc hội liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực xây dựng tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Theo Bộ Xây dựng, hiện cơ sở hạ tầng đô thị bước đầu đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, chất lượng hạ tầng đô thị được cải thiện. Kiến trúc cảnh quan, diện mạo đô thị đã có nhiều thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại hơn. Việc nâng cấp, phân loại đô thị cũng có nhiều đổi mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng và tính đồng bộ của các đô thị... Công cụ quy hoạch và quản lý đô thị bằng chính sách, pháp luật đã được ban hành khá đồng bộ, tương đối kịp thời, bao quát trên nhiều lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, cơ bản phù hợp với các thông lệ quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Tính đến tháng 10/2022, tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị so với diện tích đất xây dựng tại các đô thị trên cả nước đạt khoảng 60%; trong đó, tại 2 đô thị đặc biệt [Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh] và các đô thị loại I đạt khoảng 80%; tại các loại đô thị loại II, III, IV đạt khoảng 40-50%. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết đô thị đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng. Số lượng Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc được ban hành là 181 Quy chế; 250 đồ án thiết kế đô thị là 250 đồ án; tỷ lệ lập Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đạt 99,8%. Các địa phương đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại quy hoạch xây dựng, xây dựng Chương trình phát triển đô thị. Đến tháng 10/2022 đã có 49/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; 96 đô thị lập Chương trình phát triển từng đô thị; có 17 tỉnh đã phê duyệt 62 khu vực phát triển đô thị và một số địa phương đã thành lập các Ban quản lý khu vực phát triển đô thị... tạo cơ sở thu hút đầu tư, tập trung nguồn lực phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật và tăng cường kiểm soát các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch. Cùng đó, khâu tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quản lý phát triển đô thị đã được các cấp, ngành quan tâm, ngày càng đi vào nề nếp. Việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị có nhiều chuyển biến tích cực, tạo điều kiện phát triển đô thị theo hướng hiện đại, văn minh. Nhiều địa phương chú trọng đẩy nhanh tốc độ lập quy hoạch đô thị; chương trình phát triển đô thị; rà soát, điều chỉnh quy hoạch đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tổ chức thực hiện quy hoạch, công bố, công khai quy hoạch có nhiều tiến bộ.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, vẫn còn những hạn chế, tồn tại trong lĩnh vực này. Cụ thể như một số quy hoạch đô thị thiếu tầm nhìn, nội dung thiếu khả thi, chưa tính toán đầy đủ và thiếu nguồn lực thực hiện; chưa đồng bộ, gắn kết giữa các cấp độ quy hoạch đô thị và giữa quy hoạch đô thị với các quy hoạch khác [quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng…]; chưa gắn kết giữa việc thực hiện quy hoạch, thực hiện dự án đầu tư với kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và hàng năm.

Bộ Xây dựng cho biết quy hoạch, quản lý phát triển đô thị được xác định là một trong 3 khâu đột phá của ngành. Năm 2023, Bộ Xây dựng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng về xây dựng đạt 6,5-7%, tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, tập trung cho quy hoạch, quản lý phát triển đô thị được Bộ Xây dựng xác định là một trong 3 khâu đột phá của ngành.

Theo đó, Bộ Xây dựng cho biết năm 2022 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7%, tăng 1,2% so với năm 2021. Cùng đó, tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; tỷ lệ lập quy hoạch phân khu đối với 22 đô thị loại I và 2 đô thị loại đặc biệt đạt khoảng 79%; tỷ lệ lập quy hoạch chi tiết bình quân cả nước đạt khoảng 39% so với diện tích đất xây dựng đô thị.

Bộ Xây dựng nhấn mạnh trong năm 2023, đặt mục tiêu đưa tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực nội thành, nội thị ước đạt 42,6%; tỷ lệ đô thị hóa cả nước tính theo khu vực toàn đô thị ước đạt 53,9%.

Đặc biệt, việc triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Xây dựng đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết... và có nhiều hoạt động thiết thực để triển khai chính sách.

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu năm 2023 nâng tỷ lệ đô thị hóa cả nước lên 53,9% [Ảnh: TN]

Trong năm 2022, Bộ Xây dựng cũng đã công nhận theo thẩm quyền 5 đô thị loại IV; đã tổ chức hội đồng thẩm định Đề án đề nghị công nhận đô thị loại IV đối với đô thị Thị trấn Chờ mở rộng [Đô thị Yên Phong], tỉnh Bắc Ninh... Tính đến hết tháng 11/2022, toàn quốc có 888 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã rà soát phân loại đô thị đối với các đô thị loại V trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, rà soát, đánh giá và cho ý kiến về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của các khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị; góp ý Chương trình phát triển đô thị các tỉnh.

Trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, kiến trúc, Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai lập quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thành việc lập đồ án quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.

Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập và thẩm định các hợp phần quy hoạch theo quy định để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng lập, thẩm định quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng theo phân cấp...

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng nhận định, về quản lý phát triển đô thị hiện vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể là chất lượng một số đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại một số địa phương chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc điều chỉnh quy hoạch, nhất là điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung, điều chỉnh quy hoạch chi tiết còn chưa chặt chẽ. Nguồn vốn, thủ tục lập quy hoạch còn vướng mắc, hạn chế...

Đáng chú ý, năng lực quản lý và quản trị đô thị còn yếu, còn chậm đổi mới. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị còn thiếu quyết liệt, chưa đồng bộ; trình độ, năng lực của phần lớn cán bộ, công chức, viên chức quản lý đô thị còn yếu.

Tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam năm 2023 khoảng bao nhiêu phần trăm?

Tỷ lệ đô thị hoá Việt Nam năm 2023. Tính đến đầu năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam là 42%. Bộ Xây Dựng đặt mục tiêu cuối năm nay, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 42,6%, xa hơn là năm 2025 với tối thiểu là 45%. Bộ Xây Dựng cũng nhấn mạnh rằng hiện nay vẫn còn một số những hạn chế.

Tỷ lệ đô thị hóa được tính như thế nào?

Tỷ lệ đô thị hóa là số phần trăm dân sống trong khu vực nội thành, nội thị và thị trấn [thuộc địa giới hành chính phường, thị trấn] so với tổng dân số của một phạm vi vùng lãnh thổ [toàn quốc, các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, các đô thị].

Đô thị hóa mang lại lợi ích gì cho Việt Nam?

Đô thị hóa có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực. Dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi. Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư.

Xu hướng đô thị hóa là gì?

Xu thế đô thị hoá bao gồm 3 nội hàm chính là ngày càng có thêm nhiều đô thị trên thế giới. Ngày càng có thêm nhiều người dân bỏ vùng nông thôn ra sống ở đô thị và đô thị trở thành trung tâm của vùng, khu vực, quốc gia, châu lục và thậm chí của cả thế giới nữa.

Chủ Đề