Trồng cây theo đường đồng mức là chống như thế nào

2.5. Thiết kế và xây dựng hệ thống chống xói mòn


- Địa hình có độ dốc >100 phải thiết kế băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ n­ước ở mép bờ. Độ dốc < 100 không cần làm băng bậc thang.

- Thiết kế hàng cây

+ Đất dốc 0-50: Chia lô thiết kế như đất bằng, trồng cây theo băng

+ Đất dốc 5-100: Trồng cây theo đư­ờng đồng mức, bố trì hàng cây so le hoặc hàng kép, trồng băng cây phân xanh giữ n­ước

2.5.1. Chuẩn bị

- Bản thiết kế kỹ thuật hệ thống chống xói mòn

- Cuốc, xẻng, xà beng: Số lượng tuỳ theo số người tham gia

- Thước chữ A: Cấu tạo thước chữ A gồm ba thanh gỗ hoặc tre và một dây dọi.




H
ình 3.1.2. Dùng thước chữ A để đo độ dốc

2.5.2. Xây dựng hệ thống chống xói mòn trong trường hợp đất dốc 5-100

a. Xác định khoảng cách các hàng cây trong vườn theo thiết kế.

Mỗi giống na có mật độ khoảng cách trồng khác nhau, do đó khoảng cách trồng cây cũng khác nhau. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế của vườn trồng để đánh dấu vị trí các hàng cây trên thực địa.

b. Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.

- Đường đồng mức là những đường vành đồi song song với mặt nước biển, hay nói cách khác là những điểm nằm trên đường đồng mức và có độ cao bằng nhau so với mặt nước biển.

- Nguyên tắc:




H
ình 3.1.3. Làm đất theo đường đồng mức

Vạch đường đồng mức từ đỉnh đồi xuống chân đồi và từ phía đồi dốc sang phía đồi thoải.

- Cách vạch đường đồng mức:

+ Cố định một chân thước chữ A tại một điểm thích hợp của đường đồng mức đầu tiên cao nhất, sau đó dịch chuyển lên hoặc xuống chân còn lại sao cho dây dọi rơi vào điểm giữa thanh ngang, dùng cọc đánh dấu vị trí của chân thước đó.

+ Tiếp tục làm như vậy tới đầu kia của đồi hoặc đến khi gặp lại điểm đầu tiên nếu là đường chạy vòng quanh đồi.




H
ình 3.1.4. Trồng cây phân xanh

+ Làm đất theo đư­ờng đồng mức: Trồng cây phân xanh giữ n­ước hoặc những cây có khả năng chống xói mòn

c. Xây dựng hệ thống xói mòn trong trường hợp dốc >100

- Xác định đường đồng mức bằng thước chữ A.

- Làm băng bậc thang, kết hợp trồng cây giữ n­ước ở mép bờ


2. 6. Thiết kế và xây dựng đai rừng chắn gió


2.6.1. Mục đích thiết kế

- Việc xây dựng và thiết kế đai rừng phòng hộ là rất cần thiết cho bất cứ một vùng trồng na nào. Đặc biệt, ở vùng đồi núi, vai trò của đai rừng phòng hộ càng quan trọng.

- Đai rừng phòng hộ có tác dụng điều hoà không khí, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, hạn chế gió bão, lũ lụt và giữ nước.

- Các đai rừng sẽ có tác dụng giảm tốc độ gió bão, giảm lượng bốc hơi, giữ ẩm trong mùa khô, giữ nhiệt trong mùa lạnh và điều hoà nhiệt độ trong những vùng có gió nóng và thường có hạn hán xảy ra.

2.6.2. Thiết kế đai rừng

a. Đai chính

- Đai chính gồm 3-5 hàng cây v­ươn cao, tán hẹp, nằm bên ngoài vư­ờn, vuông góc với h­ướng gió chính.

- Đai chính nằm cách v­ườn 8-15m, có mư­ơng cắt rẽ vào v­ườn quả.






Hình 3.1.5. Đai rừng chắn gió
b. Đai phụ

- Nằm trong vư­ờn, sát các hàng phân cách các lô, vuông góc với đai chính.

- Hướng của đai rừng chắn gió phải vuông góc với hướng gió chính trong vùng, hoặc có thể lệch một góc 300.

- Đai rừng phải bố trí cách xa làng, vườn cây na đầu tiên từ 10 -15 m.

Hàng cây chắn gió được thiết kế chặn vuông góc với hướng gió chính thường xuyên gây hại. Nên trồng các loại cây sinh trưởng nhanh, xanh quanh năm như: Keo dậu, mít, sấu…

2.6.3. Loại cây làm đai rừng chắn gió

- Có rất nhiều cây có thể sử dụng làm đai rừng chắn gió. Các cây làm đai rừng phòng hộ phải có đặc điểm:

+ Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, đất đai vùng sản xuất

+ Cây sinh trưởng nhanh, khoẻ, có bộ tán dày.

+ Cây làm đai rừng phòng hộ không được là ký chủ của các loài sâu bệnh hại cây trồng chính

+ Cây làm đai rừng phòng hộ có thể là các loại cây ăn quả khác như mít, nhãn, xoài…hay những cây lâm nghiệp như bạch đàn,…, những cây cố định đạm cho đất như Keo tai tượng, cây keo dậu, cây cốt khí…

2.6.4. Phương pháp xây dựng



­ - Xác định vị trí của các đai rừng theo thiết kế kỹ thuật

- Tiến hành trồng cây vào các vị trí đã xác định. Tùy thuộc vào loài cây trồng làm đai rừng chắn gió mà có kỹ thuật trồng khác nhau.


2.7. Thiết kế và xây dựng hệ thống t­ưới tiêu


2.7.1. Mục đích

- Cung cấp n­ước cho v­ườn cây

- Cung cấp dinh d­ưỡng

2.7.2. Chuẩn bị

a. Dụng cụ

- Dụng cụ đào đất: Cuốc, xẻng, xà beng

- Dụng cụ xây dựng : Bay xây, xô đựng vữa, thùng gánh nước…

- Dây và cọc tiêu định hướng

- Chuẩn bị dụng cụ nhiều hay ít phụ thuộc vào số người tham gia

b. Vật tư

- Gạch, cát, xi măng xây dựng …số lượng cụ thể tuỳ thuộc vào kế hoạch xây dựng;

- Sơ đồ quy hoạch khu vực trồng na

- Giấy vẽ A3 hoặc A4

- Bút chì than, chì màu, tẩy chì

c. Điều kiện cần thiết khác

- Hệ thống điện bơm nước

- Nhân lực

- Bản vẽ sơ đồ hệ thống cấp thoát nước trong vườn cây na

2.7.3. Các bước thiết kế hệ thống tưới tiêu

- Vẽ sơ đồ hệ thống tưới tiêu khu vực trồng cây lên giấy.

- Hệ thống bao gồm:

+ Hệ thống t­ưới tự chảy: m­ương, kênh

+ Bể chứa nư­ớc

+ Hệ thống t­ưới phun

+ Hệ thống t­ưới nhỏ giọt

2.7.4. Các bước xây dựng hệ thống tưới tiêu

- Dùng dây và cọc tiêu định hướng theo sơ đồ thiết kế.

- Đào mương theo hướng dẫn trong bản thiết kế.

- Xây bê tông một số điểm hoặc toàn bộ hệ thống tưới.


Каталог: Documents -> TaiLieuHuongDanHCC
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
TaiLieuHuongDanHCC -> Tọa đàm về thu hút đầu tư vào nông nghiệp thông qua quá trình tái cơ cấu ngành
TaiLieuHuongDanHCC -> Thông tư CỦa bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 99/2006/tt-bnn ngàY 06 tháng 11 NĂM 2006
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn giáo trình mô Đun bảo quản vỏ TÀu mã SỐ: MĐ07 nghề: VẬn hành tàu vỏ théP, TÀu vỏ VẬt liệu mới trình độ: Sơ cấp nghề
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn giáo trình mô Đun tiêu thụ SẢn phẩm rau, CỦ, quả
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn học viện nông nghiệp việt nam 
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn chưƠng trình dạy nghề trình đỘ SƠ CẤp nghề: VẬn hành tàu vỏ théP, TÀu vỏ VẬt liệu mớI
TaiLieuHuongDanHCC -> Bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn học viện nông nghiệp việt nam 
TaiLieuHuongDanHCC -> Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề


tải về 14.34 Mb.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Đường đồng mức là một khái niệm rất quan trọng cho công tác đo đạc, khảo sát địa hình của bất kỳ người kỹ sư nào trong lĩnh vực xây dựng. Để hiểu hơn về đường đồng mức là gì? Ý nghĩa và cách đọc đường đồng mức trên bản đồ, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau. 

Đường đồng mức là gì?

Đường đồng mức là khái niệm các bạn học sinh đã được tìm hiểu trong chương trình Địa lí lớp 6. Theo đó, đường đồng mức hay còn gọi là đường bình độ bao gồm nhiều đường tròn lượn sóng được sử dụng trên loại bản đồ địa hình hai chiều nhằm mục đích mô tả độ cao ở mặt đất. 

Đường đồng mức là gì địa lý lớp 6

Tùy vào tỷ lệ bản đồ với tình hình thực tế mà khoảng cao giữa các đường đồng mức có thể là 1 mét, 5 nét hoặc 10 mét. Các khoảng cách mau hay thưa của đường đồng mức trong bản đồ địa hình thể hiện rõ độ thoải hay dốc của vùng địa hình đang được thể hiện ở trên bản đồ. Đường đồng mức càng thưa thì càng thoải, càng mau thì sẽ càng dốc. 

Vậy canh tác theo đường đồng mức là gì?

Canh tác theo đường đồng mức chính là việc trồng trọt, cày bày và đánh luống theo đường bình độ, đường đồng mức. Điều này nhằm mục đích ngăn cả dòng nước và giảm được trình trạng xói lở trên mặt đất.

Đường đồng mức có quy ước đặc điểm như thế nào?

Dưới đây là quy ước về đặc điểm của đường đồng mức giúp bạn dễ dàng quan sát được trên bản đồ:

  • Cao độ một điểm nằm trên khoảng cách giữa hai đường đồng mức sẽ được thể hiện trên bản đồ địa hình được xác định gần đúng bằng cách dựng một đường thẳng vuông góc tại điểm đó với cả hai đường đồng mức. 
  • Khoảng cách hai giao điểm của đường đó và hai đường đồng mức nói trên sẽ được gọi là khoảng cách giữa hai đường vị trí trí đang xét. 
  • Sử dụng tam giác đồng dạng để xác định được độ chênh lệch điểm đang xét với đường đồng mức thấp hơn [trong 2 đường đồng mức], qua khoảng cách điểm đó đến đường đồng mức thấp và khoảng cách giữa 2 đường đồng mức. Từ đó, ta sẽ xác định được độ cao tuyệt đối điểm đó.

Đường đồng mức gồm những loại nào? 

Trên thực tế, đường đồng mức gồm 4 loại chi tiết được phân như sau: 

  • Đường bình độ con: Những đường bình độ con sẽ được vẽ bằng các nét liền mảnh
  • Đường bình độ cái: Những đường bình độ cái sẽ được vẽ bằng các nét liền đậm 
  • Đường bình độ giữa ½
  • Đường bình độ phụ: Những đường bình độ phụ sẽ được vẽ bằng các nét đứt và được thêm vào nếu cần. 

Thông thường, cứ hai đường bình độ cái sẽ chứa bốn đường bình độ con. Hiểu đơn giản thì đường đồng mức chính là đường nối liền những điểm có cùng độ cao với nhau. 

Ý nghĩa của các đường đồng mức là gì?

Trong một bản đồ lớn, đường bình độ đóng vai trò quan trọng giúp bản đồ trở nên dễ hiểu và dễ đọc hơn. Từ đó những kỹ sư sẽ nhanh chóng tìm ra được độ cao của điểm trung gian, những đường đồng mức sẽ được sử dụng để vạch ra được những kế hoạch cho việc khai thác hiệu quả và hợp lý nhất. 

Đường đồng mức trên bản đồ nhằm mô tả độ cao của mặt đất

Trên bản đồ, đường đồng mức còn được sử dụng để ước tính đo đạc diện tích đất cho bất cứ một loại cấu trúc nào như là đường, đập hoặc cầu đường… Vậy nên, thông qua những đường đồng mức người ta có thể nhanh chóng tính toán được độ cao dọc cho một khu vực. Đồng thời tính được cả khoảng cách ngang thuận tiện trong việc đo đạc, khảo sát địa hình. 

Những tính chất quan trọng của đường đồng mức

Bản đồ đường đồng mức đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong công tác khảo sát, đo đạc địa hình. Nhất là trong công tác thi công, thiết kế quy hoạch từ 1/500 cho tới 1/2000. 

Các đường đồng mức không bao giờ giao nhau

Dưới đây là một số tính chất, đặc trưng của đường đồng mức trên bản đồ mà bạn nên biết để thuận tiện cho công việc đo đạc, khảo sát địa hình:

  • Các đường đồng mức không giao nhau và cũng không nằm song song với nhau.
  • Những đường đồng mức nằm gần nhau sẽ thể hiện cho độ dốc của địa hình. Những đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn
  • Những đường đồng mức nằm càng cách xa nhau thì càng chứng tỏ độ dốc ít. Khu vực địa hình đó sẽ được đánh giá có độ dốc nhẹ. 
  • Các đường đồng mức thể hiện độ cao, nếu cao hơn trung tâm của khu vực địa hình cần thực hiện đo đạc, khảo sát thì đó sẽ là những ngọn núi hoặc ngọn đồi. 
  • Những điểm nằm ở trên cùng một đường đồng mức thì độ cao của chúng sẽ giống nhau. 
  • Những đường đồng mức nằm gần sát nhau có sự chênh lệch ở cùng một giá trị cao độ cố định, người ta gọi là khoảng cao đều.

Hướng dẫn cách xác định, đọc đường bản đồ nhanh nhất

Thông thường, bản giấy vô cùng hữu ích giúp bạn lên kế hoạch cho một chuyến đi thám hiểm hay du lịch. Nhưng nó sẽ không hỗ trợ bạn tốt nhất trong việc xác định được phương hướng chính xác ở giữa đường. 

Cách xác định đường đồng mức

Với bản đồ địa hình với các đường đồng mức sẽ nhanh chóng giúp bạn nắm chắc được địa hình theo 3 chiều nhanh chóng. 

Độ dốc địa hình

Đường đồng mức sẽ mức thể hiện rất rõ về dễ hiểu về độ dốc của địa hình.  Bạn sẽ thấy được các đường đồng tâm, mỗi đường được nối bởi những điểm có cùng độ cao. Các đường đồng tâm không bao giờ cắt nhau và nếu nằm càng gần nhau thì độ dốc sẽ càng lớn. Ngược lại những đường đồng mức nằm càng cách xa nhau thì độ sốc sẽ càng nhỏ và đường đi cũng sẽ thoải mái hơn.. 

Hình dạng của địa hình

Đường đồng mức còn biểu thị cho bạn biết được hình dạng của địa hình. Những đường đồng mức nằm sát cạnh nhau sẽ cho bạn biết đó là các đỉnh núi. Nằm giữa những đỉnh núi sẽ là thung lũng và đèo. 

Việc sử dụng, biết cách đọc bản đồ địa hình với một khu vực nhất định sẽ giúp bạn dễ dàng đối chiếu với thực tế. 

Mức chỉ số

Chỉ số cũng là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện trong đường đồng mức. Cứ mỗi 5 đường đồng mức sẽ có một đường đồng mức kẻ đậm và được ghi chú thêm thông số chính xác về độ cao. 

Khoảng cao đều đường đồng mức là gì? Đây chính là sự chênh lệch độ cao giữa hai đường bình độ liên tiếp và được thống nhất sử dụng trên cùng một bản đồ. Thông thường, khoảng cao đều đường đồng mức sẽ được ghi rất rõ trong phần chú thích. 

Tuy nhiên, tùy từng quốc gia và cũng như các loại bản đồ chắc chắn sẽ có sự khác nhau về quy ước khoảng cao đều hay phương pháp chiếu thể hiện địa hình thực tế trên duy nhất một mặt phẳng. 

Đôi khi, trong một số trường hợp những đường đồng mức cũng thể hiện rõ khu vực sâu chứ không phải chỉ là các đỉnh núi. Những đường đồng mức này sẽ được đánh dấu gạch ngang hướng vào trong. Đó là cách để thể hiện khu vực này bị thụt sâu. Và bạn sẽ thấy độ cao của nó ngày càng giảm dần khi tiến gần đến khu vực đó. 

Ứng dụng quan trọng của đường đồng mức

Đường đồng mức đóng vai trò quan trọng trong công tác đo đạc, khảo sát địa hình. Cụ thể, trên một bản đồ địa hình thì những đường đồng mức sẽ thể hiện rất rõ ràng để người ta tìm ra được các điểm cao độ trung gian. 

Đường đồng mức được ứng dụng trong thi công xây dựng

Ngoài ra, đường đồng mức còn sử dụng để minh họa cho các cấu trúc như đập, cầu vượt hay các làn đường. Từ đó quá trình đọc bản đồ địa hình sẽ trở nên đơn giản hơn, dễ dàng hơn. 

Trong công tác đo đạc diện tích đất để phục vụ nhu cầu khảo sát, thiết kế quy hoạch. Dựa vào bản đồ được minh họa bằng cách đường đồng mức sẽ rất thuận tiện cho các kỹ sư tính toán. Từ đó, họ nhanh chóng lên được kế hoạch, phương án cụ thể để khai thác, cải tạo hoặc xây dựng trên địa hình mất đất được tiến hành khảo sát đó. 

Trên đây là những thông tin về đường đồng mức là gì, bản vẽ đường đồng mức là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ cho quý bạn đọc. Hy vọng, bài viết giúp bạn hiểu đồng thời biết cách đọc bản đồ đường đồng mức khi cần thiết. 

Video liên quan

Chủ Đề