Tối ăn mít có tốt không

  • Cung cấp năng lượng: Mít chứa nhiều carbohydrates [chiếm 92% nguồn dinh dưỡng], đường fructose và sucrose nên có thể cung cấp năng lượng tức thời cho bạn hoạt động mỗi ngày. Một chén mít chứa khoảng 40 gm carbohydrates.
  • Phòng ngừa các bệnh về tuyến giáp: Trong thành phần của mít chứa nhiều đồng, khoáng chất giúp cơ thể bạn hấp thu, điều hòa và tổng hợp các hormon tuyến giáp, từ đó phòng ngừa bệnh về tuyến giáp một cách hiệu quả.
  • Tăng cường sức đề kháng: vitamin C có trong mít giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, mít còn có các loại đường đơn giản, có thể cải thiện hệ miễn dịch rất tốt.
  • Giảm huyết áp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, một chén mít có thể cung cấp cho bạn khoảng 14% nhu cầu kali hàng ngày. Hàm lượng kali cao trong mít giúp điều hòa huyết áp, phòng ngừa các bệnh về tim mạch rất hữu hiệu.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Chất xơ và nước có trong mít có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị táo bón. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mít có thể cảm thấy khó tiêu.
  • Cải thiện chức năng thị giác: Những hợp chất chống oxy hóa có trong mít như flavonoid và phenols giúp loại bỏ các gốc oxy tự do - nguyên nhân gây ra sự thoái hóa các tế bào võng mạc, đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Mít có thể cung cấp khoảng 10% nhu cầu vitamin A hàng ngày cho cơ thể.
  • Chống ung thư: Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các DNA của tế bào tránh bị thiệt hại trực tiếp, hoặc các đột biến gây ra do các gốc oxy tự do. Hơn nữa, mít còn giúp cho đại tràng loại bỏ tất cả các độc tố trong hệ tiêu hóa - yếu tố liên kết với việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết.
  • Chữa bệnh thiếu máu: Mít rất giàu vitamin A, C, E, K cũng như axit folic, niacin và vitamin B6, ngoài ra cũng chứa mangan, magiê, đồng và sắt, rất cần thiết cho sự tổng hợp của các tế bào hồng cầu [RBC] và hemoglobin, từ đó giúp chữa trị và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Mít là một loại trái cây nhiệt đới với hương vị thơm ngon, dễ ăn. Vậy người ốm có nên ăn mít không? Những người bệnh nào cần kiêng mít tuyệt đối? Hãy theo dõi những phân tích dưới đây của chuyên gia Nutricare để tìm lời giải đáp nhé!

1. Người ốm có nên ăn mít không?

Người ốm mắc các triệu chứng thông thường như hắt hơi, nhức đầu, mệt mỏi, ăn không ngon,… có thể ăn mít tối đa 80 g/ngày [khoảng 3-4 múi].

Ăn mít góp phần tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho người ốm:

  • Vitamin A, C trong mít giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người ốm.
  • Carotenoid, Flavonoids chứa các đặc tính giảm viêm, giúp người ốm rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Nhiều chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa vốn đang yếu ớt của người ốm được cải thiện, hoạt động trơn tru hơn.

Tuy nhiên, người ốm ăn quá nhiều mít có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:

  • Gây mụn nhọt: lượng đường lớn trong mít khi người ốm ăn vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, các vi khuẩn, đặc biệt là tụ cầu phát triển mạnh gây mụn nhọt chốc lở ở người ốm.
  • Gây đầy bụng, khó tiêu: Người ốm khi ăn nhiều mít khiến đường, dinh dưỡng không kịp tiêu hóa hết. Khó tiêu, đầy bụng là hiện tượng tất yếu.
  • Gây đờm đặc: Người ốm có triệu chứng ho ăn mít quá ngọt khiến cho đờm trở nên đặc hơn, khó khạc nhổ. Mặt khác, tính nhiệt trong mít làm người ốm bị ho, ăn mít sẽ rất mệt, tăng thêm cảm giác khó chịu.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng mít chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết cho người ốm. Tuy nhiên, nếu người ốm ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến da, hệ tiêu hóa,… Người ốm cần ăn mít với liều lượng thích hợp để không gây hại cho sức khỏe. Tiếp theo cùng mình đi sâu hơn vào vấn đề “người ốm có nên ăn mít không?” nhé!

Người ốm với những triệu chứng thông thường có thể ăn mít với lượng vừa phải

Tìm hiểu thêm:

Top 13+ món ăn bồi bổ cơ thể phù hợp cho người ốm

2. Top 3 công dụng của mít với người đang ốm

Chi tiết hơn về việc người ốm có nên ăn mít không thì mít là loại trái cây có nhiều loại Vitamin và khoáng chất. Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng có trong 165 g mít:

Dinh dưỡngHàm lượng trong 165gLượng calo155 KcalCarbohydrates40 gChất xơ3 gChất đạm3 gVitamin A10% khẩu phần ăn hàng ngàyVitamin C18% khẩu phần ăn hàng ngàyRiboflavin11% khẩu phần ăn hàng ngàyMagiê15% khẩu phần ăn hàng ngàyKali14% khẩu phần ăn hàng ngàyĐồng15% khẩu phần ăn hàng ngày

Với các chất dinh dưỡng trên, ăn mít mang lại các công dụng hữu ích cho người ốm sau đây!

2.1. Tăng sức đề kháng

Trong mít có chứa Vitamin A [10% RDI trong 165 g mít] giúp tăng cường sức đề kháng, phòng chống lây nhiễm ở người ốm. Ngoài ra, mít cũng có chứa Vitamin C [10% RDI trong 165 g mít] giúp tăng cường hoạt động của các tế bào bạch cầu.

2.2. Giảm viêm và rút ngắn thời gian hồi phục

Trong mít có chứa Flavonoids và Carotenoids có tác dụng giảm viêm. Vitamin C còn giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị nhiễm trùng. Sự kết hợp của cả Flavonoids, Carotenoid và Vitamin C giúp người ốm nhanh lành vết thương và thời gian phục hồi sau ốm cũng được rút ngắn.

2.3. Cải thiện khả năng tiêu hóa

Mít chứa hàm lượng chất xơ cao [3 g trong 165 g mít] ngăn ngừa tình trạng táo bón ở người ốm do thúc đẩy nhu động ruột. Ngoài ra, mít có vị ngọt tự nhiên, hương thơm dễ chịu và màu sắc bắt mắt. Đặc điểm này giúp người ốm ăn ngon miệng hơn.

Mít đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người ốm.

Có thể bạn quan tâm:

3. Hướng dẫn cách ăn mít tốt nhất cho người ốm

Sau khi rõ ràng người ốm có nên ăn mít không thì một điều bạn cần lưu ý nữa là người ốm nên ăn mít đúng cách để mang lại những lại những lợi ích tốt nhất:

Liều lượng: Người ốm nên ăn với lượng vừa đủ. Với người ốm mắc bệnh mạn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g mít/ngày [khoảng 3 – 4 múi].

Thời gian: Người ốm chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 – 2 tiếng. Nếu ăn mít vào lúc đói hoặc ngay sau khi ăn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột hoặc đầy bụng, khó tiêu.

Lưu ý:

  • Không nên ăn mít vào buổi tối: Người ốm ăn mít vào buổi tối sẽ khó để có thể tiêu hóa, gây gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa. Do buổi tối là thời điểm để cơ thể nghỉ ngơi, rất ít các hoạt động tiêu hóa năng lượng.
  • Không nên ăn mít vào lúc đói: Hàm lượng đường khá cao có thể làm cho đường huyết tăng cao đột ngột. Bạn có thể gặp phải hiện tượng như chóng mặt, hoa mắt và đầy bụng, khó tiêu.

Mẹo hấp thu tối đa dinh dưỡng từ quả mít cho người ốm:

  • Người ốm nên chọn mít chín cây: Mít chín cây không chỉ thơm ngon hơn mà còn tránh nguy cơ ăn phải mít tiêm thuốc hoặc dùng hóa chất bảo quản. Mít chín cây thường có gai nở to, không nhọn, ấn tay vào sẽ thấy mềm. Khi bổ quả mít thấy có ít nhựa, không có nhựa màu trắng, mùi thơm đặc trưng, múi mít vàng óng, cùi dày.
  • Người ốm nên nhai kỹ khi ăn: Mít dai, khó tiêu, nếu không nhai kỹ sẽ gây đau dạ dày.
  • Người ốm nên ăn kèm mít với hoa quả chín khác: Sự kết hợp giữa mít và các loại hoa quả chín khác sẽ cung cấp đầy đủ các Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho người ốm giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Bổ sung đủ nước và rau xanh: Rau xanh có khả năng làm giảm tính nhiệt trong mít. Người ốm bị mụn nhọt, nóng trong khi ăn mít cần bổ sung đầy đủ rau xanh [200 – 300g/ngày] và nước [2 – 2,5l/ngày].
Ăn mít đúng cách giúp cho người ốm nhanh chóng hồi phục.

4. Những người ốm nào cần kiêng hoàn toàn hoặc hạn chế ăn mít?

Tuy mít đem lại giá trị dinh dưỡng cao, nhưng với việc “người ốm có nên ăn mít không?” thì những người ốm sau đây cần kiêng mít hoàn toàn:

  • Người bị dị ứng mít nên kiêng: Một số người bị dị ứng mủ cây bạch dương hoặc phấn hoa cũng có thể bị dị ứng với mít. Người ốm bị dị ứng mít khi ăn mít sẽ xuất hiện những triệu chứng như mẩn ngứa, nổi mề đay, tức ngực,…
  • Người bị tiểu đường: Thành phần chủ yếu của mít là Carbohydrates ở dạng tự nhiên. Người ốm bị tiểu đường cần ăn ít hơn lượng khuyến cáo để tránh đường trong máu tăng cao, khiến cho bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn.
  • Người bị gan nhiễm mỡ: Đường Fructose vào cơ thể được gan chuyển hóa. Người ốm bị gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn mít để tránh tăng gánh nặng lên gan và khiến cho bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi.
  • Người ốm sốt hoặc ho không nên ăn: Mít có tính nhiệt, người bệnh bị sốt, ho khi ăn mít sẽ khiến cơ thể thấy mệt mỏi, tăng cảm giác khó chịu. Ngoài ra, người ốm bị ho, ăn mít sẽ khiến đờm đặc quánh, khó khạc nhổ khiến bệnh lâu hồi phục.
  • Trẻ em bị mụn nhọt, rôm sảy không nên ăn: Lượng đường trong máu tăng khi ăn mít tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển. Điều này khiến cho tình trạng mụn nhọt, rôm sảy ở trẻ em bị ốm càng thêm nặng nề hơn.
Một số người ốm cần phải kiêng mít hoàn toàn.

Trên đây là những phân tích của chuyên gia về thắc mắc người ốm có nên ăn mít không? Người bệnh nào cần kiêng mít tuyệt đối? Hy vọng với những thông tin chuyên gia chia sẻ ở đây, bạn sẽ luôn ăn mít ngon, đúng cách và nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé!

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về dinh dưỡng dành cho người ốm, hãy truy cập fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Nên ăn mít khi nào?

Bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g [khoảng 3-4 múi mít/ngày]. Ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Không ăn vào buổi chiều tối.

Ăn mít vào buổi sáng có tác dụng gì?

Hàm lượng đường cao trong mít làm tăng đường huyết đột biến, gây choáng váng, hoa mắt. Ăn mít lúc đói sẽ khiến hàm lượng đường trong máu của cơ thể đột ngột bị tăng cao, đầy bụng, khó tiêu. Bạn chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm một hoặc hai giờ, nhất là vào mùa nóng để tránh gây hại cho sức khoẻ.

Tại sao không nên ăn mít vào bạn đêm?

Không nên ăn mít vào buổi tối: Vì trong mít có nhiều chất xơ [đặc biệt là hột mít], không tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, sự trao đổi chất trong cơ thể thường hoạt động rất chậm vào buổi tối. Do vậy, chúng rất khó để xử lý một loại quả nhiều đường, calo như vậy.

Không nên ăn mít khi nào?

Mít chứa nhiều đường nên không tốt cho gan và dễ gây nóng trong. Những người bị gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng nên hạn chế những loại trái cây quá ngọt và khó tiêu, trong đó có mít. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu sẽ càng trầm trọng hơn nếu bạn ăn mít, nhất là mít dai.

Chủ Đề