Tỉnh nào giàu nhất việt nam hiện nay năm 2024

Khảo sát mức sống dân cư năm 2021 mới được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, năm 2021, thu nhập bình quân 1 người/tháng đạt 4,205 triệu đồng, giảm 1,1% so với năm 2020 [4,25 triệu đồng/người/tháng].

Thu nhập bình quân 1 người/tháng năm 2021 ở khu vực thành thị đạt 5,388 triệu đồng, cao gấp gần 1,5 lần khu vực nông thôn [3,486 triệu đồng].

Cũng theo báo cáo, nhóm hộ giàu nhất có thu nhập bình quân 1 người/tháng đạt 9,184 triệu đồng - cao gấp 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất.

Đáng chú ý đây là năm thứ 2 liên tiếp thu nhập bình quân đầu người/tháng suy giảm [năm 2019, thu nhập bình quân đầu người/tháng là 4,295 triệu đồng].

“Trước năm 2019, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tuy nhiên sau năm 2019, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, thu nhập có xu hướng giảm dần”, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết.

Trong đó, tốc độ giảm thu nhập ở khu vực thành thị nhiều hơn so với khu vực nông thôn. So với năm 2020, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 ở khu vực thành thị giảm 3,6%; còn thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực nông thôn không thay đổi đáng kể.

Cụ thể hơn, báo cáo cho biết, trong năm 2021, vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ [5,794 triệu đồng/người/tháng] và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc [2,837 triệu đồng/người/tháng].

Còn trong 63 tỉnh, thành phố, Bình Dương là tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước năm 2021 với 7,12 triệu đồng/người/tháng - cao gấp 1,8 lần mức bình quân chung của cả nước; tăng 1,71% so với năm 2020.

Xếp ở vị trí thứ 2 là TP Hồ Chí Minh với 6,008 triệu đồng/người/tháng và Hà Nội ở vị trí thứ 3 với 6 triệu đồng/người/tháng.

10 tỉnh, thành phố có thu nhập bình quân cao nhất cả nước như sau:

1. Bình Dương: 7,12 triệu đồng/người/tháng

2. TP Hồ Chí Minh: 6,008 triệu đồng/người/tháng

3. Hà Nội: 6 triệu đồng/người/tháng

4. Đồng Nai: 5,75 triệu đồng/người/tháng

5. Đà Nẵng: 5,23 triệu đồng/người/tháng

6. Hải Phòng: 5,09 triệu đồng/người/tháng

7. Bắc Ninh: 4,91 triệu đồng/người/tháng

8. Cần Thơ: 4,79 triệu đồng/người/tháng

9. Vĩnh Phúc: 4,51 triệu đồng/người/tháng

10. Bà Rịa – Vũng Tàu: 4,41 triệu đồng/người/tháng.

* Ngược lại, địa phương đang có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước là Điện Biên với 1,82 triệu đồng/người/tháng; tiếp đó là Sơn La 1,83 triệu đồng/người/tháng.

Việt Nam đang ngày càng phát triển, và kinh tế nước ta đang ngày càng có vị thế trên thị trường quốc tế. Chính vì vậy, có rất nhiều doanh nghiệp lớn nước ngoài mong muốn rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam còn có chính trị ổn định, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhân lực trẻ tay nghề cao dồi dào. Do đó, rất nhiều tỉnh thành của Việt Nam đã có sự lột xác rõ rệt về cơ sở hạ tầng, mức sống người dân địa phương, các khu công nghiệp ngày mọc lên nhiều hơn. Vậy đó là những tỉnh thành nào? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này nhé !

1. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất nước ta, là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước. Có thể nói nơi đây giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam với đa dạng về lĩnh vực từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính. Với đa dạng các khu công nghiệp, công ty trong và ngoài nước phát triển không ngừng tại thành phố này đã khiến cho người dân của thành phố này cũng được xem là có thu nhập cao và biếu hiện rõ nét nhất là sức mua hàng online của thành phố dẫn đầu cả nước. Mặc dù thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm đến 20,5% tổng sản phẩm GDP; 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Các biểu tượng như chợ Bến Thành, tòa nhà Bitexco, Diamond Plaza là sự đại diện cho sức sống kinh tế cuồn cuộn của thành phố mang tên Bác này.

2. Thủ đô Hà Nội

Nằm trong top các thủ đô có diện tích lớn nhất trên thế giới với diện tích là 3.324,92 km2, Hà Nội vừa có một nền văn hóa đa dạng, vừa cho thấy sự phát triển kinh tế đa dạng ở nhiều khu vực. Kinh tế thủ đô thường xuyên duy trì mức tăng trưởng khá, ước tính cả năm 2014 tăng 8,8%, GDP bình quân đầu người: 75-77 triệu đồng. Hàng loạt trung tâm thương mại lớn đã được xây dựng như: Royal City, Time City, AEON Mall... ra đời là nơi tập trung mua sắm của đông đảo người dân. Thêm vào đó, Hà Nội còn là thành phố có tiềm năng phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với công trình kiến trúc, Hà Nội sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam, cùng với các khu vui chơi, các ngôi chùa cổ kính thu hút nhiều du khách tới ghé thăm. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam cho du khách nước ngoài thông qua nhà hát sân khấu dân gian, làng nghề truyền thống,... Ngoài 11 khách sạn 5 sao, thủ đô còn có 6 khách sạn 4 sao và 19 khách sạn 3 sao.

3. Tỉnh Bắc Ninh

Không chỉ nổi tiếng bởi dân ca quan họ, Bắc Ninh còn ghi dấu ấn khi trở thành một thành phố công nghiệp nổi tiếng phía Bắc. Trong đó, có rất nhiều dự án công nghệ cao của Canon, Samsung, Microsoft đã xuất hiện tại đây. Ngoài ra, Bắc Ninh còn có vị trí địa lý thuận lợi khi chỉ cách thủ đô khoảng 30 cây số. Dù có diện tích nhỏ nhất nước ta, nhưng Bắc Ninh lại có rất nhiều lễ hổi nổi tiếng gồm 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì như hội Lim, hội đền Bà Chúa Kho,..cũng như các làng nghề dân gian như gốm sứ, tranh vẽ cùng những ngôi chùa lâu đời, uy nghi. Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tuc mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước khi tổng sản phẩm [GRDP] năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19,12% là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh cũng đứng thứ 2 cả nước chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh, đây là động lực mới giúp cho kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017.

4. Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, là thành phố lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Không chỉ là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn khi nơi đây hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, nơi đây hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO, cùng các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn. Bên cạnh đó, thành phố còn có những nét đặc trưng về văn hóa, đặc biệt là ẩm thực và các lễ hội truyền thống. Từ năm 2005 đến nay thành phố này luôn đứng trong top đóng góp ngân sách nhiều nhất cả nước, cụ thể là đứng thứ 3 sau tp.HCM và Hà Nội.

5. Thành phố Đà Nẵng

Có thể nói, Đà Nẵng được xem như là anh cả kinh tế và là trung tâm lớn về nhiều mặt như chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch dịch vụ của miền Trung. Kinh tế Đà Nẵng khá đa dạng, bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp cho đến dịch vụ, du lịch, thương mại trong đó dịch vụ, du lịch chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của thành phố. Về thương mại, thành phố có khoảng 30 trung tâm thương mại và siêu thị với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm. Trong đó có hai chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn cùng các siêu thị lớn được mở ra như Metro, Vincom, BigC, Lotte Mart,...Không những vậy, Đà Nẵng còn là trung tâm tài chính lớn, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 văn phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm có sự đa dạng về loại hình hoạt động: 55 ngân hàng thương mại, một ngân hàng chính sách xã hội, một công ty tài chính,...

6. Tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam. Đây là tỉnh có công nghiệp kiểu mẫu, phát huy sức mạnh kinh tế dựa trên năng suất, chất lượng và năng lực đổi mới quản trị của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Bình Dương có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Đồng Anh, Nam Tân Uyên, Việt Hương,... Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Nhằm tăng cường sự thu hút đầu tư, địa phương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp ra các huyện phía Bắc của tỉnh.

7. Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Bộ Việt Nam, được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất. Bên cạnh đó, Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó trung tâm thương mại Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. Quảng Ninh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù với trữ lượng lớn và chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố khác không có được như than đá, đất sét, cao lanh tấn mài, cát thủy tinh, đá vôi,...

---

[*] Follow Facebook TopTip - Chia Sẻ Bí Kíp Học Tập, Nghề Nghiệp, Cuộc Sống Thú Vị để đọc các bài viết khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

[**] Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại TopTip để chia sẻ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại đây

Chủ Đề