Trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng chống ma túy là gì

Trách nhiệm phòng, chống ma túy của cá nhân, tổ chức Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về ....

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật về trách nhiệm phòng, chống ma túy của cá nhân, tổ chức

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Phòng, chống ma túy 2021

Nội dung tư vấn:

    Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy quy định: Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hưng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành gây nguy hại lớn cho xã hội. Do đó, trách nhiệm của toàn dân là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn ma túy. Cụ thể như sau:

1. Trách nhiệm của cá nhân và gia đình trong phòng chống ma túy

  • Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng ngừa, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng ngừa, chống ma túy.
  • Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
  • Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
  • Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước 

  • Tổ chức phòng ngừa, chống ma túy trong cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.
  • Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy tại các vùng xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.

3. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục 

  • Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng ngừa, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa, chng ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng ngừa, chống ma túy.
  • Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
  • Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.

4. Trách nhiệm của cơ quan báo chí 

      Cơ quan báo chí có trách nhiệm phốhợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa và đấu tranh chống ma túy.

5. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức khác

  • Tổ chức và phối hợp vớcơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng ngừa, chng ma túy trong Nhân dân; vận động Nhân dân tham gia phòng ngừa, chống ma túy và thực hiện các phong trào phòng ngừa, chng ma túy.
  • Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân vi phạm pháp luật về phòng ngừa, chống ma túy.
  • Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, cơ quan có thẩm quyền vận động người nghiện ma túy thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các cht dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đng; phòng, chng tái nghiện ma túy.

     Liên kết ngoài tham khảo:

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới luật Toàn Quốc theo thông tin dưới đây. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.  

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trách nhiệm phòng, chống ma túy

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc phòng ngừa và đấu tranh chống ma túy hoặc các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
  • Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Mục lục bài viết

  • Căn cứ pháp lý:
  • 1. Khái niệm về ma túy
  • 2. Trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy
  • 3. Quyền lợi của cá nhân, tổ chức, gia đình khi tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý
  • 4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý
  • 5. Trách nhiệm của người nghiện, gia đình và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong cai nghiện ma tuý
  • 7. Biện pháp, hình thức cai nghiện ma túy
  • 8. Điều kiện cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc

Căn cứ pháp lý:

-Bộ luật Hình sự năm 2015;

- Luật phòng, chống ma túy 2021.

1. Khái niệm về ma túy

Theo quy định Luật phòng, chống ma túy nước ta thì "Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành" [Khoản 1 Điều 2].

Tội phạmvềma túy lànhững hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâmphạmchế độ thống nhất quản lý của Nhà nước đối với các chấtma túyvà các loại thuốc gây nghiện, xâmphạmtrật tự, an toàn xã hội và tính mạng, sức khỏe con người và sự phát triển bình thường.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự [Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015].

2. Trách nhiệm trong công tác phòng, chống ma túy

Khoản 7 Điều 2 Luật phòng, chống ma tuý quy định phòng, chống ma tuý là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý. Cụ thể:

+ Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm [Điều 6, Điều 7, Điều 8 Luật phòng, chống ma tuý]:

- Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.

- Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh.

- Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân và của người khác.

- Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

- Phát hiện, cung cấp nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

- Phát hiện, báo cáo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma túy; tham gia triệt phá cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.

- Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản xuất có hiệu quả.

+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm [Điều 9 Luật phòng, chống ma tuý]:

- Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, giáo dục nhân dân kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma tuý; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh.

- Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân tham gia tệ nạn ma tuý.

- Giám sát hoạt động phòng, chống ma tuý ở cơ quan, nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và địa bàn dân cư.

- Phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền để vận động cai nghiện ma tuý; tham gia giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện.

+ Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm [Điều 10 Luật phòng, chống ma tuý]:

- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý.

- Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý.

- Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

+ Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm [Điều 11 Luật phòng, chống ma tuý]:

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức phòng, chống ma tuý ở cơ quan, đơn vị mình; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia tệ nạn ma tuý; tuyên truyền, động viên cán bộ, công chức và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn ma tuý.

+ Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm [Điều 12 Luật phòng, chống ma tuý]:

Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nhân dân nhận thức rõ về tác hại của ma tuý; chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp của Nhà nước về phòng, chống ma tuý.

3. Quyền lợi của cá nhân, tổ chức, gia đình khi tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý

Quyền lợi của cá nhân, tổ chức, gia đình khi tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý quy định tại Điều 14, Điều 52 Luật phòng, chống ma tuý

- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia các hoạt động phòng, chống ma tuý được Nhà nước bảo vệ và giữ bí mật.

- Trường hợp cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được Nhà nước đền bù; trường hợp cá nhân bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ hoặc bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống ma tuý thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

4. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý quy định tại Điều 36 Luật phòng, chống ma tuý.

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý được quy định tại Điều 36 Luật phòng, chống ma tuý

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma tuý.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma tuý.

- Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý.

- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý.

- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý.

- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý.

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma tuý.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý.

- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

5. Trách nhiệm của người nghiện, gia đình và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong cai nghiện ma tuý

Trách nhiệm của người nghiện, gia đình và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong cai nghiện ma tuý được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý

+ Người nghiện ma túy có trách nhiệm:

- Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [sau đây gọi chung là cấp xã] nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.

+ Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:

- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;

- Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và ủy ban nhân dân cấp xã;

- Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;

- Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.

+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma tuý và đăng ký hình thức cai nghiện."

7. Biện pháp, hình thức cai nghiện ma túy

Biện pháp, hình thức cai nghiện ma túy quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý

- Biện pháp cai nghiện ma túy: Có 02 biện pháp gồm cai nghiện ma túy tự nguyện và Cai nghiện ma túy bắt buộc.

- Hình thức cai nghiện ma túy: Có 03 hình thức gồm cai nghiện ma túy tại gia đình; Cai nghiện ma túy tại cộng đồng; Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.

Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện. Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu tháng đến mười hai tháng.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.

Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng.

8. Điều kiện cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc

Điều kiện cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 28 và Điều 29, Luật phòng, chống ma tuý

+ Đối với người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên 25

- Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Việc đưa người cai nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 01 năm đến 02 năm.

- Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

+ Đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia đình và cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện dành riêng cho họ.

- Người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc gia đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện dành riêng cho họ.

- Việc cai nghiện ma tuý đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời hạn, chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người cai nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.

Video liên quan

Chủ Đề