Tự suy diễn là gì

5 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang quá suy diễn trong công việc

Tôi không cố ý khoác lác, nhưng thành thực mà nói tôi chính là hình mẫu về một người luôn suy nghĩ quá nhiều. Tôi có thói quen trầm tư phân tích những cuộc đối thoại và những câu chuyện mà tôi và bạn trai hay đùa với nhau. Thói quen này lặp đi lặp lại nhiều đến nỗi nếu tôi tự bỏ 1 tờ giấy 1 nghìn đồng vào heo đất mỗi khi suy nghĩ nhiều như vậy, số tiền thu được mỗi tuần có thể chiêu đãi tôi và bạn trai một bữa ăn hoàng tráng lận đấy!

Không hề dễ dàng hay nhanh chóng mà có thể giúp bản thân dần thoát khỏi tình trạng suy diễn quá nhiều như vậy. Có 2 cách để khắc phục vấn đề này: một là bạn tự nhủ với bản thân rằng mình không hề cô đơn, hai là nắm bắt những lời khuyên sau đây từ các chuyên gia nhân sự. Lần tiếp theo nếu bạn cảm thấy bản thân bắt đầu rơi vào trạng thái lo âu và suy nghĩ nhiều, theo dõi những dấu hiệu này để xác định xem chúng có phải là tất cả những gì đang diễn ra trong đầu bạn không nhé.

1. Bạn bị ám ảnh bởi hầu hết những suy nghĩ của sếp về bạn

Thật là một điều hiển nhi khi một nhân viên mong muốn nhận được nhiều sự chú ý của sếp về mình theo một cách nào đó, điều này thực sự đem lại lợi ích cho con đường sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không khỏi lo lắng làm thế nào để luôn ghi điểm tốt trong mắt sếp, có lẽ bạn đang tự chuốt nhiều rắc rối và căng thẳng vào mình hơn bình thường đấy.

Valerie Streif cố vấn cấp cao của Mentat cho biết: Chắc chắn rằng có đôi lúc sếp tỏ ra không hài lòng với bạn và điều này gây ra một số điều khó chịu nơi làm việc. Nhưng điều đáng nói là rất nhiều lần mọi người tự suy diễn theo cách của mình và quên rằng sếp còn phải quản lý rất nhiều người khác, ông ấy không có đủ thời gian chỉ để trực tiếp chỉ đạo hay tỏ ra thất vọng với riêng bạn.

Hãy nhớ rằng: Đừng bao giờ để bụng hay tự ám thị những lời nhận xét, chỉ bảo hay thái độ thất vọng của sếp đều bắt nguồn từ việc sếp ghét bạn và chỉ muốn đì bạn nhé. Điều đó chỉ khiến bạn thêm căng thẳng và mất phong độ khi làm việc thôi.

2. Bạn quá cầu toàn

Khi bắt đầu làm một việc gì đó, bạn sẽ muốn hoàn thành nó thật tốt. Nhưng trong một vài trường hợp, bạn cần phải quyết định dừng lại để đảm bảo tính tối ưu nhất cho việc bạn đang làm. Cho dù bạn viết một bài báo cáo hay soạn thảo một email, chắc chắn rằng nếu bạn chăm chút sửa chữa quá nhiều, hay suy diễn về phản ứng của người nhận về nó, thì có khả năng chính bạn sẽ trở thành nạn nhân của tính cầu toàn quá mức này.

Thay vì cứ mãi lo lắng điều chỉnh những yếu tố nhỏ nhặt nhiều lần, hãy tin tưởng vào trực giác của mình. Laura MacLeod nhà sáng tạo ý tưởng của From The Inside Out Project chia sẻ: Dự án của bạn đã sẵn sàng hay chưa? Nó có thể hiện sự nỗ lực bền bỉ của bạn hay không? Liệu nó đã đáp ứng các yêu cầu chưa? Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi này thành thật nhất có thể và có tính đến những cảm giác [linh cảm] từ bên trong bạn, chứ không phải ưu tiên cho những suy tính trong đầu.

MacLeod đưa ra lời khuyên: Nếu bạn cảm thấy không thể trả lời những câu hỏi này một cách công bằng, hãy tìm kiếm một quan điểm khách quan bằng cách xin ý kiến từ đồng nghiệp mà bạn tin tưởng để thoát khỏi sự ám ảnh cầu toàn của chính bạn.

3. Không ai khác có cùng nỗi lo như bạn

Bạn có đang vướng phải một suy nghĩ rằng mình không đóng góp được gì cho công việc, hay đồng nghiệp đang tức giận và không muốn nói chuyện vời bạn? Nếu bạn là người duy nhất có suy nghĩ như vậy thì tỷ lệ những điều đó không đúng sự thật là rất cao.

Jill Santopietro Panall chuyên gia tư vấn nhân sự và là chủ sở hữu 21Oak HR Consulting, LLC cho biết: Nếu không ai khác trong văn phòng có cùng nỗi lo lắng như bạn, có lẽ bạn đã suy diễn quá nhiều rồi. Hãy chia sẻ nỗi lo này với những người đồng nghiệp đáng tin cậy nhất để kiểm chứng. Nếu không ai có cảm giác hay suy nghĩ như bạn, bạn có thể thư giãn được rồi đấy, điều bạn lo sợ không tồn tại đâu. Ngay cả khi bạn biết rõ bản thân mình đang suy nghĩ quá nhiều thì cũng thật cần thiết để nghe một lời động viên không có gì phải lo lắng đâu từ một bên thứ ba trung lập đấy.

4. Bạn tự ti vì nghĩ bản thân không bao giờ giỏi giang

Nếu bạn mắc chứng bệnh kinh niên là tự so sánh bản thân với người khác và cảm thấy rằng mình thật kém cỏi, hoặc đơn giản là nghĩ mình không xứng đáng với vị trí của mình ngày hôm nay, bạn có thể là nạn nhân của triệu chứng ngộ nhận. Đó là nỗi sợ hãi vô căn cứ rằng bạn đang nói dối với tất cả mọi người về tài năng của mình và nó sẽ bị phơi bày bất kỳ lúc nào.

Theo Santopietro Panall, điều này là đặc biệt phổ biến đối với những người mới vào nghề.

Sẽ là một bước nhảy lớn khi bạn rời khỏi mái trường và bước vào môi trường làm việc. Ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi rất trẻ, bạn vẫn phải gánh vác một phần trách nhiệm đáng kể về tiền bạc, dự án hay về những người xung quanh. Điều đó dẫn đến hội chứng không ngừng lo lắng sẽ có ai đó phát hiện ra rằng bạn không đủ năng lực và rồi mọi điểm tựa sẽ sụp đổ trong tương lai.

Sẽ không hề dễ dàng để khắc phục tình trạng này qua một đêm, nhưng bạn hoàn toàn có thể vượt qua triệu chứng ngộ nhận bằng việc thực hiện những bước nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa lớn.

Santopietro Panall khuyên rằng: Cho dù bạn phải tự kiểm chứng hàng ngày hay nhận những lời động viên từ bạn bè tin cậy, hãy cố gắng trấn an bản thân rằng mỗi người đều có điểm khởi đầu riêng và nhà tuyển dụng sẽ không dại dột trao cho bạn vai trò hiện tại nếu họ cảm thấy [hoặc chắc chắn] rằng bạn không đủ năng lực để đảm đương nó.

5. Bạn cảm thấy lo lắng mặc dù biết sự việc không nghiêm trọng lắm

Rất nhiều lần, chúng ta cảm thấy lo lắng về những tình huống không đáng hoặc không có ảnh hưởng dài hạn [ví dụ: một lỗi đánh máy trong email hoặc một khoảnh khắc cảm thấy bối rối khi thuyết trình trước sếp]. Trong những tình huống như thế, một giả định nhỏ có thể cứu cánh cho bạn đấy.

Santopietro Panall nói rằng: Bạn có bị vuột mất hàng triệu đô la hay đẩy ai đó vào tình thế hiểm nghèo không nếu bạn mắc phải sai lầm? Nếu câu trả lời là có thì quả thực bạn phải suy nghĩ đắn đo thật kỹ về điều đó. Nhưng nếu câu trả lời là không, mặc dù bạn đang suy nghĩ quá nhiều, hãy cố gắng tìm ra lý do vì sao bạn lại có cảm giác tiêu cực như vậy. Chẳng hạn, bạn có bị ám ảnh từ những biến cố đã xảy ra trong quá khứ không?

Cuối cùng, Nếu bạn may mắn được làm việc với một người sếp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn một người sẽ cho phép bạn mắc sai lầm và giúp bạn tìm ra cách để khắc phục nó thì tôi khẳng định rằng bạn chắc chắn đang rơi vào tình trạng suy diễn nếu bạn cho rằng một sai lầm bạn tạo ra sẽ hủy hoại mọi thứ hoặc gây ra thảm họa nghề nghiệp!.

Chúc bạn luôn vui vẻ trong công việc nhé!

Website:www.jellyfishhr.com

Fanpage://www.facebook.com/jellyfishHR

Xem các công việc từ Jellyfish HR:Danh sách việc làm,Việc làm tiếng Nhật,Việc làm tiếng Anh

Nguồn: glassdoor.com

Posted in Sẻ chia cuộc sống

Video liên quan

Chủ Đề