Tự đánh giá việc thực hiện các sdgf năm 2024

Thời xa xưa, để duy trì và phát triển sự sống, ở những vùng sinh sống bằng nghề nông cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. Những trí tuệ sắc sảo thì tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực và họ xây dựng nên triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà họ sùng bái nó như thần thánh và xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực [phồn: nhiều, thực: nảy nở]. Tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối.

IIân bài

Phồn thực hay còn còn là tín ngưỡng phồn thực, văn hóa phồn thực thật ra là 1 văn hóa tôn thờ hành vi giao phối và bộ phận sinh dục. Đây là 1 nét văn hóa, nó không phải là 1 tôn giáo. Nó là 1 nét văn hóa đặc trưng của không những người Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Tuy rằng, nó tôn thờ hành vi giao phối nhưng hoàn toàn không mang ý nghĩa xấu. Mà ngược lại phồn thực là 1 sự giao thoa, hướng đến sự tốt đẹp và phát triển bền vững.

Tín ngưỡng phồn thực mang một tính phổ quát rộng lớn trong chính kho tàng tín ngưỡng độc đáo của văn hóa dân gian Việt Nam. Với những người dân trồng trồng lúa nước, các biểu tượng âm –dương, đất – trời, non – nước là những điều kiện để tạo nên được sự sinh sôi nảy nở của muôn vật, tất cả cùng hòa lẫn với sinh khí tự nhiên cùng phát triển hơn. Hầu hết mọi thời đại, con người luôn có ước nguyện được hiểu thêm cũng như nắm bắt những vấn đề về thế giới quanh mình. Thực tiễn nó như cách để hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thể hiện niềm tin của con người luôn cầu mong có thể phát triển giống nòi cũng như cầu xin được sản xuất phồn thịnh hay mong ước mùa màng bội thu. Theo người xưa còn quan niệm qua vấn đề trực giác hay năng lượng nào đó được cất giữ trong thiên nhiên hay chính trong bản thân con người và có khả năng chuyển được sang vật nuôi hay cây trồng. Bởi vậy, tín ngưỡng phồn thực với nhiều nghi thức thờ cúng trong dân gian ngày càng phát triển. Tại Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực phát triển rất phong phú. Tín ngưỡng này mang tính biểu tượng được biểu hiện trong các lễ hội vào mùa xuân, mùa của sự sinh sôi, nảy nở.

IIIết luận

Tín ngưỡng phồn thực thuở nguyên sơ vốn có sự gắn bó rất chặt chẽ với quan niệm về nông nghiệp, là điểm nhấn cơ bản của cư dân nông nghiệp và nó luôn mang nét phong phú tới sinh hoạt xã hội ở nông thôn. Đây hoàn toàn không phải một hiện tượng dâm tục nhưng là ước vọng được cơm no áo ấm ngàn đời của cư dân. Hay ở bất kỳ dạng thức nào dù mang tính thiêng hay trần tục thì tín ngưỡng phồn thực cũng in dấu đậm nét trong đời sống người dân Việt.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Iở bài

Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt sống bằng nghề lúa nước, thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt. Việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp, và trong lĩnh vực tín ngưỡng là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng các nữ thần chiếm ưu thế. Và vì cái đích mà người nông nghiệp hướng tới là sự phồn thực, cho nên nữ thần của ta không phải là các cô gái trẻ đẹp, mà là các Bà mẹ, các Mẫu. Tục thờ Mẫu [đạo Mẫu] đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.

IIân bài

Người Việt quan niệm vạn vật hữu linh. Từ thuở còn sơ khai, người ta thờ các hiện tượng tự nhiên như trời, đất, thờ động vật như hổ, trâu, cóc, chó, chim, cá, rắn..ờ cả một số loài cây như: cây đa, cây gạo, cây cau, cây dâu..ậm chí một tảng đá, một gò đất ở giữa hồ ao..ũng được người Việt thờ, vì quan niệm đa thần: Thần cây đa, ma cây gạo. Khi con người còn yếu đuối trước thiên nhiên người ta phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khác nhau của tự nhiên dẫn đến tín ngưỡng đa thần. Người ta sùng bái nhiều hiện tượng tự nhiên: Trời, đất, nước, mây, mưa, sấm, chớp..ời cao, đất dày là những đấng thiêng liêng đem đến cho con người sự sống. Bởi vậy người ta gọi bầu trời gọi là ông trời, bà trời; Đất thì gọi là bà địa, ông địa; Mọi người đều cho rằng đất có thổ công, sông có hà bá .. vậy trước khi triển khai công việc đào móng dựng nhà, đào đất mai táng người chết..ười ta đều sắm sửa lễ vật để cúng bái. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu [thờ Mẹ], chúng ta thường thấy có ban thờ tam phủ, tứ phủ, Người Việt quan niệm trên bầu trời có một bà mẹ cai quản ở cõi trời; trên rừng núi có bà mẹ cai quản ở cõi sơn lâm; ở dưới sông biển lại cũng có một bà mẹ cai quản ở cõi nước. Vì vậy trong các ngôi đền thờ Mẫu thường gặp ban thờ tam phủ.

Mây, mưa, sấm, chớp là những lực lượng thiên nhiên có nhiều tác động quyết định đến mùa màng, đến công việc trồng cấy của người Việt. Hệ thống tín ngưỡng tứ pháp gắn với sự tích Man Nương lưu truyền từ thế kỷ II, được nhiều tư liệu cổ ghi chép. Đây là một tín ngưỡng bản địa kết hợp với Phật giáo nhập ngoại từ Ấn Độ. Hệ thống tứ pháp cho chúng ta thấy văn hóa bản địa đã thấm sâu vào văn hóa Phật giáo. Người Việt đã kết hợp tín ngưỡng thờ thần tự nhiên và thờ Mẫu để tạo ra những vị Phật riêng của mình.

IIIết luận

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng sức khỏe, tài lộc, may mắn, là một nhu cầu trong đời sống tâm linh của người Việt, mang lại cho họ sức mạnh, niềm tin và có sức thu hút mọi tầng lớp trong xã hội. Tâm là giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu. Mẫu dạy con người sống hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ tiên và biết ơn những người có công với dân, với nước.

Phong tục hôn nhân

Iở bài

Như ta đã biết, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng; kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của tập thể.

IIân bài

Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Trước hết là phục vụ quyền lợi gia tộc. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không. Tiếp theo, đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực. Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi của làng xã. Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã, vì vậy mà có truyền thống khinh rẻ dân ngụ cư. Cũng nhằm tạo nên sự ổn định, đã hình thành quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng. Quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng còn là phương tiện tâm lí, tục nộp cheo đóng vai trò phương tiện kinh tế: Khi lấy vợ; nhà trai phải nộp cho làng xã bên gái một khoản “lệ phí” gọi là “cheo” thì đám cưới mới được công nhận là hợp pháp.

Nhìn chung, lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử hôn nhân vì cộng đồng, tập thể: từ các cuộc hôn nhân vô danh của thường dân đến những cuộc hôn nhân nổi danh như Mỵ Châu – Trọng Thủy; Huyền Trân – Chế Mân; Ngọc Hân – Nguyễn Huệ... rồi vô số những cuộc hôn nhân của các con vua cháu chúa qua các triều đại được triều đình gả bán cho tù trưởng các miền biên ải nhằm củng cố đường biên giới quốc gia. Khi các quyền lợi của tập thể cộng đồng đã được tính đến và đáp ứng cả rồi, lúc ấy người ta mới lo đến những nhu cầu riêng tư. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc hỏi tuổi xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, còn nếu xung khắc thì thôi. Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con – người chồng đã không dành trọn cho mình. Vì vậy mà khi cô dâu mới bước vào nhà, có tục mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm, có ý nhượng quyền “nội tướng” tương lai cho con dâu để cho trong gia đình trên thuận dưới hòa – biểu tượng quyền lực của người phụ nữ.

IIIết luận

Hôn nhân Việt Nam có truyền thống lâu đời, có sự liên hệ của hai gia đình kết hợp hai người xa lạ sau một thời gian tìm hiểu, quyết định kết hôn. Như vậy hôn nhân xem như một gạch nối giữa hai gia đình và xã hội, có ý nghĩa lịch sử dân tộc, ngoài tôn kính tổ tiên còn biểu hiện một không khí hòa thuận gia đình. Mục đích hôn nhân không những làm sinh sôi gia tộc mà còn có trách nhiệm của xã hội loài người.

Phong tục tang ma

Iở bài-

Đám ma hay đám tang, tang lễ, tang ma là một trong những phong tục của người Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình, nghi lễ của những người đang sống thực hiện với người vừa chết. Trong việc tang ma, người Việt bị giằng kéo bởi hai thế cực: Theo thế cực triết lý thì sau khi chết linh hồn sẽ về “thế giới bên kia” nên việc tang ma xem như là việc đưa tiễn; theo thế trần tục thì coi chết là hết nên tang ma xem như là việc xót thương.

IIân bài

Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Người Việt coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất. Khi người sắp mất thì dời sang phòng chính tẩm. Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiếc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, ... Lúc đang hấp hối hoặc vừa qua đời, hơi ấm trên người vẫn còn thì người thân sẽ dùng một dải lụa trắng đắp ngang lên ngực, tấm vải lụa này sẽ được thắt thành một hình người và được thờ cúng sau đó [Thiết hồn bạch]. Còn có Lễ phạn hàm: bỏ gạo và tiền vào miệng tránh tà ma ác quỷ đến cướp đoạt, để tiễn vong hồn đi đường xa; Lễ khâm liệm nhập quan; Lễ thiết linh: Lễ thiết lập linh vị; Lễ thành phục: Tức là con cháu mặc đồ tang để cúng tế và đáp lễ khi khách đến viếng.

Trong thời gian chưa chôn có "Lễ triêu tịch điện”. Các buổi tối trước khi chưa chôn, có "Lễ chúc thực": phường bát âm tấu nhạc, con cháu thay nhau túc trực bên linh cữu. Đến ngày phát dẫn, làm lễ khiển diện, rước linh cữu lên đại dư. Đám tang cha, con trai chống gậy tre theo sau quan tài. Đám tang mẹ, con trai chống gậy vông nửa dưới đẽo vuông, nửa trên vót tròn, đi giật lùi đằng trước quan tài. Con gái, con dâu luôn luôn đi đằng sau linh cữu cha mẹ. Khi nào được hiệu lệnh thì con gái trưởng và con dâu trưởng phải vừa khóc vừa lăn đường cho tăng thêm phần thảm thiết. Tại huyệt chôn, nhiều nhà làm lễ tế thổ thần nơi đây. Ngoài ra còn có: Lễ an táng, lễ ba ngày, tuần, làm lễ Chung thất [49 ngày] và Tốt khốc [100 ngày], Giỗ đầu, Mãn tang. Sau khi người chết được 3 năm, gia chủ làm lễ hết tang. Người Việt xem tang lễ như việc đưa tiễn, người ta chuẩn bị rất chu đáo như lo áo quan, xây sinh phần.. ma chính là việc xót thương, sinh li tử biệt. Phong tục tang lễ của ta còn thấm nhuần sâu sắc triết lí âm dương – ngũ hành. Về màu sắc: màu trắng – hành Kim - xấu [hướng Tây] - nơi chôn mồ mả của người Việt. Màu đen: chỉ khi Chút, Chắt để tang cụ [là tốt cho thấy các cụ sống lâu]. Về loại số: mọi thứ liên quan đến người chết đều là số chẵn, lạy 2 lạy hoặc 4 lạy.

IIIết luận

Theo phong tục tập quán từ xưa đến nay, người Việt coi tang lễ và thực hiện các nghi thức trong tang lễ là rất quan trọng, thể hiện nếp sống, văn hóa truyền thống của mỗi vùng miền, dân tộc. Nên luôn thực hiện một cách chỉnh chu và cẩn trọng. Với tất cả các tang ma, việc làm tang ma cho cha mẹ là rất quan trọng, nên luôn cần phải đảm bảo tính linh thiêng, trang trọng và chu đáo. Nhiều phong tục tang ma cũng đã thay đổi theo hướng giản lược như tang phục đơn giản hơn trước.

huy, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập với thế giới hiện nay, bởi đó là linh hồn, là bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Văn hóa giao tiếp

Iở bài

Trong đời sống, văn hóa giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cách ứng xử. Nó kết nối mọi người lại với nhau. Văn hóa giao tiếp ở mỗi quốc gia thì có đặc trưng riêng. Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Có thể nói người Việt Nam mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so với các quốc gia trong khu vực.

IIân bài

Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Người Việt thích giao tiếp vì văn hóa gốc nông nghiệp làm cho mọi người sống hòa nhập trong cộng đồng và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với các thành viên khác [thích thăm viếng, hiếu khách] [khách đến nhà không gà thì vịt]. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè khi ở ngoài cộng đồng, nơi tính tự trị phát huy tác dụng. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá người khác khi giao tiếp như hỏi về tuổi tác, gia đình, việc làm ăn..ói quen này người khác không hiểu cho rằng người Việt Nam tò mò.

Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự, làm cho người Việt Nam mắc bệnh sĩ diện: “Ở đời muôn sự của chung – Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”. Người Việt Nam rất sợ dư luận - chỉ dám dựa theo dư luận mà sống chứ không ai dám dẫm lên dư luận mà đi theo ý mình. Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn tới người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử: Nhiều khi cực đoan: “Yêu nhau yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Nhưng nhìn chung, người Việt Nam thiên về lối sống có tình: “Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo Tam quốc”. Thói quen cân nhắc kỹ càng khi nói năng. Thiếu tính quyết đoán, cái gì cũng cười để tránh làm mất lòng người khác. Người Việt có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú, sự phong phú trong hệ thống xưng hô. Thứ nhất là có tính thân mật hóa, thứ hai là có tính cộng đồng cao, và thứ ba là cách xưng hô khiêm nhường, cách nói lịch sự.

IIIết luận

Vẻ đẹp trong văn hóa giao tiếp được thể hiện vô cùng phong phú đa dạng. Người Việt Nam ta có đặc trưng cơ bản trong giao tiếp là rất hiếu khách nhưng lại rụt rè. Luôn đặt tình cảm làm đầu để giao tiếp nên ngôn từ có hơi hướng thơ ca, tục ngữ. Người Việt luôn tôn trọng cách xưng hô và các nghi thức lễ nghi khi giao tiếp cũng như giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi người. Văn hóa này đã góp phần tạo nên truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam ta cho đến ngày nay.

Đồ ăn, tục ăn trầu, hút thuốc của người Việt

Iở bài

Việt Nam là một đất nước được hình thành từ nền văn minh lúa nước, bởi vậy văn hóa lúa nước ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, cách ăn mặc, sản xuất, giao lưu cho tới phong tục tập quán được hình thành từ rất sớm và đa dạng. Cùng với quá trình lao động sản xuất những cư dân trồng lúa nước đã tạo ra cho mình những phong tục tập quán riêng mang đậm đà tính bản sắc của mình. Những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa mà cho tới nay vẫn còn tồn tại ở các làng quê nông thôn vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ, trong đó không thể thiếu một phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam có trong cuộc sống đời thường đó là phong tục “trầu cau” và “hút thuốc lào”.

IIân bài

Theo phong tục Việt Nam "miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào. Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... Tục ăn trầu tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau, lá trầu không, rễ và vôi. Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”. Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu tiệc; cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội, với người lạ miếng trầu để làm quen, kết bạn, với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.

Sẽ là thiếu nếu nhắc đến trầu mà không nhắc đến thuốc lào. Phần đông phụ nữ ăn trầu, còn đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm chí suốt cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát... để cho tiện dụng khi xa nhà thì hút bằng điếu cày [điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày]. Cái tập quán hút thuốc lào chính là “khúc dạo đầu” cho cuộc hội ngộ, tương phùng, có thể coi là nét văn hóa của tầng lớp xã hội làng quê thời phong kiến. Vùng nông thôn Việt Nam. Trước kia hầu như nhà nào cũng có người hút thuốc lào, khi đã hút thuốc lào thì chắc chắn sẽ say, say rồi thì mê mẩn. Cây thuốc lào có lẽ từ Lào [Ai Lao] du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo [cỏ tương tư]. Thời xưa, ngoài miếng trầu là đầu câu chuyện, thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Một số vùng, thuốc lào đã thành thương hiệu ngon nổi tiếng, đặc biệt là Thuốc Lào Thanh Hóa ... được quảng cáo là êm say như đá phiện. Và các nơi khác như: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Kiến An... ở vùng ông Tạ có nhiều tiệm thuốc lào như: Vĩnh Ký, Giang Ký, Vĩnh Phúc đều có chất lượng rất tốt.

IIIết luận

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều những phong tục tập quán của nông thôn Việt Nam. Văn hóa nước ta rất đa dạng nhưng có thể bị mai một thậm chí bị mất đi nếu chúng ta không có ý thức

ngon; có chỗ ăn ngon mà không có bạn bè tâm giao cùng ăn thì cũng không ngon; có bạn bè tâm giao mà không khí bữa ăn không vui vẻ thì cũng sẽ không ngon.

Chủ Đề