Tình hình kinh tế gia đình là gì

Thông hiểu gia đình
17/7/2020

Kinh tế gia đình, lo cuộc sống tiết kiệm nhờ thông hiểu nhau!

​Không liên quan đến sự nhiều và ít trong thu nhập và tài sản, thói quen chi tiêu theo hoàn cảnh gia đình, mang đến hạnh phúc.

2894 Xem

Ngay lúc này là thời đại chi tiêu. Dịch vụ mua hàng tại nhà khiến người tiêu dùng muốn mua bởi câu văn rằng Bán cháy hàng luôn!, Giới hạn số lượng theo thứ tự., và chỉ cần động nhẹ ngón tay thì đồ vật mình mong muốn được vận chuyển, và nhiều người nghĩ rằng phải uống cà phê take out đắt hơn chi phí ăn uống thì mới trông ngầu. Thế gian cứ cám dỗ để kích động loài người phải tiêu dùng.

Dầu vậy chúng ta không thể mua hết thứ muốn có, và không thể ăn hết thứ mình muốn ăn. Mặc dù thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng nhưng không phải có thể hưởng được cuộc sống hạnh phúc. Để nhận lấy hạnh phúc là mục đích sau cùng của cuộc sống thì hãy làm việc nhà một cách chắt chiu là quan trọng hơn. Nếu xảy ra tình huống như mâu thuẫn giữa thành viên gia đình vì sự khác biệt do giá trị quan về kinh tế, nỗi khổ của cuộc sống hoặc phá sản do chi tiêu lãng phí thì gia đình hạnh phúc cũng sẽ trở nên xa rời.

Nếu thiếu đối thoại giữa gia đình hoặc một người quản lý tài chính một cách độc đoán và không công khai thì sẽ gặp tình huống ở trên. Khi gia đình cùng chia sẻ rằng tình hình tài chính gia đình là thế nào, chi tiêu tiêu dùng là bao nhiêu thì kinh tế gia đình sẽ được thuận lợi và ý thức cộng đồng giữa gia đình rằng cùng lên một thuyền cũng sẽ được vững chắc.

Phương pháp làm giảm bất hòa vợ chồng vì tiền, là đối thoại

Theo kết quả của Cổng thông tin điện tử việc làm, nơi đã thực thi điều tra dư luận với đối tượng là 178 nhân viên công ty lập gia đình, thì nguyên nhân thứ nhất trong bất hòa vợ chồng là vấn đề kinh tế [25,5%]. Lý do vợ chồng cãi nhau do tiền là vì có nhiều trường hợp khác nhau về quan niệm kinh tế, hơn là thu nhập thấp. Chẳng hạn như, nếu người chồng thích tiết kiệm nhưng người vợ thích dùng tiền thì mỗi khi trông thấy hàng hóa mới trong nhà, người chồng sẽ bất mãn còn người vợ thì cảm thấy buồn lòng vì người chồng như thế. Mỗi khi cuộc cãi vã xảy ra vì quan niệm kinh tế khác nhau, thì phải tìm ra điểm thỏa hiệp bởi nỗ lực và đối thoại nhờ tôn trọng xu hướng cá nhân và môi trường sống hơn là chê trách nhau.

Dù là người chồng hay là người vợ, người có thể quản lý một cách tiết kiệm nên là người có quyền kinh tế, nhưng dù có quyền kinh tế hoặc bởi lý do mình kiếm tiền về thì cũng không được sử dụng quyền lực. Người có quyền kinh tế phải cho người bạn đời biết nội dung chi tiết thu chi của gia đình, và nếu có việc phải chi tiêu nhiều hoặc mua vật phẩm đắt tiền thì nhất định phải trao đổi ý kiến với nhau. Sống ở đời thì đôi lúc cũng có thể phát sinh chi tiêu không thể dự đoán trước như chi phí hiếu hỉ, phí bệnh viện hoặc ngày lễ trong nhà, nên hai vợ chồng thảo luận nhau và chuẩn bị trước tiền dự phòng thì có thể dự phòng chi tiêu bất ngờ. Hơn nữa, hai người đối thoại nhau về vấn đề kinh tế một cách đầy đủ, và cố gắng tìm kiếm xem phương pháp giảm chi tiêu là gì, phần chiếm nhiều tỷ trọng nhất trong chi tiêu là gì, thì có thể đạt được hiệu quả nhất cử lưỡng tiện mà thông hiểu giữa gia đình được trôi chảy.

Lấy ví dụ mà nói chuyện với nhau về tình hình kinh tế gia đình bị khó khăn bởi sự việc bất ngờ, hoặc nói về kinh nghiệm quá khứ gặp khó khăn vì vấn đề kinh tế, thì thế nào? Trước khi đi chợ, hai vợ chồng nắm bắt giá cả các mặt hàng thì cũng có ích cho kinh tế gia đình. Vợ chồng nói chuyện với nhau về xu hướng tiền tài và tình huống chi tiêu thì tốt, nhưng một người nào đó quá mẫn cảm hoặc nếu bầu không khí căng thẳng thì hoãn lại sau cũng là tốt.

Quan niệm kinh tế của trẻ em bắt đầu từ lúc còn nhỏ

Khi con cái lên ba hay bốn tuổi thì biết rằng tiền là một phương tiện có thể mua cái gì đó. Quan niệm kinh tế của con cái phải được gieo trồng từ lúc đó. Quan niệm kinh tế có quan hệ mật thiết với tính cách. Thói quen kiềm chế và chi tiêu biết điều làm cho dễ thích ứng với hoàn cảnh, nhưng nếu có thói quen sinh hoạt lấy bằng được hết thảy mọi thứ bản thân mình muốn thì dù chỉ gặp tình huống khó khăn một chút nhưng cũng không chịu nổi. Dù bản thân mình không ăn không uống nhưng muốn làm cho con cái được hưởng cuộc sống đầy đủ và không nản chí là tấm lòng của cha mẹ. Tuy nhiên, tấm lòng thể ấy mà quá mức thì có thể ảnh hưởng xấu đến ý thức chi tiêu lành mạnh của con cái bởi sự biểu hiện lòng yêu thương bị bóp méo.

Con cái trông thấy và học theo y nguyên hành động cha mẹ làm một cách vô ý thức. Nếu cha mẹ coi trọng tiền quá mức thì con cái coi trọng tiền là thứ có giá trị nhất, và nếu con cái trông thấy hình ảnh cha mẹ phán đoán người khác theo tiền hoặc sử dụng tiền như là một vũ khí không nhìn thấy được thì con cái cũng sẽ làm theo một cách vô ý thức. Cha mẹ phải cho con cái thấy hình ảnh cha mẹ trao đổi và quyết định một cách lý trí, dạy dỗ từng bước một về những nội dung như: Tiền không phải là thứ mà cứ mở ví tiền của cha mẹ là có nhưng đó là kết quả mà cha mẹ kiếm được bởi làm việc vất vả; sự thật rằng không ai có thể có được tất cả dù là bất cứ ai; phương pháp phân biệt thứ muốn có và thứ cần thiết; chi tiêu luôn đi kèm với trách nhiệm v.v

Nếu con cái xin xỏ cái gì đó mình muốn có thì hãy hiểu biết tấm lòng mong muốn đó và làm cho con hiểu lý do tại sao không thể mua được hơn là nói không được vô điều kiện. Đồ chơi này khác nhau gì với xe ôtô đồ chơi ở nhà?, Nếu con mua cái này thì không thể mua cái khác. Hãy đối thoại với con thế này và cho thấy tấm gương thực tiễn lập nguyên tắc không mua vật phẩm khác trong mục lục đã ghi trước. Hãy nghi nhớ rằng mua sắm là một hành vi dựa theo sự cần thiết, chứ không nên trở thành một phương tiện bồi thường.

Đừng nghĩ rằng kinh tế gia đình là do cha mẹ dẫn dắt nên các con không cần biết, nhưng cả gia đình chia sẻ về nội dung đại khái là tốt. Nếu làm như thế thì con cái cũng có tầm nhìn biết suy nghĩ cho cả nhà hơn là nhu cầu của bản thân mình, và tấm lòng phụ thuộc một tập thể nào đó cũng trở nên cao với tư cách là thành viên gia đình.

Thói quen chi tiêu tiết kiệm làm cho kinh tế gia đình vững chắc

Điều chú ý khi chi tiêu là sự tiêu dùng quá mức và mua hàng ngẫu hứng. Sự tiêu dùng quá mức không phải chỉ về sự mua túi xách hàng hiệu hoặc mua xe ôtô cao cấp mà là nói về sự vượt quá giới hạn mà mình có thể chi tiêu hay là khi cần thiết thì không thể chi tiêu được do chi tiêu không cần thiết. Người thông minh biết tiêu tiền mình kiếm được một cách có giá trị. Cho đến khi có thói quen chi tiêu tiết kiệm tùy theo kinh tế gia đình, cần thiết sự nhịn nhục và nỗ lực, nhưng thông qua quá trình và kết quả đó, chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc nhỏ nhặt.

Bí quyết tiêu dùng tiết kiệm1. Viết sổ thu chi gia đìnhNếu viết sổ thu chi gia đình thì có thể nhìn tổng thể kinh tế gia đình và có thể phát hiện ra chi tiêu đã lãng phí một cách vô ích. Nếu không muốn viết vì cảm thấy khó viết và phiền toái thì nên sử dụng ứng dụng điện thoại di động dễ viết sổ thu chi gia đình cũng là phương pháp tốt.2. Sử dụng tiền mặtVì thẻ tín dụng không đập ngay vào mắt nên dễ khiến tiêu dùng quá mức. Hơn nữa, nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng thẻ thì con cái dễ hiểu lầm rằng có thể sử dụng tiền không giới hạn, nên cho thấy hình ảnh trả tiền và nhận tiền thừa là tốt về mặt giáo dục.3. Không mua dù rẻBây giờ không cần thiết nó và không có kế hoạch mua nó nhưng mua vì rẻ thì sau này sẽ hối hận. Dù có hàng mua 1 tặng 1 nhưng đừng mua ngay, và hãy suy nghĩ trước rằng nhất định cần thiết hàng ấy hay sao.4. Kiểm tra trước khi mở víHãy thử tính toán trước rằng có phương pháp mua rẻ hơn hay sao, trong nhà có đồ vật có thể thay thế hay sao, trong thời gian qua mình đã sống không bất tiện dù không có cái này mà tại sao phải mua, có thể mua được trong ngân sách đã định hay sao v.v5. Giảm thời gian và số lần mua sắmKhi đi chợ, thì phải viết trước hạng mục phải mua và chỉ mua trong hạng mục ấy rồi trở về. Nếu không có kế hoạch mua thì ít xem dịch vụ mua hàng tại nhà và ít tiếp xúc trang mua sắm, không lấy siêu thị lớn hoặc trung tâm mua sắm làm nơi chuyến đi chơi.6. Mua đồ vật đúng mức cần thiết.Vì mua số lượng lớn thì rẻ nên thấy như là hợp lí nhưng nhiều đồ vật được tích trữ thì không tiếc và sử dụng nhiều, có trường hợp bỏ vì quá hạn sử dụng nên kết quả thì có thể trở thành việc tiêu xài quá mức.7. Không theo đuổi thịnh hànhNếu mua áo theo thịnh hành thì không thể mặc lâu dài được. Khi mua áo thì hãy suy nghĩ rằng có tính ứng dựng cao bao nhiêu, và ấy là kiểu dáng hợp với mình hay sao.

Có thể dễ thấy trường hợp đánh mất người rất quan trọng vì tấm lòng tham về tiền hoặc sử dụng một cách tuỳ tiện. Tiền làm cho cuộc sống được tiện lợi hơn là sự thật khȏng còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên điều đó phải được sử dụng vì cần thiết trong khuôn khổ kinh tế gia đình chứ không được bị cai trị bởi đó. Phương pháp không bị cai trị bởi tiền là có tấm lòng tự thỏa mãn và tấm lòng cảm tạ. Dù là lương bằng cái đuôi chuột nhưng chớ phàn nàn người bạn đời, và nếu không có món ăn kèm thì hãy cảm tạ vì có thể ăn cơm, nếu không có xe hơi thì hãy cảm tạ vì có thể khỏe lên nhờ đi bộ, nhờ đó hãy làm việc nhà một cách có kế hoạch. Khi làm như thế thì hạnh phúc tràn đầy và kinh tế gia đình cũng sẽ trở thành trong xanh.

Trở lại

Bài viết liên quan

Hiệu ứng hồ Wobegon

Những người dân sống quanh khu vực hồ Wobegon gần như hoàn hảo: đàn ông

Làm Kimbap

Hồi còn nhỏ tôi rất thích ăn kimbap. Mẹ thường làm kimbap cho tôi mỗi

Ảo tưởng tập trung

Khi còn trẻ, người ta thường tin rằng có được điều mình muốn là hạnh

Video liên quan

Chủ Đề