4 bức tranh về việt nam lọt top thế giới

GD&TĐ - Mức giá 1,28 triệu USD, tác phẩm 'Uyên ương hý liên' lọt top 10 kỷ lục tranh Việt đưa Lê Phổ vào hàng danh họa có nhiều tranh đắt giá nhất Việt Nam.

Với mức giá 1,28 triệu USD [khoảng 30 tỷ đồng] tác phẩm “Uyên ương hý liên” chính thức lọt top 10 kỷ lục tranh Việt - đưa Lê Phổ vào hàng danh họa có nhiều tranh đắt giá nhất Việt Nam.

Ông Ace Lê - Giám đốc điều hành của Sotheby’s tại Việt Nam cho biết, phiên đấu giá tại Sotheby’s Paris mang tên “Tráng lệ và Vương giả” [Magnificence et Régalité] giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật của Hoàng thân Nguyễn Phúc Bửu Lộc vừa kết thúc với kết quả khả quan.

Bất chấp bối cảnh kinh tế, phiên đấu là một trong những phiên hiếm hoi của thị trường năm nay đạt được danh hiệu “găng tay trắng [white glove]”, tức gõ búa thành công tất cả các lô được chào [16/16 lô]. Rất nhiều tác phẩm trong phiên đã vượt giá ước tính.

Trong đó, bức tranh lụa “Uyên ương hý liên” của Lê Phổ dẫn đầu phiên với giá gõ búa 1,2 triệu EUR [tương đương 1,28 triệu USD] gồm cả thuế phí, vượt xa khung giá ước tính ban đầu.

Như vậy, tác phẩm này đã chính thức lọt vào tốp 10 tác phẩm Việt đắt giá nhất, xếp hạng 9. Đây cũng là kỷ lục giá triệu đô thứ 2 trong năm 2023 của nhà Sotheby’s cho tranh Việt, sau “Gia đình trong vườn” với giá 2,37 triệu USD tại Sotheby’s Hongkong vào tháng 4 vừa qua.

Tác phẩm “Uyên ương hý liên” ra đời vào cuối những năm 30 của thế kỷ 20, với kích thước 64x96cm và dấu triện đỏ, đây là một trong những bức tranh lụa đầu tiên của Lê Phổ, khắc họa hình ảnh đôi vịt uyên ương giữa đầm sen.

Theo ông Ace Lê, xếp thứ 2 trong phiên đấu là tác phẩm “Ngồi nghỉ” của Nguyễn Tường Lân với giá 444,500 EUR. Đây là một trong những lần xuất hiện hiếm hoi của danh họa trong tứ trụ “Trí, Lân, Vân, Cẩn” trên sàn đấu giá công khai.

Kế đến là “Thiếu nữ choàng khăn” của Lê Phổ với giá 406,400 EUR, và “Đá gà” của Vũ Cao Đàm gõ búa 393,700 EUR. “Chúng ta đã thấy nhiều tác phẩm sơn dầu của Vũ Cao Đàm với chủ đề này, nhưng đây là bức tranh lụa đầu tiên vẽ gà của danh họa lộ diện trên sàn đấu giá”, ông Ace Lê cho hay.

Ngoài ra tại phiên đấu “Tráng lệ và Vương giả”, một số tác phẩm cũng được gõ búa với giá cao. Chiếc bình gốm mặt trăng xanh - trắng men hồng vẽ rồng đời Càn Long có giá 368,300 EUR, “Giờ uống trà của gia đình” của Lê Phổ có giá 279,400 EUR, “Cảnh chợ” của Trần Minh Thơ có giá 228,600 EUR, “Mẹ con và diên vỹ” của Lê Phổ, gõ giá 203,200 EUR, “Hoa ly” của Vũ Cao Đàm, gõ giá 190,500 EUR.

Top 10 tác phẩm Việt vượt ngưỡng triệu USD gồm: Chân dung cô Phượng [Mai Trung Thứ] 3,11 triệu USD; Gia đình trong vườn [Lê Phổ] 2,37 triệu USD; Dáng hình trong vườn [Lê Phổ] 2,29 triệu USD; Thiếu nữ đội nón lá bên sông [Mai Trung Thứ] 1,57 triệu USD; Những cô thợ may [Nguyễn Phan Chánh] 1,39 triệu USD; Khỏa thân [Lê Phổ] 1,39 triệu USD; Trà và Đồng điệu và Thiếu nữ bên hoa mẫu đơn [Lê Phổ] 1,36 triệu USD; Phong cảnh Phnom Penh [Lê Quốc Lộc] 1,31 triệu USD; Uyên ương hý liên [Lê Phổ] 1,28 triệu USD.

Mỗi năm, cuộc thi nhiếp ảnh uy tín do Viện Smithsonian [Mỹ] tổ chức lại khiến người xem nức lòng trước những khoảnh khắc ấn tượng trong cuộc sống trên khắp thế giới. Những tác phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Đến hẹn lại lên, cuộc thi năm nay bước sang tuổi thứ 15, nhận được hơn 48.000 bài thi từ các nhiếp ảnh gia tại 155 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng dự thi tại 6 hạng mục chính. Các hạng mục tranh giải bao gồm Thế giới tự nhiên, trải nghiệm nước Mỹ, du lịch, con người, hình ảnh chuyển đổi và sự chuyển động.

Cuộc thi đang bước sang những ngày cuối cùng, kết thúc bình chọn vào ngày 26/3 và công bố kết quả ngày 27/3. Đáng chú ý nhất, trong số hàng chục nghìn tác phẩm có tới 4 tác phẩm về Việt Nam. Trong số đó, 3 tác phẩm của tác giả người Việt và 1 tác phẩm còn lại của nhiếp ảnh gia nước ngoài.

Cuộc thi ảnh năm nay có sự tham gia của hơn 48.000 tác phẩm dự thi tới từ 155 quốc gia và các tác phẩm xuất sắc được chia làm 6 hạng mục. Bức ảnh "Làm hương" của tác giả Tran Tuan Viet miêu tả lại khung cảnh một người nông dân làm hương tại xã Quảng Phú Cầu, Ứng Hòa, Hà Nội.

Tác phẩm mang tên "Bữa sáng tại khu chợ phiên" của nhiếp ảnh gia Thong Huu trong hạng mục du lịch.

Tác phẩm "công nhân trênh cánh đồng muối" được chụp tại Việt Nam bởi nhiếp ảnh gia Matty Karp. Bức hình được chuyển về tông màu đen trắng nhằm làm nổi bật hình ảnh những người phụ nữ.

Một tác phẩm khác của nhiếp ảnh gia Thanh Tran mang tên "Ô chợ" được chụp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bức ảnh "gấu và cá hồi" được chụp tại vùng hồ Kuril, nước Nga của nhiếp ảnh gia Roie Galitz. Quả thật, không có niềm vui gì bằng một chú gấu với con cá hồi ngậm trong miệng.

Bức ảnh "người lái đò" của nhiếp ảnh gia Debashis Mukherjee chụp tại Tây Bengal, Ấn Độ ghi lại khung cảnh phút nghỉ ngơi yên bình của người lái đò trên dòng sông đầy tảo.

Tác phẩm "Cánh đồng ớt đỏ" của nhiếp ảnh gia Azim Khan Ronnie chụp tại Bogra, Bangladesh với khung cảnh người nông dân đang phơi ớt trên sân xi măng. Tại đây, có khoảng hơn 2.000 công nhân đang làm việc tại 100 trang trại ớt để cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài nước.

Bức ảnh "chú tê giác" từ Chitwan, chụp bởi Tanya Sharapova tại Nepal. Tại công viên này, còn khoảng 600 chú tê giác đang sinh sống.

Tác phẩm "màu xanh" chụp bởi Gareth Bragdon tại Edinburgh, Anh.

Bức ảnh "Sau một ngày dài" chụp tại Mỹ bởi nhiếp ảnh gia Geoffrey Giller.

Khung cảnh thành phố New York hiện ra trong bức ảnh "NYC" bởi nhiếp ảnh gia Tatiana Borodina.

"Feliz Navidad" ghi lại khung cảnh những người bán hàng đội mũ Noel tại thủ đô Havana, Cuba. Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia Alexey Kharitonov.

Chủ Đề