Trình bày cách ghi kích thước trên bản vẽ kỹ thuật

Trên chi tiết, các phân tử giông nhau, cho phép ghi kích thước một phân tử đặc trưng và kèmtheo số lượng phân tử như vậy có trên chi tiết, ví dụ ứng dụng trình bày trên các hình biểu diễn hình 4.63.

Chi tiết đối xứng theo phương chiếu nào đó, chỉ cần biểu diễn một phần tử, phần tử còn lại đấu đối xứng cho phép không ghi [nhưng phải biểu diễn] hoặc dùng chữ: 2 đầu, 2 mép [H.4.64].

Khi các phần từ thuộc chi tiết giống nhau phân bố đều theo hướng nhất định, cho phép biểu diễn bằng cách ghi tích số [H4.65].

Nếu các phân tử giống nhau về hình dạng, kích thước thì ghi kích thước theo dạng chuỗi [ghi liên tiếp các kích thước], cho phép ghi một mũi tên theo hướng phát triển chuỗi chữ số đặt phía ngoài đầu đường gióng và được viết theo hướng đọc của bản vẽ.

Chi tiết có hai lỗ đồng tâm, cho phép ghi kích thước lỗ một bên, nhưng dùng nét liền mảnh hoặc đường tâm kéo dài để thể hiện sự đồng tâm các lỗ [H.4.66].

Ghi kích thước cho các bao hình là đường cong trơn hoặc mặt tròn xoay, ghi kích thước theo

phương pháp chuỗi [H.4.67].

Trường hợp trên chi tiết có nhiều phân tử giông nhau về hình dạng nhưng khác nhau về kích thước và phân bố không đều trên bề mặt chi tiết, cho phép ghi theo tọa độ và lập bảng số tọa độ bên cạnh hình biểu diễn [H.4.68].

Nếu chi tiết có một số nhóm lỗ [phân tử giông nhau] thì mỗi nhóm đánh dấu riêng [H.4.69]. Và kích thước đặc trưng cho từng lỗ trong nhóm trình bày theo bảng thống kê.

Ghi kích thước của cùng phân tử chi tiết [lỗ, rãnh, vâu] nên ghi tập trung trên hình chiếu nào mà phân tử đó thể hiện rõ hình dáng của chúng [H.4.70].

Cách ghi kích thước cho mặt nghiêng chỉ dẫn trên hình 4.71 mặt nghiêng có thể được xác định bởi hai kích thước góc, và hai kích thước thẳng hoặc ba kích thước thẳng.

Để đơn giản ghi kích thước, trong trường hợp các lỗ sâu có bậc, không có bậc, lỗ cạn, cho phép ghi như hình 4.72 nếu lỗ suốt chỉ cần ghi đường kính lỗ là đủ.

Video liên quan

Chủ Đề