Trình bày nội dung và phương pháp lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Lập kế hoạch kinh doanh hay kế hoạch tài chính là việc xây dựng các mục tiêu kinh doanh dựa trên các nguồn lực của doanh nghiệp. Với cơ chế thị trường thì ngày nay hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ đều lập kế hoạch kinh doanh, kế hoach tài chính cho mình. Một kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về kinh doanh như mở rộng thị trường, doanh số, lợi nhuận…Trong bài viết này mình sẽ đưa ra các phương pháp lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính.


Có nhiều phương pháp lập kế hoạch khác nhau, trong bài này mình chỉ nêu 4 phương pháp lập kế hoạch mà đa số các phần mềm lập kế hoạch đều hỗ trợ:

  • Lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu
  • Lập kế hoạch sáng kiến
  • Lập kế hoach theo kịch bản
  • Lập kế hoạch đối phó

Lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu

Lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu được sử dụng để dự báo các giá trị tương lai dựa trên xu hướng và mối quan hệ giữa các yếu tố như chi phí, doanh thu, KPI. Bằng việc thay đổi số liệu trong các tài khoản trọng yếu, giá trị mục tiêu của kế hoạch sẽ thay đổi tương ứng.

Nhân tố trọng yếu là những chỉ tiêu có ảnh hưởng trực tiếp đến kế quả đo lường [doanh thu, lợi nhuận…] và các nhân tố này cần phải được thẩm định lại với số liệu lịc sử.

Ví dụ, nhân tố trọng yếu của lợi nhuận ròng có thể là giá bán, giá thành, doanh số…Chúng ta thay đổi các chỉ số này thì lợi nhuận ròng sẽ thay đổi theo.

Mô hình này cho một bức tranh toàn cảnh và trực quan về lợi nhuận, doanh thu, chi phí nhưng điểm hạn chế của mô hình này là không tính toán được những ảnh hưởng của giá thành khi thay đổi sản lượng sản xuất hay doanh thu khi thay đổi chính sách chiết khấu, và không tính toán đến các yếu tố bên ngoài như thời tiết…

Lập kế hoạch sáng kiến


Lập kế hoạch sáng kiến là ghi nhận tác động của những hành động cụ thể mà có ảnh hưởng đến sự phát triển tự thân của một doanh nghiệp. Các sáng kiến tác động đến một dự án:

  • Một hành động được thực hiện
  • Các bộ phận liên quan trong việc triển khai
  • Người chịu trách nhiệm triển khai tổng thể
  • Lý do thực hiện và phương pháp đo lường thành công
  • Thời gian thực hiện cùng với ngày bắt đầu và ngày kế thúc
  • Các cột mốc để kiểm tra việc thực hiện
  • Các nguồn lực cần thiết


Các sáng kiến có thể được liên kết với các yếu tố trọng yếu trong mô hình lập kế hoạch trên cơ sở trọng yếu được đề cập bên trên. Điểm khác trong mô hình này là ta có thể kết hợp và dịch chuyển các sáng kiến để xem tác động đến kết quả tổng thể. Ví dụ, nếu ta trì hoãn sáng kiến số 3 2 tháng thì sẽ tác động thế nào đến doanh thu và giá thành? Hoặc nếu chúng ta loại bỏ sáng kiến số 2, chúng ta có thể dịch chuyển sáng kiến 4 và 5 hay không?

Lập kế hoach theo kịch bản

Lập kế hoach theo kịch bản không phải là đưa ra những dự đoán hoàn toàn chính xác, mà là dự báo những gì có thể xảy ra trong tương lai. Điều này cho doanh nghiệp thời gian để nghĩ về cách họ có thể thành công trong những kịch bản khác nhau. Mô hình lập kế hoach theo kịch bản này ngày càng được dùng bới các công ty vừa và nhỏ trong phát triển tầm nhìn, quản lý chiến lược và các quá trình đưa ra quyết định quan trọng.

Ví dụ thực tiễn về 3 kịch bản: Một một công ty sản xuất hoa trên Đà Lạt chuyên xuất khẩu hoa tươi đi Hà Lan, việc dự đoán kịch bản trong 5 năm tới là vô cùng quan trọng.– Kịch bản 1: Trong 5 năm, công ty này sẽ mở rộng kinh doanh ra các nước ở Châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore– Kịch bản 2: Thị trường ổn định và cong ty tiếp tục kinh doanh, tập trung chủ yếu xuất khẩu vào Hà Lan

– Kịch bản 3: Hoạt động xuất khẩu vào thị trường Hà Lan bị chấm dứt và doanh nghiệp cần tìm thị trường tiêu thụ mới

Ví dụ trên dựa trên ba kịch bản: một kịch bản khả quan, một kịch bản thông thường và dễ xảy ra nhất [đây cũng được coi là dự báo] và một kịch bản bi quan [hay trường hợp kịch bản tồi tệ nhất]. Trên thực tế, doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến cả ba kịch bản và cần có biện pháp đối phó. Vậy nên, doanh nghiệp cần nâng cao nỗ lực của họ và đảm bảo là mọi nhân viên đều tập trung vào công việc và luôn nghĩ tới những phương án xử lý vấn đề khác nhau.

Thông qua việc xem xét kĩ tất cả các kịch bản, một doanh nghiệp có thể kiểm tra xem một chiến lược họ đã lựa chọn có thể được duy trì trong những điều kiện không chắc chắn hay không. Đây là lí do tại sao các doanh nghiệp nên nhìn vào xu hướng và các yếu tố căn bản có ảnh hưởng đáng kể đến các sự kiện. Nếu chiến lược hiện tại không thể đứng vững trước những tác động như vậy thì doanh nghiệp nên thay đổi chiến lược của mình.

Lập kế hoạch đối phó

Lập kế hoạch đối phó là thực hiện một bản kế hoạch đối phó với các sự kiện mà chưa biết chắc chắn nó có xảy ra hay không. Trong quản lý dự án, kế hoạch đối phó là một phần bắt buộc của quản lý dự án, nó mô tả mỗi hành động bạn cần phải làm nếu rủi ro xảy ra hoặc đã xảy ra. Chú ý là các rủi ro này thuộc dạng rủi ro đã xác định.

Ví dụ bạn là trưởng một dự án về công trình xây dựng, rủi ro có thể trời mưa trong quá trình sơn công trình khiến cho lớp sơn phủ bị mưa trôi hết. Vì vậy, bạn phải có kế hoạch để nếu bất cứ khi nào có trời mưa, cần phải đem thiết bị che chỗ được sơn. Và khi trời tạnh mưa thì gỡ bỏ thiết bị che phủ sơn đi. Đây gọi là Lập kế hoạch đối phó.

Kế hoạch đối phó tương tự như kế hoạch kịch bản, tuy nhiên mục đích của nó là để xem xét các tác động của các yếu tố đến kết quả hiện tại và dự báo.

  • Là văn bản thể hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong thời kì nhất định.

  • Dựa vào nhu cầu của thị trường, thể hiện ở hợp đồng hay đơn đặt hàng.

  • Dựa vảo sự phát triển của kinh tế xã hội: Phát triển sản xuất hàng hoá, thu nhập của dân cư.

  • Dựa vào pháp luật hiện hành: Chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước.

  • Dựa vào khả năng của doanh nghiệp: nguồn vốn, trình độ, công nghệ, lao động, trang thiết bị, nhà xưởng.

  • 5 nội dung chính của kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là:

    • Kế hoạch bán hàng

    • Kế hoạch mua hàng

    • Kế hoạch tài chính

    • Kế hoạch lao động

    • Kế hoạch sản xuất

a. Kế hoạch bán hàng: 

  • Bán cái gì? Khi nào bán? Bán bằng cách nào?

Kế hoạch bán hàng = Mức bán hàng thực tế trong thời gian qua +[-] Các yếu tố tăng [giảm]

  • Cơ sở xác định: Tổng hợp nhu cầu thị trường.  Dự đoán nhu cầu thị trường.

  • Ví dụ 1: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Hữu Hoàng năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 [triệu đồng]

  • Ví dụ 2: Mức bán hàng thực tế của danh nghiệp Phúc Khang năm qua là 5 tỉ đồng. Năm nay dự kiến phấn đấu thêm 240 triệu đồng. Hãy xác định kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp mỗi tháng trong năm?

    • Trả lời: Mỗi tháng kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp tăng thêm 240 triệu :12 tháng = 20 [triệu đồng]

b. Kế hoạch mua hàng: 

  • Cần mua hàng gì? Khi nào mua? Mua bằng cách nào?...

Kế hoạch mua hàng = Mức bán kế hoạch +[-] Nhu cầu dự trữ hàng hoá

  • Cơ sở xác định: sự phù hợp cả về số lượng, mặt hàng, thời gian… với kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.

  • Ví dụ: Cửa hàng bác An bán mỗi ngày 10 két bia, để dự trữ 2 két. Hãy xác định kế hoạch mua bia của cửa hàng trong ngày?

    • Trả lời: Kế hoạch mua bia trong ngày của cửa hàng là 12 [két bia]

c. Kế hoạch sản xuất:

  • Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào..

Kế hoạch sản xuất = Năng lực sản xuất 1 tháng x số tháng

  • Cơ sở xác định:  căn cứ vào năng lực sản xuất và  nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định [quý,năm….]

  • Ví dụ: Một doanh nghiệp X có năng lực sản xuất 10.000 sản phẩm/ tháng. Nhu cầu thị trường đang cần sản phẩm đó của doanh nghiệp. Xác định kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp?

    • Trả lời: Kế hoạch sản xuất trong 1 năm của danh nghiệp X là: 10.000 sản phẩm / tháng x12 tháng =120.000 [sản phẩm]

d. Kế hoạch lao động: 

  • Cần bao nhiêu lao động, tay nghề và trình độ như thế nào? bộ phận nào cần? khi nào cần? Bố trí ra sao?.

Kế hoạch lao động cần sử dụng = Doanh số bán hàng [dịch vụ] / Định mức lao động của một người

  • Kế hoạch lao động của doanh nghiệp thể hiện số lượng lao động cần sử dụng và từng loại lao động phù hợp với kế hoạch lao động.

  • Ví dụ: Danh số bán hàng của doanh nghiệp Y là 12.000 sản phẩm / tháng. Định mức lao động của một người mỗi tháng là 300 sản phẩm. Xác định kế hoạch lao động cần sử dụng của doang nghiệp X?

    • Trả lời: Kế hoạch lao động cần sử dụng của doanh nghiệp Y là 12.000 : 300 = 40 [người]

e. Kế hoạch tài chính: 

  • Huy động bằng cách nào? phục vụ vào mục đích gì? Khi nào cần?....

  • Sản phẩm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở năng lực sản xuất và căn cứ vào nhu cầu thị trường về sản phẩm đó trong một khoảng thời gian nhất định [quý, năm…].

Kế hoạch vốn của doanh nghiệp = Vốn hàng hoá + Tiền công + Tiền thuế

  • Cơ sở xác định: căn cứ vào nhu cầu mua hàng hoá, tiền trả công lao động, tiền nộp thuế. 

  • Ví dụ: Danh nghiệp Z dự kiến sử dụng 100 triệu đồng cho việc mua nguyên liệu sản xuất giày dép,100 triệu đồng  trả lương cho công nhân tháng đầu tiên, 10 triệu đồng tiền thuế / năm [nộp thuế một lần]. Xác định kế hoạch vốn của doanh nghiệp?  

    • Trả lời: Kế hoạch vốn của doanh nghiệp Z là: 210 [triệu đồng]

Video liên quan

Chủ Đề