Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất công nhân Việt Nam chỉ dừng lại

ĐỀ, ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 MÔN LICH SỬ LỚP 11

ĐỀ 1 , ĐỀ 2 , ĐỀ 3 , ĐỀ 4 , ĐỀ 5 , ĐỀ 6 , ĐỀ 7 , ĐỀ 8 , ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ
Đọc bài Lưu

SỞ GD ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA

ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, 2018-2019 Môn : Lịch sử - khối 11

Thời gian làm bài: 45 phút

[Không kể thời gian giao đề]

MÃ ĐỀ:001

SBD:.................. Lớp......................

SỞ GD ĐT QUẢNG TRỊ

TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA

ĐỀ CHÍNH THỨC

Họ và tên:...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, 2018-2019 Môn : Lịch sử - khối 11

Thời gian làm bài: 45 phút

[Không kể thời gian giao đề]

MÃ ĐỀ:001

SBD:.................. Lớp......................

[Thí sinh ghi mã đề vào tờ giấy làm bài cạnh phía phải chữ bài làm]

Câu 1: Điểm khác biệt của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất so với trước chiến tranh là gì?

A. Kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với bạo động vũ trang.

C. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bãi công biểu tình.

D. Kết hợp đấu tranh kinh tế với bạo động vũ trang.

Câu 2: Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Học sinh, sinh viên. B. Chủ các hãng buôn.

C. Nhà báo, nhà giáo. D. Tiểu thương, tiểu chủ.

Câu 3: Từ phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, bài học được rút ra cho cách mạng Việt Nam lúc này là gì?

A. Cần có một hệ tư tưởng mới và giai cấp tiên tiến lãnh đạo.

B. Cần một tổ chức và đường lối đúng đắn lãnh đạo.

C. Cần có một lãnh đạo tài giỏi.

D. Cần đoàn kết trong chiến đấu.

Câu 4: Tác động tích cực của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến nền kinh tế Việt Nam là

A. góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.

B. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa .

C. du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

D. thay đổi tính chất nền kinh tế Việt Nam.

Câu 5: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp không đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông nào?

A. Đường hàng không. B. Đường sắt. C. Đường thủy. D. Đường bộ.

Câu 6: Trong chính sách khai thác lần thứ nhất, Pháp chú trọng vào ngành

A. công nghiệp nặng. B. công nghiệp nhẹ.

C. công nghiệp chế biến. D. khai thác mỏ.

Câu 7: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, thành phần nào dưới đây vẫn chưa thực sự trở thành giai cấp?

A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Địa chủ. D. Nông dân.

Câu 8: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào?

A. Cải cách Minh Trị 1868. B. Cách mạng Tân Hợi 1911.

C. Cải cách ở Xiêm 1868. D. Duy Tân Mậu Tuất 1898.

Câu 9: Mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. nhằm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.

B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.

C. nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân vùng Yên Thế.

D. nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương.

Câu 10: Vì sao Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước?

A. Nhờ các nước phương tây giúp đỡ.

B. Muốn tìm hiểu cách mạng các nước phương Tây.

C. Tìm cách liên lạc với những người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài.

D. Muốn chiến thắng được kẻ thù thì phải thật hiểu rõ kẻ thù của mình.

Câu 11: Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nào ở nước ta bị giảm sút nghiêm trọng?

A. Công nghiệp nhẹ. B. Nông nghiệp trồng cây công nghiệp.

C. Công nghiệp nặng. D. Nông nghiệp trồng lúa.

Câu 12: Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được đánh giá là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Có lãnh đạo tài giỏi, lực lượng tham gia đông đảo.

B. Gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.

C. Có căn cứ rộng lớn, lực lượng tham gia đông đảo.

D. Có lãnh đạo tài giỏi, đúc được súng trường theo kiểu của Pháp, gây cho Pháp những tổn thất nặng nề.

Câu 13: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tập trung vào

A. phát triển nông nghiệp, công nghiệp và quân sự.

B. cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, thu thuế và giao thông vận tải.

C. phát triển kinh tế nông nghiệp và công thương nghiệp.

D. phát triển ngoại thương, quân sự và giao thông.

Câu 14: Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành quyết định dừng chân ở nước nào để hoạt động cách mạng?

A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Mĩ.

Câu 15: Yếu tố nào sau đây không phải lý do khiến Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập dân tộc?

A. Sau cuộc Duy Tân Minh trị [1868], Nhật Bản trở thành một nước tư bản hùng mạnh.

B. Chính phủ Nhật Bản cam kết giúp đỡ phong trào độc lập dân tộc của Việt Nam.

C. Nhật Bản là một nước ở châu Á đồng văn, đồng chủng với Việt Nam.

D. Nhật Bản đã từng đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.

Câu 16: Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, công nhân Việt Nam chỉ dừng lại ở đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế?

A. Vì số lượng còn ít do mới ra đời.

B. Vì chưa được giác ngộ lý luận cách mạng.

C. Vì đời sống vật chất còn thiếu thốn.

D. Vì bị sự quản lý chặt chẽ của thực dân Pháp.

Câu 17: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?

A. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình, đứng đầu là vua Hàm Nghi.

B. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.

C. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp gây ra cho dân tộc ta.

D. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến.

Câu 18: Cây cầu nào ở Huế được Pháp xây dựng từ trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Bạch Hổ. B. Phú Cam. C. Tràng Tiền. D. Gia Hội.

Câu 19: Khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta ?

A. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.

C. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.

D. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương là gì?

A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.

C. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.

D. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ.

Câu 21: Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Hương Khê.

C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Ba Đình.

Câu 22: Chỗ dựa quan trọng nhất của thực dân Pháp trong quá trình thống trị nước ta là

A. công nhân. B. tư sản.

C. nông dân. D. địa chủ phong kiến.

Câu 23: Đâu không phải là nguyên nhân để Pháp đẩy mạnh trồng cây cao su ở nước ta?

A. Vì nhu cầu của thị trường thế giới cao.

B. Vì đem lại nguồn siêu lợi nhuận lớn cho Pháp.

C. Vì phù hợp với khí hậu nước ta .

D. Vì phục vụ cho các ngành kinh tế khác ở thuộc địa .

Câu 24: So với khởi nghĩa nông dân Yên Thế thì phong trào Cần vương

A. có thời gian diễn ra ngắn hơn. B. thời gian kết thúc sớm hơn.

C. có thời gian diễn ra bằng nhau. D. có thời gian diễn ra dài hơn.

Câu 25: Vì sao thực dân Pháp không chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?

A. Pháp không đủ điều kiện khoa học kỷ thuật.

B. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác.

C. Vì nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng.

D. Vì đây là ngành có vốn đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để thu lại lợi nhuận.

Câu 26: Bút hiệu Sào Nam là của ai?

A. Phan Châu Trinh. B. Vua Hàm Nghi.

C. Phan Bội Châu. D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 27: Phong trào đấu tranh quyết liệt của quần chúng vượt qua khuôn khổ ôn hòa chịu ảnh hưởng của cuộc vận động Duy Tân là

A. phong trào đấu tranh của binh lính người Việt .

B. cuộc vận động cắt tóc ngắn, mặc quần áo ngắn .

C. phong trào chống thuế ở Trung Kì.

D. vụ đầu độc binh linh Pháp ở Hà Nội.

Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ nhất của phong trào Cần vương?

A. Diễn ra sôi nổi, liên tục trên phạm vi rộng lớn

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết

C. Phong trào quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn, phát triển theo chiều sâu

D. Thu hút nhiều thành phần, tầng lớp tham gia.

Câu 29: Mục đích hoạt động của Duy Tân hội là

A. đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến giành độc lập dân tộc.

B. đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

C. đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục lại chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam

D. đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc việt Nam.

Câu 30: Lãnh đạo khởi nghĩa Hương Khê là ai?

A. Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng. B. Nguyễn Thiện Thuật và Đinh Công Tráng.

C. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. D. Hoàng Hoa Thám và Phan Đình Phùng.

Câu 31: Tổ chức hoặc phong trào nào sau đây không gắn liền với tên tuổi của Phan Châu Trinh?

A. Vận động cải cách trang phục, lối sống. B. Chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.

C. Việt Nam Quang phục hội. D. Phong trào chống thuế ở Trung kì.

Câu 32: Vì sao dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã tạo ra điều kiện mới bên trong cho cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng mới?

A. Vì làm cho kinh tế Việt Nam kiệt quệ.

B. Vì làm kinh tế Việt Nam phát triển hơn trước.

C. Vì đã tạo ra những chuyển biến mới về kinh tế - xã hội.

D. Vì đã du nhập phương thức sản xuất tiến bộ vào nước ta.

Câu 33: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam bị bần cùng hóa cao độ?

A. Công nhân. B. Tư sản. C. Nông dân. D. Tiểu tư sản.

Câu 34: Khác với tầng lớp tư sản dân tộc, tầng lớp tiểu tư sản có

A. Hợp tác chặt chẽ với thực dân Pháp. B. thái độ cách mạng thiếu triệt để .

C. ý thức dân tộc cao. D. không kiên định, dễ thỏa hiệp.

Câu 35: Trước khi Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại những giai cấp cơ bản nào?

A. Nông dân, địa chủ phong kiến. B. Nông dân, công nhân.

C. Nông dân, tư sản. D. Công nhân, tiểu tư sản.

Câu 36: Điểm khác nhau cơ bản trong hoạt động cách mạng của Phan Châu Trinh so với Phan Bội Châu là

A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. chủ trương thiết lập một chính thể mới ở nước ta .

C. chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.

D. chủ trương cầu viện bên ngoài.

Câu 37: Trong giai đoạn từ năm 1858 đến năm 1888 phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?

A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.

C. Nguyễn Đức Nhuận và Đoàn Doãn Địch. D. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 38: Tên tuổi của Nguyễn Hữu Thu gắn liền với giai cấp tầng lớp nào của xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Giai cấp công nhân. B. Tầng lớp tiểu tư sản thành thị.

C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tư sản dân tộc.

Câu 39: Vì sao trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp nới lỏng độc quyền, tạo điều kiện cho tư sản người Việt tự do kinh doanh?

A. Vì muốn mua chuộc tư sản người Việt.

B. Vì Pháp gặp khó khăn khi nhập khẩu hàng hóa vào nước ta.

C. Vì nhu cầu tiêu dùng của thuộc địa tăng cao.

D. Vì muốn thông qua đó để đánh thuế.

Câu 40: Đặc điểm của phong trào Cần vương

A. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.

B. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.

C. là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

D. là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.

-- Hết--

[Thí sinh không được sử dụng bất kì tài liệu nào]

Thí sinh

[Ký, ghi họ tên]

Giám thị 1

[Ký, ghi họ tên]

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 68 trong 21 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ Đề