Trong quá trình hình thành và phát triển của trường đại học ngân hàng

Trường ngày càng khẳng định được vị thế của một trong những trường đại học đa ngành hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính- ngân hàng, kinh doanh, quản lý, luật, ngôn ngữ. Nhiều thế hệ cựu sinh viên tốt nghiệp từ Trường hiện đang công tác và nắm giữ các trọng trách tại các cơ quan chính quyền, ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, trường đại học ... tạo ra một cộng đồng cựu sinh viên BUH rộng lớn và thành đạt.

BUH là một trong những đơn vị dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi số thông qua việc chủ động chuyển đổi phương thức dạy học, chuyển đổi các ngành, nghề đào tạo theo hướng tích hợp, ứng dụng thành tựu của CNTT nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh mới, khi cuộc CMCN 4.0 ngày càng thấm sâu vào mọi mặt của đời sống.

Khám phá Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Trường đã có các ngành, chuyên ngành, định hướng đào tạo mang tính chuyển đổi số như: Công nghệ tài chính [Fintech], Marketing số [Digital Marketing], E – Business, Thương mại điện tử, Kế toán số [Digital Accounting], Khoa học dữ liệu trong kinh doanh …

Năm 2019, Trường đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng theo bộ tiêu chuẩn của hiệp hội các Trường Đại học Đông Nam Á [ASEAN University Network Quality Assurance – AUN QA] đối với 02 chương trình đào tạo. Trường cũng nằm trong top 50 trường đại học Việt Nam và là 1 trong 2 trường thuộc khối kinh tế có công bố khoa học quốc tế tốt nhất năm 2019.

Trường có 02 cơ sở đào tạo ở trung tâm quận 1 và 01 cơ sở đào tạo lớn nhất ở Quận Thủ Đức có tổng diện tích lên đến hơn 11 ha được xây dựng rất khang trang hiện đại. Chúng ta hãy cùng khám phá ngôi trường mà 45 năm qua đã đào tạo ra rất nhiều các doanh nhân, nhà quản lý, chuyên gia hàng đầu, nơi lưu giữ kỷ niệm và sự tự hào của bao thế hệ BUHers.

T.D.V

GIAI ĐOẠN TỪ 1961 – 1998

1961 -1975: Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 3032?GV ngày 13/09/1961 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo trình độ đại học và cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng.

1976 – 1992: Thực hiện Quyết định số 1229/NH-QĐ ngày 16/12/1976 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng phát triển thêm cơ sở 2 ở thành phố Hồ Chí Minh và triển khai đào tạo các hệ dài hạn chính quy, tại chức ở trình độ Cao đẳng và Đại học ngành Tài chính – Ngân hàng.

1993 – 1997: Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 112-TTg ngày 23/03/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng Hà Nội, Cơ sở 2 thành phố Hồ Chí Minh, 3 trường trung cấp Ngân hàng Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây và Viện Nghiên cứu Tiền tệ - Tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

GIAI ĐOẠN 1998 ĐẾN NAY:

Học viện Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 30/1998/QĐ-TTg ngày 09/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng. Theo đó, Học viện Ngân hàng là một cơ sở đào tạo của Nhà nước, được phép đào tạo các bậc học từ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về lĩnh vực tiền tệ - tín dụng – ngân hàng.

Theo Quyết định số 48/2004QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội, Phân viện Bắc Ninh, Phú Yên, Cơ sở đào tạo Sơn Tây. Học viện Ngân hàng chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 29/04/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1009/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Ngân hàng thay thế cho Quyết định số 48/2004QĐ-NHNN và mới đây, ngày 16/03/2012 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 433/QĐ-NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mô hình tổ chức, cơ cấu của Học viện Ngân hàng thay thế cho Quyết định số 1009/QĐ-NHNN trước đây nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Học viện Ngân hàng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập.

Trong giai đoạn hơn 10 năm, Học viện Ngân hàng đã phát triển không ngừng. Từ một trường đại học chuyên đào tạo lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, Học viện Ngân hàng đã mở rộng đào tạo đa ngành. Trình đọ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao. Sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế và góp phần khẳng định vị thế của Học viện Ngân hàng trên thị trường lao động. Đây cũng là giai đoạn Học viện Ngân hàng phát triển mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế thông qua các chương trình trao đổi giảnh viên, sinh viên, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và chuyển giao công nghệ của Học viện Ngân hàng trong giai đoạn này đã tạo nên động lực nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế.

 Đánh giá cao công lao đào tạo đội ngũ cán bộ cho nền kinh tế quốc dân và ngành tài chính – nhân hàng, Học viện Ngân hàng đã được Đảng và Nhà nước trao tặng:

- Huân chương Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì và Huân chương Độc lập Hạng Nhì, Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng.

- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhất, Hạng Nhì cho Phân viện Bắc Ninh

- Huân chương Lao động Hạng Hạng Nhì, Hạng Ba cho Phân viện Phú Yên

- Huân chương Lao động Hạng Nhì cho CSĐT Sơn Tây

- 18 Huân chương Lao động các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác.

Ngoài ra, Nhà nước nước CHDCND Lào cũng đã trao tặng:

- Huân chương Ixala [Huân chương Độc lập] Hạng Nhất, Huân chương Cách mạng Lào Hạng Ba cho Học viện Ngân hàng

- Huân chương Ixala Hạng Nhất, Huân chương Cách mạng Lào Hạng Nhì cho CSĐT Sơn Tây

- Hơn 100 Huân chương Ixala các hạng cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và giảng viên của Học viện qua các thời kỳ công tác

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

1. Xây dựng, trình Thống đốc phê duyệt các đề án, dự án, qui hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của Học viện; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

2. Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục - đào tạo ban hành;

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức tuyển sinh, đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học thuộc các ngành nghề được phép đào tạo theo qui định của pháp luật;

4. Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trung học, cao đẳng, đại học chính qui, không chính quy và sau đại học trong phạm vi các ngành nghề được phép đào tạo; phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong đội ngũ những người học và cán bộ, giảng viên của Học viện.

5. Ngiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo; tổ chức triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn hoạt động của Học viện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện.

6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao; chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của Học viện theo qui định của pháp luật.

7. Hợp tác với các trường, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, các tổ chức trong nước và nước ngoài để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy của Học viện theo qui định của pháp luật.

8. Tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cấp có thẩm quyền.

9. Tổ chức các hoạt động dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của Học viện theo qui định của pháp luật.

10. Quản lý và xây dựng đội ngũ giảng viên của Học viện đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

11. Quản lý biên chế, sử dụng cán bộ; thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức, người lao động và quản lý người học của Học viện theo qui định của pháp luật.

12. Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch công tác của Ngân hàng Nhà nước.

13. Quản lý, sử dụng nhà đất, tài chính, tài sản, ngân sách được phân bổ và các nguồn thu khác theo qui định của pháp luật.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của điều lệ trường đại học và được Thống đốc giao.

LOẠI HÌNH, CẤP ĐÀO TẠO VÀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

  • Chính quy, tập trung + Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng. Chương trình thạc sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm Chương trình tiến sĩ: Thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị Thạc sĩ và 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ. + Đại học: Gồm có các chuyên ngành chính: - Ngân hàng, bao gồm các chuyên ngành chuyên sâu: * Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại * Thanh toán tín dụng quốc tế  * Kế toán - kiểm toán ngân hàng

    * Thị trường chứng khoán

    - Tài chính

    - Kế toán - Kiểm toán

    - Quản trị kinh doanh

    - Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng

    - Hệ thống thông tin kinh tế

    Thời gian đào tạo 4 năm

    + Cao đẳng: Chuyên ngành Ngân hàng, Kế toán và Tài chính.

    Thời gian đào tạo: 3 năm

    + Trung học: chuyên ngành Ngân hàng và Kế toán. Thời gian đào tạo 2 năm Không tập trung

    + Sau đại học: Chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng.

    Chương trình Thạc sĩ: thời gian đào tạo 3 năm

    Chương trình Tiến sĩ: thời gian đào tạo 3 năm đối với học viên đã có học vị Thạc sĩ và 5 năm đối với học viên chưa qua đào tạo Thạc sĩ.

    + Đại học: Thời gian đào tạo: 4 năm

    + Trung học: Thời gian đào tạo 2 năm
    Hệ liên thông

    + Hệ hoàn chỉnh kiến thức cao đẳng và đại học: chuyên ngành

    Ngân hàng, Kế toán và Tài chính cho các đối tượng từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học. Hệ đào tạo đại học văn bằng 2

    + Đối với sinh viên đã tốt nghiệp khối các trường kinh tế, thời gian đào tạo 1 năm.

    + Đối với sinh viên tốt nghiệp khối các trường kỹ thuật, ngoại ngữ, khoa học xã hội..., thời gian đào tạo 2,5 năm. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức:

    Đối tượng là các cán bộ ngân hàng, doanh nghiệp và các cơ quan khác có nhu cầu nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoặc cập nhật kiến thức chuyên ngành [các chuyên đề về ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương, kế toán ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị tài chính doanh nghiệp, thị trường chứng khoán..].

         Các khoá học này thường là ngắn hạn từ vài ngày đến vài tháng. Nội dung được thiết kế theo yêu cầu của người học. Các chương trình liên kết đào tạo

    + Liên kết với Hiệp hội ngân hàng, các Trung tâm đào tạo của các ngân hàng thương mại cho các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật kiến thức

    + Liên kết với Tập đoàn Tyndale - Singapore & Edexcel và Đại học Sunderland - Vương quốc Anh: Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.

    + Liên kết với Đại học Birmingham –  Vương quốc Anh: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng [Master of  Science – Banking & Finance]

    + Liên kết với Đại Luật & Kinh tế Berlin - CHLB Đức: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Kế toán Tài chính & Quản trị [Master in Financial and Mangerial Accounting]

    + Liên kết với Viện Công nghệ châu Á – AIT: Chương trình đào tạo Thạc sĩ công nghệ thông tin trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.

    + Liên kết  hợp tác song phương với Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tây Nam Trung Quốc, Học viện Tài chính - CHLB Nga, Học viện Tài chính Ngân hàng Đài Loan, Trường Đại học Khoa học & Công nghệ Quốc gia Cao Hùng - Đài Loan...

    + Liên kết với Học viện Ngân hàng Lào: Chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành tài chính – ngân hàng cho Ngân hàng Quốc gia CHDCND Lào.

Video liên quan

Chủ Đề