Trình tự xử lý lấn chiếm đất công

Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố

Email: phuongdinhhung@…hỏi: Kính gửi các luật sư. Tôi xin trình bầy sự việc như sau mong các luật sư sớm giải đáp. Năm 2013 vợ chồng tôi mua mảnh đất diện tích 56m2 và đã có sổ đỏ. Năm 2015 tôi đi xuất khẩu lao động cho đến cuối năm 2017 tôi về thì được biết diện tích đất mà gia đình tôi đã mua, đang sinh sống bị nhà hàng xóm lấn chiến mất 11 m2 đất ở của hoa đình tôi và đã xây nhà trên đó. Thời gian xây nhà trên đất khoảng giữa năm 2016 và phía gia đình họ đã bị chính quyền địa phương lập biên bản về hành vi xây dựng nhà ở trái phép. Các luật sư cho tôi hỏi. Để khởi kiện và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất do có sự lấn chiếm thì cần thu thập những giấy tờ văn bản gì để chứng minh? Đất có sổ đỏ bị lấn chiếm đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì sẽ bị xử lý như thế nào? Rất mong sớm nhận được sự hỗ trợ tư vấn từ phía luật sư Phamlaw.

Xin được cám ơn các luật sư rất nhiều!

Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố

Trả lời: [câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo]

Chào bạn, với câu hỏi xây dựng nhà trên đất lấn chiếm, luật sư xin được hỗ trợ tư vấn như sau:

Hành vi lấn chiếm đất đai là một trong những hành vi bị cấm theo điều 12 Luật Đất đai 2013, khoản 1. Khi giải quyết các tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất mà một bên lấn chiếm thì cần phải thu thập đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên, các tài liệu về đất đai được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 như: Sổ sách địa chính, sổ đăng ký ruộng đất, bản đồ địa chính, các tài liệu thể hiện mốc giới, tứ cận của thửa đất,…các tài liệu thể hiện hiện trạng thửa đất trước khi có việc lấn chiếm đất để có căn cứ xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của mỗi bên.

Với tranh chấp này, bạn có thể đề nghị Tòa án yêu cầu các cơ quan chuyên môn đo đạc lại, xác định diện tích thực tế gia đình bạn đang sử dụng. Nếu số liệu trong các tài liệu [Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, bản đồ địa chính …] và số liệu thực tế đã đo đạc vênh nhau để từ đó làm cơ sở xác định đất của gia đình bạn có đang tranh chấp hay không. Chỉ khi xác định được các số liệu chính xác làm cơ sở để xác định ranh giới thửa đất thì mới có căn cứ để Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện.

Trường hợp đất lấn chiếm của gia đình bạn đã xây dựng nhà cửa kiên cố thì về nguyên tắc, gia đình bạn được quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lấn chiếm tháo dỡ phần xây dựng trái  phép. Tuy nhiên, phía gia đình bạn phải chứng minh thời điểm xây dựng trên phần đất lấn chiếm các bên đã có tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có quyết định cấm xây dựng, nhưng bên lấn chiếm vẫn cố tình xây dựng. Nếu vì lí do khách quan thực tế khi thi hành án bên lấn chiếm không thể trả lại phần đất lấn chiếm thì gia đình bạn được quyền đề nghị Tòa án buộc bên lấn chiếm phải thanh toán lại cho gia đình bạn giá trị quyền sử dụng đất theo giá thị trường hoặc bồi thường thiệt hại đối với phần đất hoặc không gian mà gia đình bạn không được sử dụng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, những cá nhân, tổ chức có hành vi lấn, chiếm đất quy định trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể:
“– Đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở [trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình]: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Đối với hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

……………“

Như vậy, bên lấn chiếm đất đai xây nhà có thể phải chịu mức xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đối với đất ở.

Trên đây là nội dung câu trả lời đối với câu hỏi “Xử lý lấn chiếm đất đai khi đã xây dựng nhà cửa kiên cố” của bạn, nếu bạn còn vướng mắc bạn vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật chuyên sâu 1900 của Phamlaw. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

——————————-

Phòng tư vấn pháp lý chuyên sâu – Phamlaw

Xem thêm

  • Thủ tục sang tên sổ đỏ nhà đất
  • Thủ tục sang tên nhà đất
  • Hồ sơ sang tên sổ đỏ

Vấn đề lấn chiếm đất để sử dụng là vấn đề diễn ra khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên về việc xử lý còn nhiều bất cập và chưa giải quyết được triệt để nên vấn đề này vẫn xảy ra ở nhiều nơi, do đó để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất thì các cấp có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm.

Mục lục bài viết

  • 1. Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiếm đất công
  • 2. Quy định về xử phạt hành vi lấn chiếm đất công
    1. 2.1 - Quy định về hành vi lấn chiếm đất
    2. 2.2 - Về xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công
  • 3. Có được mở lối đi qua phần công trình giải trí công cộng không?

1. Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiếm đất công

Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Đối với các hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật.

Do đó, nếu bạn hoặc gia đình bạn đang sử dụng đất trên phần đất lấn chiếm và chưa biết hành vi của mình bị xử lý như thế nào thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đưa ra phương án khắc phục hành vi đó.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định về xử phạt hành vi lấn chiếm đất công

Câu hỏi:

Nhờ văn phòng giải đáp giúp về vấn đề lấn chiếm đất công như sau: Trước kia gia đinh em có một mảnh vườn trồng cây lâu năm đã bị nhà nước thu hồi làm đường nhưng sau khi làm đường diện tích đất đó nhà nước không sử dụng hết. Hiện giờ diện tích đó bỏ hoang mấy năm nay, vì ngay mặt đường nên rất tiện cho việc buôn bán nên em mới dựng lều để buôn bán. Vậy luật sư cho em hỏi như thế có vi phạm pháp luật không ? Và nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về hành vi lấn chiếm đất

Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

“1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. 
..."

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì hành vi lấn đất và chiếm đất được định nghĩa như sau:

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Như vậy, bạn có hành vi sử dụng phần đất làm đường để dựng lều phục vụ cho việc buôn bán. Đây là hành vi vi phạm pháp luật về lấn chiếm sử dụng đất.

- Về xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất công

Đối chiếu quy định nêu trên về hành vi vi phạm và trường hợp thực tế bạn hỏi, theo đó, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi của mình theo quy định tại Điều 10 Nghị định này:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a] Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b] Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

---

3. Có được mở lối đi qua phần công trình giải trí công cộng không?

Câu hỏi:

Em xin chào luật sư, em có vấn đề này kính mong luật sư giải đáp hộ em. Em có mua một mảnh đất có 2 mặt tiền. e lấy ví dụ mặt trước là A. mặt sau là B.E xây nhà nguyện vọng xây cả 2 mặt, nhưng em vướng mắc mặt sau nghĩa là mặt B của em không được mở cửa và bắt buộc phải xây tường, em đi hỏi thì trưởng khu em bảo quy định ở phường là như vậy.

Vì mặt B của nhà em ngày trước là một vườn chuối bỏ không [ không thuộc quyền sở hữu của ai], nhưng mọi người ở khu đã đi xin UBND làm sân chơi thể thao cho cả khu và đã được UBND đồng ý. và sân chơi thể thao với đường đi lại là cùng nhau trên 1 trục đường. Vậy luật sư cho em hỏi, nếu em cố tình xây và mở của ở mặt B thì có vi phạm vào điều luật nào không ah. Và khu tổ dân phố cấm không cho em mở cửa nhà tại mặt B và cấm không được đập tường đi. vì tường đó nối giữa mặt B nhà em và sân thể thao. như vậy là đúng hay sai ah. Mong sự giải đáp của luật sư [em có vẽ qua hướng nhà em, mong luật sư xem qua]. Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Tư vấn trường hợp không chấp nhận mở lối đi cho hộ gia đình

Căn cứ theo quy định tại Điều 132 Luật đất đai 2013 quy định về đất công ích thì:

"...2. Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau đây:

a] Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;"

Như vậy, đối với phần đất làm sân bóng để giải trí công cộng thì có thể đây là phần đất công ích xã phường; và nếu đây là đât công cộng thì gia đình không được phép sử dụng làm lối đi. Bên cạnh đó, việc  xây dựng phải đáp ứng các điều kiện về xây dựng và mở cửa nên nếu gia đình cố ý vi phạm mở lối đi có thể vi phạm về xây dựng tại địa phương nên có thể bị buộc phải phá dỡ nếu vi phạm vì gia đình không được mở cửa đi vào phần đất đã được xây dụng để làm mục đích giải trí công cộng của nhà nước.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Xử phạt hành vi lấn chiếm đất công. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn luật Đất đai trực tuyến để được giải đáp.

Chủ Đề